Giá thép hôm nay 1/7: Thép và quặng sắt bật tăng, kỳ vọng Trung Quốc tung thêm hỗ trợ Giá thép hôm nay 2/7: Giá thép và quặng sắt suy yếu Giá thép hôm nay 3/7: Giá thép nhích nhẹ, quặng sắt phân hóa |
![]() |
Giá thép hôm nay 4/7: Giá thép bật tăng trước chính sách siết công suất tại Trung Quốc |
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập lúc 08h30 ngày 4/7/2025, giá thép hôm nay cập nhật từ SteelOnline.vn, giá thép tại khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam ổn định, hiện giá thép dao động từ 13.030 - 13.580 đồng/kg cho các sản phẩm như CB240 và D10 CB300.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 ở mức 13.350 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.050 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.030 đồng/kg.
Thép Việt Sing: Thép cuộn CB240 giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.180 đồng/kg.
Thép Việt Ý: Thép cuộn CB240 giá 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.230 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.430 đồng/kg.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 có giá 13.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.500 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.180 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.580 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.230 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.530 đồng/kg.
Thép TungHo: Thép cuộn CB240 có giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.580 đồng/kg.
![]() |
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép thanh hiện đang giao dịch ở mức 3.030 CNY/tấn vào lúc 8h30 (giờ Việt Nam) thứ Sáu (4/7). |
Phiên giao dịch gần nhất ghi nhận đà tăng đồng loạt của nhóm nguyên liệu thép. Tại sàn Thượng Hải, hợp đồng thép cây tháng 1/2026 tăng 9 Nhân dân tệ lên 3.102 Nhân dân tệ/tấn. Hợp đồng tháng 7 cũng nhích 1% lên 3.049 Nhân dân tệ/tấn.
Quặng sắt tiếp tục duy trì đà tăng, chạm mức cao nhất trong hơn một tháng. Trên sàn Đại Liên, hợp đồng tháng 9 tăng 2,45% lên 733 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 102,33 USD), trong khi kỳ hạn tháng 7 đạt 710,5 Nhân dân tệ/tấn. Tại Singapore, giá tháng 8 lên 96,2 USD/tấn, tháng 7 nhích nhẹ lên 96,35 USD/tấn.
Ngoài quặng sắt, than cốc và than luyện kim – hai nguyên liệu chủ chốt trong sản xuất thép cũng tăng mạnh lần lượt 2,05% và 3,76%, phản ánh tâm lý tích cực lan rộng trong chuỗi cung ứng.
Yếu tố chính thúc đẩy đà tăng là loạt biện pháp của chính phủ Trung Quốc nhằm siết chặt công suất dư thừa, hạn chế cạnh tranh bằng giá, từ đó giảm áp lực giảm phát trong lĩnh vực công nghiệp.
Các chuyên gia nhận định các động thái siết cung của Bắc Kinh có thể hỗ trợ giá thép trong ngắn hạn. Theo ông Atilla Widnell – CEO Navigate Commodities, kỳ vọng hồi phục đã thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh vào hợp đồng quặng sắt tương lai, với giả định rằng giá thép tăng sẽ kéo theo chi phí nguyên liệu.
Thời tiết bất lợi cũng được xem là yếu tố cần theo dõi. Phó Thủ tướng Trương Quốc Khánh đã chỉ đạo tăng cường phòng chống mưa lũ tại tỉnh Hà Bắc – trung tâm sản xuất quặng sắt của Trung Quốc hiện đang chịu ảnh hưởng từ hiện tượng “mưa mận” gây lũ quét và sạt lở.
Trên thị trường quốc tế, giá thép cuộn cán nóng (HRC) phân hóa rõ nét. Tại Mỹ, giá HRC tăng lên gần 987 USD/tấn nhờ rào cản thương mại. Trong khi đó, Trung Quốc và châu Âu chứng kiến giá HRC giảm do sức mua yếu và hàng nhập khẩu giá thấp. Giá FOB từ Trung Quốc lùi về 475,5 USD/tấn, còn tại châu Âu giảm sâu tới 10,2%.
Đáng chú ý, đồng USD mạnh lên nhờ triển vọng thương mại tích cực giữa Mỹ và Việt Nam khiến quặng sắt trở nên đắt đỏ hơn với người dùng ngoại tệ khác, tạo áp lực kép lên thị trường nguyên liệu toàn cầu.