![]() |
Giá thép hôm nay 7/7: Giá thép và quặng sắt tăng giảm trái chiều |
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập lúc 08h30 ngày 7/7/2025, giá thép hôm nay cập nhật từ SteelOnline.vn, giá thép tại khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam ổn định, hiện giá thép dao động từ 13.030 - 13.580 đồng/kg cho các sản phẩm như CB240 và D10 CB300.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 ở mức 13.350 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.050 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.030 đồng/kg.
Thép Việt Sing: Thép cuộn CB240 giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.180 đồng/kg.
Thép Việt Ý: Thép cuộn CB240 giá 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.230 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.430 đồng/kg.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 có giá 13.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.500 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.180 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.580 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.230 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.530 đồng/kg.
Thép TungHo: Thép cuộn CB240 có giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.580 đồng/kg.
![]() |
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép thanh hiện đang giao dịch ở mức 3.050 CNY/tấn vào lúc 8h30 (giờ Việt Nam) thứ Hai (7/7). |
Phiên đầu tuần, thị trường châu Á chứng kiến biến động nhẹ khi giá thép và quặng sắt đi theo hai chiều trái ngược. Thép cây giao tháng 3/2026 trên sàn Thượng Hải nhích lên 3.092 Nhân dân tệ/tấn, trong khi kỳ hạn tháng 7 đạt 3.093 Nhân dân tệ/tấn.
Quặng sắt giao tháng 9 - hợp đồng thanh khoản cao nhất tại sàn Đại Liên tăng 1,03%, lên 735,5 Nhân dân tệ/tấn (~102,65 USD). Hợp đồng tháng 7 cũng tăng nhẹ, đạt 770 Nhân dân tệ/tấn. Tại Singapore, giá chuẩn giữ vững ở mức 95,9 USD/tấn, hợp đồng tháng 8 tăng nhẹ 0,11%.
Động lực chính đến từ cam kết cải cách từ Trung Quốc nhằm kiểm soát bán phá giá và tái cấu trúc nguồn cung. Tuy vậy, đà tăng vẫn bị kìm hãm bởi nhu cầu tiêu thụ yếu. Dữ liệu từ Mysteel cho thấy sản lượng kim loại nóng trung bình ngày đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4.
Cùng lúc, đồng USD mạnh lên sau báo cáo việc làm khả quan của Mỹ khiến hàng hóa định giá bằng USD, như quặng sắt, kém hấp dẫn hơn với người mua quốc tế.
Tại châu Âu, ngành thép đang chịu áp lực kép từ giá năng lượng cao và cạnh tranh từ nguồn nhập khẩu giá rẻ. Dù EU đã triển khai cơ chế CBAM và các chính sách thúc đẩy thép xanh, chi phí điện công nghiệp tại đây vẫn ở mức trên 100 euro/MWh, cao hơn nhiều so với Mỹ và Trung Quốc.
Fastmarkets dự báo đến năm 2030, EU có thể bổ sung 40 - 50 triệu tấn công suất thép xanh, chủ yếu từ lò hồ quang điện (EAF). Tuy nhiên, việc triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất sạch (CISAF) chưa đồng bộ đang làm giảm hiệu quả bảo vệ thị trường nội địa. Eurometal hiện đang thu thập dữ liệu về thép giá rẻ nhập khẩu để kiến nghị thêm biện pháp phòng vệ thương mại.
Ở Mỹ, số liệu từ Viện Sắt Thép Mỹ (AISI) cho thấy, sản lượng thép tháng 5 đạt 7,51 triệu tấn, tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn tháng 4. Trong 5 tháng đầu năm, sản lượng giao hàng tăng gần 2%, tuy nhiên, riêng thép cuộn cán nóng giảm 2%, còn các sản phẩm cán nguội và chống ăn mòn chỉ biến động nhẹ.
Đáng chú ý, nhập khẩu thép trong tháng 5 tăng gần 20% so với tháng trước, làm dấy lên lo ngại về dư cung khi các ngành sử dụng chính như xây dựng và ô tô vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.