Thứ tư 18/09/2024 08:54
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần liệu có ngăn chặn được tình trạng sở hữu chéo ?

01/12/2023 13:59
Theo các chuyên gia việc ngăn chặn sở hữu chéo bằng việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần để khống chế chưa chắc là giải pháp tốt bằng việc giám sát thực thi quy định của pháp luật.
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Kiểm soát sở hữu chéo bằng việc giảm tỷ lệ cổ phần

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh sửa khá nhiều quy định nhằm ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, tránh thao túng hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các bên liên quan.

Theo dự thảo, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, thay vì hiện tại là 15%. Đồng tình với việc cần kiểm soát sở hữu chéo, tuy nhiên việc giảm tỷ lệ sở hữu của một cổ đông tổ chức xuống dưới 10% được nhận định có thể khiến các ngân hàng mất đi cơ hội có nhà đầu tư chiến lược.

Bình luận về vấn đề này, ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và chiến lược Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng, nếu giảm tỷ lệ sở hữu này xuống thì các ngân hàng rất khó thu hút cổ đông lớn, đặc biệt là cổ đông chiến lược vì họ yêu cầu tỷ lệ sở hữu tương đối lớn, họ có thể đóng góp vào quản trị ngân hàng, đóng góp cho sự phát triển của ngân hàng.Chúng ta có thể xem xét duy trì tỷ lệ sở hữu, nhưng có thể thắt chặt lại điều kiện cho vay với các cổ đông lớn, tổ chức lớn",

Theo ông này, dự thảo cũng đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông và người có liên quan từ 20% xuống 15%. Các chuyên gia cho rằng, việc khống chế tỷ lệ, không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI.
Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI.

Trong khi đó, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, đánh giá, nếu người thực sự làm đúng luật, sở hữu 15% hay 20% đi nữa, không chi phối, tác động được ngân hàng khi 80% cổ phần nằm trong tay các cổ đông khác, nhưng quan trọng là ta không nắm được thực tế, khi người ta sở hữu chỉ 5% hoặc 0% nhưng thực chất lại sở hữu một con số rất lớn, từ đó người ta tác động vào mọi quyết định".

Nói về vấn đề này, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng cho hay: "Tỷ lệ này không quyết định câu chuyện sở hữu chéo và thao túng hoạt động ngân hàng. Quan trọng là phải minh bạch toàn bộ thu nhập và tài sản cá nhân, hai là phải đưa ra cơ chế quản trị tốt hơn theo đúng thông lệ quốc tế, ba là vai trò giám sát và đánh giá khả năng quản trị”.

Cần phải hoàn thiện ngay khuôn khổ pháp lý

Để đảm bảo việc giám sát thực thi đúng các quy định, các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần nâng cao các quy định về khả năng quản trị, tăng cường chức năng thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, kịp thời phát hiện các bất thường để có giải pháp ngăn chặn.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia.

Nhìn nhận về vấn đề sở hữu chéo hiện nay, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia khẳng định, sở hữu chéo luôn luôn là vấn đề của hệ thống ngân hàng, tài chính. Ở Việt Nam, tính chất nghiêm trọng và thách thức của vấn đề này đã được đặt ra từ rất lâu, hàng chục năm nay. Câu chuyện này cũng được gắn với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý và ngay bây giờ, chúng ta cũng đang nỗ lực hoàn thiện sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, cũng đã có những đề án để vào cuộc nhanh chóng nhằm xử lý và tháo gỡ những khó khăn còn tồn tại.

Ông Thành cho biết, gần đây nhất, trên thị trường đã xảy ra “cơn chấn động SCB” và điều này cho thấy đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng.

“Vì vậy, theo tôi, điều quan trọng đầu tiên cần phải làm ngay lúc này là hoàn thiện nhanh nhất khung khổ pháp lý có liên quan”, TS. Võ Trí Thành nói.

Ngoài ra, phải xử lý các vụ việc. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta cũng đã làm nhưng chưa được như kỳ vọng. Cần phải gắn sự minh bạch và giám sát đối với hệ thống ngân hàng. Cùng với đó, tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để đạt được chuẩn mực quốc tế.

Võ Trí Thành nhận định, hiện nay, có thể thấy luật pháp của ta cũng đã khá chặt chẽ. Tuy nhiên, trong vấn đề tài chính thì có một câu chuyện rất khó, đó là vấn đề ủy quyền và cũng rất khó để luật có thể quy định hết được việc này.

Ông Thành cho biết, còn là vấn đề giám sát, hệ thống, vấn đề chức trách, quyền lực, trách nhiệm… Trong đó, những phức tạp không chỉ liên quan đến Luật Các tổ chức tín dụng mà còn liên quan đến các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của một ngân hàng.

Theo ông Thành, việc này còn là vấn đề về đạo đức, tính kỷ luật, trách nhiệm của tất cả các bên liên quan. Vì vậy, để xử lý được vấn đề này không hề đơn giản và đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều bên liên quan.

Vị chuyên gia này cho biết, các vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao có thể giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Hệ lụy đã được thấy rất rõ, nếu chúng ta để việc này trở nên quá nghiêm trọng thì sẽ dẫn tới những câu chuyện như: Vay dưới chuẩn, vấn đề liên quan tới nợ xấu, liên quan tới sự méo mó trong phân bổ nguồn lực.

“Đặc biệt là có thể làm yếu đi sự lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng, thậm chí đến mức xấu nhất có thể gây ra những chấn động và khủng hoảng trong nền kinh tế nước ta”, Ts. Võ Trí Thành chia sẻ.

Nghệ Nhân

Tin bài khác
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, mục tiêu phát triển bền vững

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, mục tiêu phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.
Ngành ngân hàng đánh đổi lợi nhuận để hỗ trợ cho nền kinh tế

Ngành ngân hàng đánh đổi lợi nhuận để hỗ trợ cho nền kinh tế

Tính đến nay, thị trường tín dụng đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng vượt 6,9% của năm trước. Điều này cho thấy các ngân hàng đang tích cực đẩy vốn vào sản xuất và kinh doanh.
VPBank triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người dân sau bão số 3

VPBank triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người dân sau bão số 3

VPBank sẽ giảm 1% lãi suất hiện hữu với các khoản vay trung, dài hạn và 0,5% lãi suất với khoản vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân từ 13/9 tới 31/12/2024.
Ngành ngân hàng chung tay khắc phục hậu quả bão lũ số 3 gây ra

Ngành ngân hàng chung tay khắc phục hậu quả bão lũ số 3 gây ra

Dưới sự chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngành ngân hàng đã nhanh chóng triển khai các biện pháp đảm bảo hoạt động và hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Nhóm Big4 ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sau thiệt hại bão lũ

Nhóm Big4 ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sau thiệt hại bão lũ

Nhóm Big4 Ngân hàng coi đây là nhiệm vụ cấp bách cần được ưu tiên, đánh giá từng trường hợp khách hàng để có phương án cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi…
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son