![]() |
Giá tiêu hôm nay 18/7: Giá tiêu trong nước ổn định; tiêu thế giới giảm nhẹ |
Tại Đắk Lắk mức giá tiêu là 140.000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 138,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại tỉnh Lâm Đồng (Đắk Nông cũ sát nhập) giá tiêu ở mức 140,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại TP. Hồ Chí Minh (Bà Rịa - Vũng Tàu cũ sát nhập) mức giá tiêu hôm nay ở mức 139,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại Đồng Nai (Bình Phước cũ sát nhập) mức giá tiêu hôm nay ở mức 139,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
![]() |
Bảng giá tiêu tại thị trường thế giới 18/7/2025 |
Như vậy, giá tiêu hôm nay 18/7/2025 ghi nhận giá hồ tiêu không có biến động về giá; hiện giá vẫn đang ở mức 138.000 - 140.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường thế giới được cập nhật từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy thị trường biến động trái chiều. Cụ thể như sau:
![]() |
Bảng giá tiêu tại thị trường thế giới 18/7/2025 |
Giá hồ tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đạt 7,222 USD/tấn, giảm 0,04%; giá hồ tiêu trắng Muntok ghi nhận ở mức 10,066 USD/tấn, giảm 0,05%.
Tại Malaysia, giá tiêu đen ASTA hiện vẫn ở mức 8,900 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng ASTA của Malaysia ở mức 11,750 USD/tấn.
Tại thị trường Brazil, Giá thu mua hồ tiêu đen ASTA 570 ở mức 5,750 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá hồ tiêu đen loại 500 g/l hiện ở mức 6.440 USD/tấn và loại 550 g/l hiện đang ở mức 6.570 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng hiện đang ở mức 9.150 USD/tấn.
Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 12/2025/TT-BNNMT quy định giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho nông sản xuất khẩu phải do cấp tỉnh cấp. Tuy nhiên, thiếu hướng dẫn từ Thông tư 44/2018 khiến nhiều địa phương lúng túng, gây ách tắc trong cấp giấy, làm chậm tiến độ xuất khẩu, đặc biệt với ngành hồ tiêu.
Doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khi giao hàng sang các thị trường khó tính như châu Âu. Chuỗi cung ứng gián đoạn, hợp đồng bị trì hoãn, uy tín bị ảnh hưởng. Trong khi đó, sức mua toàn cầu vẫn dè dặt, nhất là tại Mỹ và EU, do chờ kết quả điều tra thuế đối kháng với tiêu Brazil. Giao dịch quốc tế ảm đạm, tồn kho toàn cầu ở mức thấp.
Ngược lại, Việt Nam lại tăng mạnh nhập khẩu để bù đắp nguồn cung sụt giảm. Sáu tháng đầu năm, lượng tiêu nhập đạt 28.296 tấn, tăng 57,2% về lượng và 150,1% về kim ngạch so với cùng kỳ. Ba nguồn cung chính gồm Brazil (14.904 tấn), Campuchia (6.257 tấn) và Indonesia (5.574 tấn).
Riêng Indonesia, dù giảm xuất khẩu liên tục trong 5 tháng đầu năm, nhưng lũy kế vẫn đạt 18.556 tấn, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Việt Nam hiện là thị trường lớn nhất tiêu thụ tiêu Indonesia, chiếm gần 24% tổng lượng xuất khẩu.
Thị trường đang trầm lắng nhưng nhiều biến động. Ngành hồ tiêu Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình sản xuất, tập trung vào chất lượng và vùng nguyên liệu sạch để giữ vững vị thế. Nếu nhu cầu từ Mỹ và EU phục hồi trong quý IV, giá tiêu có thể bật tăng trở lại.