
Giá rẻ, Ấn Độ nhập khẩu ồ ạt dầu của Nga
Dầu thô Urals của Nga hiện đang được giao dịch ở mức giá khoảng 95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao sau tại thị trường London – giá tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu là hơn 119 USD/thùng.
Cụ thể, trang CNN Business dẫn ước tính của Refinitiv cho biết, dòng dầu thô Nga chảy sang Ấn Độ được dự báo đạt 3,36 triệu tấn trong tháng 5, tăng gấp gần 9 lần so với mức bình quân hàng tháng 382.500 tấn của năm 2021. Tổng cộng, Ấn Độ đã nhập khầu 4,8 triệu tấn dầu từ Nga kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra.
Đầu tháng này, Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ cho biết, họ nhập dầu từ khắp nơi trên thế giới, kể cả Mỹ. "Số dầu mua của Nga chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng tiêu thụ dầu của Ấn Độ", cơ quan này khẳng định, "Các giao dịch dầu hợp pháp của Ấn Độ không thể bị chính trị hóa".

Một phần nguyên nhân dẫn tới việc dầu thô Nga “đại hạ giá” là sự quay lưng của khách hàng phương Tây. Hôm thứ Hai tuần này, Liên minh châu Âu (EU) nhất trí đến cuối năm nay (2022) giảm 90% nhập khẩu dầu từ Nga. Khu vực này vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của năng lượng Nga. Biện pháp này nằm trong gói trừng phạt thứ 6 của châu Âu đối với Nga và vẫn đang chờ sự phê chuẩn chính thức của 27 quốc gia thành viên. Trước EU, các nước gồm Mỹ, Canada, Anh và Australia đều đã cấm vận dầu Nga.
Cho tới hiện tại, Ấn Độ vẫn giữ mối quan hệ thân thiện với Nga. Nước này không lên tiếng chỉ trích Nga vì xung đột tại Ukraine.
PV
Cùng chuyên mục


Chứng khoán Thành Công lên kế hoạch kinh doanh từ 2023 - 2025

Licogi 166 - LCS tạm ngừng kinh doanh 1 năm vì cạn kiệt tài chính

Phú Thọ: Các doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư trên địa bàn tỉnh

Công ty taxi điện GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ đầu tư vào Be Group

Bộ Công Thương ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?