
Hà Tĩnh: Ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi "hút" nguồn tiền
Việc các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lãi suất đợt này sẽ là “chất xúc tác” để góp phần đẩy nguồn vốn huy động gia tăng.
Thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiêm túc chấp hành các quy định về điều hành lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vượt trần.
Cụ thể: Lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,9-3,95%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 5,3-6,6%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến ngày 15/8/2022 đạt 86.426 tỷ đồng, giảm 1,14% so với cuối năm 2021. Theo lý giải của giới chuyên môn, hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, nền kinh tế đã phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Do vậy, thay vì gửi tiền tại ngân hàng như giai đoạn trước, người dân và doanh nghiệp đang có xu hướng đẩy mạnh nguồn tiền đầu tư vào chuỗi sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, nguồn tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn giảm mạnh kéo theo nguồn vốn huy động của các ngân hàng cũng sụt giảm nhanh chóng.
Ngành ngân hàng Hà Tĩnh đặt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn năm 2022 là 16%. Thực tế cho thấy, việc sụt giảm nguồn vốn liên tục trong những tháng qua đang gây áp lực đối với kế hoạch phát triển nguồn vốn của toàn hệ thống. Do đó, việc các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lãi suất đợt này sẽ là “chất xúc tác” để góp phần đẩy nguồn vốn huy động gia tăng; từ đó tạo thêm nguồn lực để các ngân hàng trở lại cho vay, phục vụ nền kinh tế trong những tháng cuối năm.
P.V
- Doanh nghiệp tháng 5: Giảm số lượng, vốn trung bình cũng tụt dốc
- Mất việc do cắt giảm đơn hàng: Nghiên cứu chính sách hỗ trợ lao động
- Bức tranh FDI 5 tháng đầu năm 2023: Đã có sự cải thiện tích cực
- CPI 5 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước
- Nền kinh tế Việt Nam được chèo lái thế nào trước các cơn sóng lớn
Cùng chuyên mục


Nghệ An chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Sản lượng hàng hóa qua cảng đang tăng chậm

Tổng cục Hải quan: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu tháng 9 đạt 26,34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt mốc 700 tỷ USD

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm mạnh
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế