Thứ bảy 16/11/2024 07:33
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Hạn chế rủi ro từ ví điện tử và mobile money

12/10/2020 00:00
Trao đổi với DĐDN, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính cho rằng cần có những biện pháp pháp lý kết hợp cùng công nghệ để hạn chế những rủi ro từ ví điện tử và mobile money.

Theo ông, đâu là rủi ro lớn nhất đối với người dùng khi sử dụng ví điện tử?

Hiện người dùng sử dụng một ví điện tử do nhà phát hành cung cấp bắt buộc phải có liên kết với tài khoản ngân hàng. Theo đó, người dùng phải chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang ví để tránh rủi ro rửa tiền. Khi đó, khách hàng dùng ví để thanh toán mua hàng hóa.

Tuy nhiên, có một rủi ro đối với lượng tiền tồn đọng trong ví khách hàng. Nhà phát hành có thể sử dụng tiền trong ví điện tử của khách hàng để đầu tư vào tài sản rủi ro như: ban ngày để đầu tư chứng khoán, đầu tư ban đêm, hoặc đầu tư dài hạn. Đây là rủi ro rất lớn, bởi khi đầu tư, nhà phát hành có thể mất khoản tiền của mình dẫn đến số tiền trong ví khách hàng mất theo, thiệt hại lớn cho khách hàng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Do vậy, cần một cơ chế, công nghệ thông tin để quản lý số tiền còn dư trong ví khách hàng.

- Vậy theo ông, cần một cơ chế giám sát như thế nào để tránh việc nhà phát hành dùng số tiền trong ví để đầu tư?

Có rất nhiều cách, thứ nhất có thể sử dụng hệ thống báo động, khi có giao dịch bất thường từ ví người dùng, NHNN phải có động thái can thiệp. Thứ hai, cần có chương trình chặn số tiền trong ví khách không bị lấy ra phục vụ mục đích khác. Trong trường hợp đó, phần mềm ví điện tử của nhà phát hành cần có danh sách các nhà cung cấp hàng hóa, khi đó nếu xuất phát giao dịch đến các nhà cung cấp nằm ngoài danh sách, giao dịch đó sẽ bị chặn.

Cần có một cơ chế quản lý để đảm bảo lúc nào tiền cũng ở trong ví khách hàng để chờ thanh toán. Nếu không làm được điều đó, mà chỉ dựa vào báo cáo của các ví điện tử, thì tất cả chỉ đơn thuần là những báo cáo giấy, trong khi rất thể tiền không còn trong ví của khách hàng.

Và nếu chỉ kiểm tra mỗi tuần một lần, hay mỗi tháng một lần thì các nhà phát hành có thể sử dụng số tiền sai mục đích.

Về quy định pháp lý, cần quy định bắt buộc các nhà phát hành ví điện tử phải để số tiền trong tài khoản và không sử dụng vào mục đích nào khác. Trong trường hợp vi phạm thì tùy vào mức độ vi phạm có thể phạt hành chính, thậm chí rút lại giấy phép ví điện tử.

Ngoài ra, một trong những vấn đề quan trọng, đó là ai là cơ quan quản lý? Cần phải định danh rõ, những cơ quan đó phải có trách nhiệm quản lý, nếu quản lý lỏng lẻo phải bị quy trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ.

- Với mobile money, mức độ rủi ro còn lớn hơn so với ví điện tử, thưa ông?

Tôi cho rằng, mobile money có mức độ rủi ro lớn hơn ví điện tử. Theo tôi được biết, 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT, MobiFone đang chuẩn bị để triển khai mobile money khi được cho phép.

Theo tôi hiểu, mobile money có thể được gửi trực tiếp, kể cả tiền mặt cho nhà mạng mà không phải thông qua hệ thống ngân hàng như ví điện tử. Nếu trong trường hợp người dân có thể gửi tiền trực tiếp qua nhà mạng sẽ có rủi ro rửa tiền xuất hiện. Dĩ nhiên, Việt Nam sẽ phải quy định số tiền tối đa có trong ví di động của khách hàng.

Bên cạnh đó, ai quản lý số tiền đó? Trong trường hợp với ví điện tử, số tiền nằm trong tài khoản ngân hàng và ngân hàng có thể kiểm soát được. Còn những nhà mạng phát hành mobile money, doanh nghiệp có thể giữ ở bất kỳ đâu, kể cả tiền mặt. Chính vì thế, cần có một sự kiểm soát.

Ngoài ra, nếu cho những doanh nghiệp viễn thông phát hành mobile money, tức là trao cho họ một chức năng tạo tiền. Hiện tại, NHNN đang có chức năng cung tiền ra thị trường và quản lý. Việc cho nhà mạng tạo tiền thì ai sẽ quản lý? Nếu không có cơ chế quản lý việc này, sẽ làm thay đổi cung tiền trên quốc gia.

Bài học cách đây mấy năm đã cho thấy, nhiều người có thể lợi dụng kẽ hở để đánh bạc bằng thẻ cào điện thoại. Mobile money cũng tương tự như vậy nếu không có sự quản lý.

Thực chất, mobile money là một cách làm tốt giúp người dân không có tài khoản ngân hàng, có thể mở các tài khoản nhỏ di động để từ đó thanh toán thay thế tiền mặt, đây là mặt tích cực, nhưng phải làm sao để quản lý được?

Ở Mỹ, không có chuyện các nhà mạng có thể phát hành các loại tiền như mobile money.

- Theo ông, cần có giải pháp gì để quản lý rủi ro từ mobile money?

Như đã nói ở trên, rủi ro với mobile money còn lớn hơn ví điện tử, vì vậy tôi đề xuất nên triển khai ví điện tử hơn là mobile money. Ví điện tử dù sao có cơ chế để kiểm soát, không ảnh hưởng đến cung tiền, đến chính sách tiền tệ.

Trường hợp vẫn thí điểm mobile money thì cần định danh, xác thực khách hàng để thực hiện các giao dịch giả mạo, gian lận. Ngoài ra, phải có quy định để đảm bảo các doanh nghiêp viễn thông tuân thủ nghiêm nguyên tắc 1:1 để không làm phát sinh lượng tiền tệ, gây khó cho công tác điều hành chính sách tiền tệ.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Long

Tin bài khác
Vĩnh Phúc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua hỗ trợ tín dụng

Vĩnh Phúc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua hỗ trợ tín dụng

Đối mặt khó khăn kinh tế, Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng ưu đãi, giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ổn định.
Tăng trưởng tín dụng khả quan, kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Tăng trưởng tín dụng khả quan, kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Tín dụng ngân hàng tăng trưởng mạnh, đặc biệt trong vay mua nhà và tiêu dùng, mở ra cơ hội vàng cho người vay và thúc đẩy phục hồi kinh tế cuối năm 2024.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Tín dụng xanh là nhiệm vụ rất trọng tâm của ngành

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Tín dụng xanh là nhiệm vụ rất trọng tâm của ngành

Chia sẻ tại Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết: “Phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh vẫn là một nhiệm vụ rất trọng tâm của ngành Ngân hàng trong thời gian tới”.
Lãi suất ngân hàng 15/11: “Đua nhau” tăng ở các kỳ hạn tiết kiệm

Lãi suất ngân hàng 15/11: “Đua nhau” tăng ở các kỳ hạn tiết kiệm

Lãi suất ngân hàng ngày hôm nay 15/11/2024 tiếp tục tăng mạnh, ngân hàng "đua nhau" điều chỉnh mức lãi suất các kỳ hạn gửi tiết kiệm, thu hút nhà đầu tư.
Ngân hàng nào có tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD?

Ngân hàng nào có tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD?

Ngân hàng BIDV lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD tổng tài sản, dẫn đầu ngành ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng tư nhân như MB và Techcombank cũng tăng trưởng.
Eximbank muốn “dời đô” từ TP.HCM ra Hà Nội đặt trụ sở ở Gelex Tower!

Eximbank muốn “dời đô” từ TP.HCM ra Hà Nội đặt trụ sở ở Gelex Tower!

Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào 28/11 để xem xét chuyển trụ sở chính từ TP.HCM ra Gelex Tower, Hà Nội, trong chiến lược tái cấu trúc ngân hàng.
Yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 12

Yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 12

Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện phương án xử lý ngân hàng SCB trong tháng 12, đảm bảo an toàn tài chính và bảo vệ quyền lợi người dân.
Lãi suất ngân hàng 14/11: Ngân hàng nào bất ngờ điều chỉnh lãi suất?

Lãi suất ngân hàng 14/11: Ngân hàng nào bất ngờ điều chỉnh lãi suất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/11, Ngân hàng Việt Á bất ngờ tăng mạnh lãi suất, gia nhập "câu lạc bộ" lãi suất 6%, các ngân hàng khác cũng có điều chỉnh đáng kể.
PVcomBank "chìm" trong 11.000 tỷ lãi phải thu từ PVN, nguy cơ nợ xấu tăng mạnh

PVcomBank "chìm" trong 11.000 tỷ lãi phải thu từ PVN, nguy cơ nợ xấu tăng mạnh

Khoản lãi phải thu gần 11.000 tỷ đồng từ PVN và các công ty con đang đe dọa nghiêm trọng chất lượng tài sản và lợi nhuận của PVcomBank, khi nợ xấu gia tăng.
Lãi suất ngân hàng 13/11: Các “ông lớn” tiếp tục điều chỉnh

Lãi suất ngân hàng 13/11: Các “ông lớn” tiếp tục điều chỉnh

Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/11 tăng mạnh, với các ngân hàng lớn như: Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV điều chỉnh mức lãi suất tiết kiệm cao nhất.
Vĩnh Phúc: Hơn 56.400 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Vĩnh Phúc: Hơn 56.400 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Tính đến tháng 10/2024, Vĩnh Phúc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nợ cho vay đạt 138,5 nghìn tỷ đồng, hơn 3.200 doanh nghiệp vay 56.400 tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường cải thiện mạnh mẽ, lãi suất ngân hàng giảm đáng kể

Thanh khoản thị trường cải thiện mạnh mẽ, lãi suất ngân hàng giảm đáng kể

Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng hơn 50 nghìn tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO), giúp cải thiện thanh khoản và hạ nhiệt lãi suất.
Ngân hàng SHB hỗ trợ DNNVV với gói tín dụng 16.000 tỷ đồng cuối năm

Ngân hàng SHB hỗ trợ DNNVV với gói tín dụng 16.000 tỷ đồng cuối năm

Cuối năm, SHB triển khai gói tín dụng ưu đãi 16.000 tỷ đồng, hỗ trợ DNNVV mở rộng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu vốn lưu động dịp Tết Nguyên đán.
Lãi suất ngân hàng 12/11: Agribank tiếp tục dẫn đầu nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng 12/11: Agribank tiếp tục dẫn đầu nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng ngày 12/11: Khi nhu cầu gửi tiết kiệm cuối năm tăng cao, Agribank tiếp tục dẫn đầu nhóm Big4 với các điều chỉnh lãi suất mạnh mẽ.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng để ổn định hệ thống

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng để ổn định hệ thống

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các cơ quan chức năng đã xử lý hiệu quả hai ngân hàng 0 đồng và sẽ tiếp tục xử lý.