Thứ năm 22/05/2025 10:13
Hotline: 024.355.63.010
Khát vọng Việt Nam

Hành trình gây dựng cơ ngơi nghìn tỷ của doanh nhân Bùi Đức Thịnh

28/03/2021 17:49
Trưởng thành từ một người lính thuộc binh chủng tên lửa, ông Bùi Đức Thịnh xuất ngũ năm 1974, bắt đầu hoạt động đoàn thể rồi tham gia công tác chính trị ở Nam Định. Đến năm 1988, đúng vào thời điểm đất nước vừa bắt đầu đổi mới, ông được nhận một nhiệ

Doanh nhân Bùi Đức Thịnh
Doanh nhân Bùi Đức Thịnh. (Ảnh: Internet)

Doanh nhân Bùi Đức Thịnh sinh ngày 8/9/1947 tại Nam Hà, Nam Định. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân ngành kinh tế nhưng lại dành phần lớn thời gian tuổi trẻ trong quân ngũ. Trưởng thành từ một người lính thuộc binh chủng tên lửa, ông xuất ngũ năm 1974 và bắt đầu hoạt động đoàn thể rồi tham gia công tác chính trị ở quê nhà.

Đến năm 1988 cũng là thời điểm đất nước vừa bắt đầu đổi mới, ông được nhận một nhiệm vụ quan trọng là thành lập và quản lý xí nghiệp may 1-7, tiền thân của May Sông Hồng. Tình trạng những ngày đầu của công ty May Sông Hồng quả thực rất nan giải khi 'xuất thân" là một doanh nghiệp Nhà nước với chỉ có mấy chục chiếc máy may đạp chân, chẳng đồng vốn dự trữ.

Chủ tịch Bùi Đức Thịnh và những người đồng nghiệp khác đã phải gây dựng cơ ngơi nghìn tỷ như ngày hôm này từ con số 0 tròn trĩnh. Không vốn, không đất đai để xây dựng nhà xưởng, không công nghệ, thiếu cả nhân lực và thị trường.

Với tinh thần quyết tâm của một "doanh nhân xuất thân từ người lính", ông Đức Thịnh đã tìm được một tia hy vọng nhỏ nhoi giúp May Sông Hồng vượt qua nghịch cảnh. Giữa cảnh nhà xưởng để không trong sự bế tắc trầm trọng của đội ngũ lãnh đạo, cơ may đã giúp ông Thịnh gặp được một doanh nhân đứng tuổi người Đài Loan tên Jimmy Fu, người đã có công đưa ông Thịnh sang Hong Kong, Đài Loan, Thẩm Quyến để tìm hiểu thiết bị, công nghệ và nguyên liệu ngành may.

Tại nơi xứ người, bí mật về việc sản xuất chăn đệm - lớp vỏ bọc khiến các doanh nhân nước ngoài thu lợi khủng khiếp ở thị trường Việt Nam đã được hé lộ và từ đó định hướng cho May Sông Hồng vượt khó đã được ông Thịnh quyết định.

Những năm 97, 98 là thời điểm cả nước chỉ có 6, 7 xưởng sản xuất bông, chủ yếu là của nước ngoài. Không chấp nhận thua kém, dù bị đối tác bội ước, ông Bùi Đức Thịnh và ban lãnh đạo công ty vẫn kiên quyết thành lập xưởng sản xuất bông đầu tiên do người Việt làm chủ. Chiếc chăn đầu tiên của Sông Hồng ra mắt vào mùa Đông năm 2001, mang theo những khát vọng lớn lao của doanh nhân Việt.

Với quy mô ban đầu chỉ có 3 xưởng may cùng 1500 công nhân, chỉ sau 3 năm sản xuất, May Sông Hồng đã phát triển thành 6 xưởng may, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 3600 người. Chiến lược tập trung đầu tư đúng chuyên ngành may mặc xuất khẩu, chăn ga gối đệm cùng với uy tín lâu năm, được tin dùng trên toàn quốc và nhiều nước trên thế giới, chính là đòn bẩy để May Sông Hồng phát triển vững chắc.

Hậu cổ phần hóa, số xưởng may và công nhân dần tăng theo cấp số nhân và tính tới thời điểm hiện tại, May Sông Hồng đã cán mốc 11.000 công nhân viên với 18 xưởng may. Sau hơn 30 năm phát triển và đổi mới không ngừng, từ một doanh nghiệp nhỏ bé, May Sông Hồng đã trở thành một đế chế hùng hậu.

Bên cạnh những sản phẩm chăn ga gối đệm sản xuất nội địa với chất lượng cao, giá thành hợp lý, May Sông Hồng còn là đối tác chiến lược của nhiều thương hiệu quốc tế lớn như Nike, Calvin Klein, Tommy Hilfiger, DKNY, Bugatti…

Về xuất khẩu, theo ông Thịnh, thế mạnh chủ lực của công ty là hàng may mặc thời trang xuất khẩu. Ngoài ra, các nhãn hàng chăn, ga, gối, đệm vốn phục vụ thị trường nội địa từ những năm 90 đến nay cũng đã vươn ra quốc tế. Nhiều mặt hàng chất lượng cao của May Sông Hồng hiện được xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Canada, Mexico và các nước Trung Đông.

Thống kê từ Công ty CP may Sông Hồng, trung bình mỗi năm, công ty phải vận chuyển 3.500 container với 7.300 chuyến xe ô tô, tương ứng với 120.000 tấn hàng hoá và với số lượng chứng từ phải xử lý hàng năm khoảng hơn 10.000 bộ.

Năm 2018 là dấu mốc kỷ niệm 30 năm thành lập, cũng là thời điểm May Sông Hồng chuẩn bị lên sàn HOSE.

Cũng nhờ tăng cường hoạt động xuất khẩu mà trong những năm qua, May Sông Hồng luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2017, công ty ghi nhận doanh thu 3.280 tỷ đồng; đến năm 2018 đạt 3.950 tỷ đồng và năm 2019 đạt 4.400 tỷ đồng. Về xuất khẩu hàng hoá, hiện tại công ty đang sản xuất các mặt hàng may mặc theo phương thức (FOB) tức là mua nguyên liệu, bán thành phẩm trực tiếp sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước châu Âu.

Trong năm 2020 khi dịch COVID-19 càn quét, doanh thu May Sông Hồng phải chứng kiến sự sụt giảm đáng tiếc nhưng doanh nhân Bùi Đức Thịnh và ban lãnh đạo đã sớm có những định hướng trong năm mới giúp công ty vượt qua nghịch cảnh. Cụ thể trong năm 2021, doanh nghiệp dự kiến tăng giá trị đơn hàng của Walmart lên 10 triệu USD, so với 2 triệu USD của năm 2020. Nhà máy SH10 cũng sẽ gia tăng công suất lên 35% trong năm 2021.

TH

Tin bài khác
Green Power: Bước đột phá với dự án Nhà máy tái chế tấm pin năng lượng mặt trời NIKOLA I

Green Power: Bước đột phá với dự án Nhà máy tái chế tấm pin năng lượng mặt trời NIKOLA I

Dự án Nhà máy đầu tiên tại Việt Nam tái chế tấm pin năng lượng mặt trời NIKOLA I, thuộc Công ty cổ phần Năng lượng xanh Việt Nam và toàn cầu (Green Power) do ông Ni Ko La sáng lập, dự kiến đặt tại tỉnh Khánh Hòa hoặc Ninh Thuận, Việt Nam.
Tập đoàn Đèo Cả: Từ "Vua" đào hầm đến “Vua" cao tốc

Tập đoàn Đèo Cả: Từ "Vua" đào hầm đến “Vua" cao tốc

Nhìn vào Tập đoàn Đèo Cả, người ta chỉ thấy một doanh nghiệp đường bộ ngày càng lớn mạnh, nhưng làm nên thương hiệu 40 năm, “vua đào hầm” đã phải hát “khúc tráng ca” khát vọng trên từng cung đường.
Công nghiệp văn hóa tạo đà cho phát triển kinh tế

Công nghiệp văn hóa tạo đà cho phát triển kinh tế

Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam tầm nhìn 2030 của Thủ tướng Chính phủ xem công nghiệp văn hóa là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, một ngành công nghiệp mũi nhọn đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
Máy tính Thánh Gióng - sức mạnh "Phù Đổng" của máy tính thuần Việt

Máy tính Thánh Gióng - sức mạnh "Phù Đổng" của máy tính thuần Việt

“Liên tục cải tiến chính sản phẩm của mình hướng tới mục tiêu đưa “sản phẩm tử tế” tới khách hàng thông qua thông điệp “Make in Vietnam” như hôm nay. Thánh Gióng quyết tâm trở thành một Thương hiệu Quốc gia của Việt Nam”, ông Lại Hoàng Dương, Giám đốc R&D - Công ty CP Truyền thông và Máy tính Thánh Gióng chia sẻ nhân ngày đầu năm mới xuân Ất Tỵ.
Green Power - mang dấu ấn xanh đến với cộng đồng

Green Power - mang dấu ấn xanh đến với cộng đồng

Năng lượng tái tạo và vật liệu bán dẫn đang là xu thế của hiện tại và tương lai, Công ty Vietnam and Global Power JSC (Green Power) đang trên hành trình chinh phục thị trường. Anh Ni Ko La - CEO Green Power tin rằng, việc ứng dụng năng lượng tái tạo bù đắp nguồn điện năng thiếu hụt và đáp ứng yêu cầu khắt khe của COP 26 trong những năm tiếp theo là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp.
Thạc sĩ Phạm Thị Lý: Người truyền ngọn lửa đam mê cho ngành nông nghiệp

Thạc sĩ Phạm Thị Lý: Người truyền ngọn lửa đam mê cho ngành nông nghiệp

Trong thành công rực rỡ của ngành nông nghiệp Việt Nam, có sự đóng góp âm thầm của nhà khoa học Phạm Thị Lý. Tuy nhiên, bà chỉ nhận mình là bạn đồng hành chân thành của nông dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã nghiên cứu và sáng tạo không ngừng.
Bác sĩ CKII Bùi Tiến Hùng: Kết quả tốt và an toàn cho từng ca mổ là cái đích của tôi

Bác sĩ CKII Bùi Tiến Hùng: Kết quả tốt và an toàn cho từng ca mổ là cái đích của tôi

Mới đây, giải thưởng AWARD 5.000 cao quý trong điều trị tật khúc xạ bằng phẫu thuật Phakic ICL đã được trao cho bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Tiến Hùng (Hội Nhãn khoa Việt Nam).
Hành trình đưa những giá trị thảo dược đến với người tiêu dùng của nữ doanh nhân 9X xứ Nghệ

Hành trình đưa những giá trị thảo dược đến với người tiêu dùng của nữ doanh nhân 9X xứ Nghệ

Dựa vào công dụng của các loài thảo dược, cô gái xứ Nghệ thế hệ 9X Trần Thị Vui đã khởi nghiệp và trở thành Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui. Hiện, 4 dòng sản phẩm thảo dược của nữ doanh nhân Vui đã được người tiêu dùng đón nhận.
Doanh nhân Trần Bá Phúc: Ông Việt kiều nổi tiếng chuyện … “hàng tổng”

Doanh nhân Trần Bá Phúc: Ông Việt kiều nổi tiếng chuyện … “hàng tổng”

Ông nói rằng có những người rời Việt Nam 5 năm, 10 năm, 20 năm, và thậm chí 30, 40 năm nhưng “không ai đem trái tim Việt Nam ra khỏi lồng ngực của họ”. Và ông cũng vậy, gần nửa thế kỷ qua chưa bao giờ thôi nghĩ về cội nguồn, về xứ sở Việt Nam.
Doanh nhân Nguyễn Phùng Phong: Người có trí tuệ là người phải biết đứng trên vấn đề của mình

Doanh nhân Nguyễn Phùng Phong: Người có trí tuệ là người phải biết đứng trên vấn đề của mình

“Khát vọng của tôi là đào tạo ra những con người có đức, có tài, từ đó tạo nên những công dân tốt đẹp cho đất nước”, đó là những chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Phùng Phong - Công ty CP Đào tạo Tâm Trí Lực nhân ngày đầu Xuân năm mới Giáp Thìn.
Nữ doanh nhân Trần Đông Phương và tham vọng dẫn đầu trên thị trường hướng nghiệp

Nữ doanh nhân Trần Đông Phương và tham vọng dẫn đầu trên thị trường hướng nghiệp

Thị trường hướng nghiệp toàn cầu trị giá hàng chục tỷ USD nhưng đang thiếu mô hình trải nghiệm. Khi triển khai mô hình hướng nghiệp “đi làm rồi mới chọn nghề”, bà Trần Đông Phương nắm lấy cơ hội tiên phong nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức.
RePlus – Doanh nghiệp Việt mang văn phòng ảo ra sân chơi thế giới

RePlus – Doanh nghiệp Việt mang văn phòng ảo ra sân chơi thế giới

Vũ Thị Ngọc Phượng – TGĐ Công ty CP Replus tin rằng Văn phòng ảo chính là chìa khoá “gỡ nút thắt” khó khăn ban đầu cho các doanh nghiệp dám mạnh dạn bước chân ra khỏi vùng an toàn và xây dựng khát vọng về hình ảnh Việt Nam toàn cầu.
Dược phẩm Vimos - hành trình 12 năm xây dựng thương hiệu

Dược phẩm Vimos - hành trình 12 năm xây dựng thương hiệu

Công ty Cổ phần Việt Mông Cổ (Dược phẩm Vimos) mang sứ mệnh là cầu nối văn hóa truyền thống giữa người dân hai quốc gia Việt Nam – Mông Cổ. Sau 12 năm thành lập, Dược phẩm Vimos đã có hệ thống nhận diện thương hiệu phủ khắp 3 miền đất nước.
Doanh nhân xứ Nghệ Hoàng Văn Ngoạn - Người kiến tạo thương hiệu Vilaconic

Doanh nhân xứ Nghệ Hoàng Văn Ngoạn - Người kiến tạo thương hiệu Vilaconic

Trên thương trường đầy cạm bẫy và khốc liệt, bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư để phát triển bền vững, doanh nhân xứ Nghệ Hoàng Văn Ngoạn đã kiến tạo thương hiệu Vilaconic từ Tâm - Trí – Tín – Tầm. ..
Phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa khát vọng khởi nghiệp sáng tạo

Phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa khát vọng khởi nghiệp sáng tạo

Chiều ngày 25/8, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn đàn “Báo chí với khởi nghiệp sáng tạo” và giới thiệu tập sách “Quảng Nam - Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp".
Đọc nhiều