
Hàn Quốc: Kim ngạch nhập khẩu cà phê tăng cao trong năm 2022
Theo số liệu thống kê mới công bố ngày 2022 cho thấy lượng nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ tháng 1-11/2022 đã tăng hơn 45% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, giá trị nhập khẩu cà phê của nước này đạt 1,19 tỷ USD trong 11 tháng của năm 2022, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là lần đầu tiên kim ngạch nhập khẩu cà phê hằng năm của Hàn Quốc vượt 1 tỷ USD, tăng 16,7 lần so với thời điểm 20 năm trước.
Tính về khối lượng, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc trong 11 tháng của năm 2022 đạt khoảng 187.790 tấn, tăng so với mức 171.990 tấn của một năm trước đó. Nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc đã tăng ổn định kể từ năm 2018 do ngày càng nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng và sử dụng thường xuyên đồ uống này.
Với việc tiêu thụ cà phê tăng mạnh ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, số lượng cửa hàng cà phê ở Hàn Quốc cũng tăng lên nhanh chóng. Số liệu thống kê cho biết tính đến cuối tháng 12/2022, số cửa hàng cà phê và đồ uống trên toàn quốc là 99.000, tăng 17,4% so với một năm trước đó và là mức cao nhất từ trước đến nay.

So với bốn năm trước, con số cửa hàng cà phê ở Hàn Quốc đã tăng 102,1%, tương đương 50.000 cửa hàng, cao hơn nhiều so với mức tăng 80,9% ở các nước phương Tây, 76,4% đối với Nhật Bản.
Nhìn vào kim ngạch nhập khẩu cà phê theo quốc gia, năm 2022, Thụy Sỹ có thị phần lớn nhất với 130,12 triệu USD, tiếp theo là Colombia với 128,15 triệu USD, Brazil đạt 115,68 triệu USD, Mỹ đạt 112,17 triệu USD, Ethiopia đạt 75,65 triệu USD. Việt Nam đứng thứ 6 với kim ngạch 62,28 triệu USD.
Các thương hiệu café phổ biến ở Hàn Quốc phải kể đến là Starbucks, Ediya Coffee, Twosome Place, MegaMGC Coffee. Đối với trường hợp của Starbucks Hàn Quốc, kể từ khi thương hiệu này mở cửa hàng đầu tiên ở Đại học Nữ sinh Ewha vào năm 1999, đến nay, hãng này đã có 1.639 cửa hàng tại Hàn Quốc.
Có thể thấy cà phê ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc, đây cũng là cơ hội mở cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến sâu vào nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới.
Ngọc Phi (tổng hợp)
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: VINASME cùng doanh nghiệp tiến bước
- Tưng bừng không khí trước giờ khai mạc Đại hội IV - Hiệp hội DN NVV VN
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
Cùng chuyên mục


Cổ phiếu của First Republic tăng lên khi cuộc khủng hoảng tài chính đang ổn định dần

Bill Ackman kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang ngừng tăng lãi suất vì cuộc khủng hoảng ngân hàng vẫn chưa kết thúc

Elon Musk kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang đảo ngược hướng đi trong cuộc chiến chống lạm phát

Khi 'bong bóng mọi thứ' vỡ tung, nhà đầu tư Jeremy Grantham dự đoán S&P 500 sẽ giảm 50%

Suy thoái kinh tế có nhiều khả năng xảy ra, các nhà giao dịch nên tránh mạo hiểm
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?