Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay không biến động. Tại khu vực Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về ít, gạo các loại bình ổn, giao dịch mua bán không nhiều.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 5/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, lượng gạo về ít, kho hỏi mua khá, giá bình ổn. Tại An Giang, các kho hỏi mua gạo thơm khá hơn, kho mua đều, giao dịch khởi sắc, giá ít biến động. Tại khu vực Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng về lai rai, gạo các loại ít biến động. Tại khu vực Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về ít, gạo các loại bình ổn, giao dịch mua bán không nhiều.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về lai rai, kho chợ mua đều, giá gạo các loại bình ổn. Tại An Cư - Đồng Tháp mới (Cái Bè, Tiền Giang cũ), về lượng ít, giao dịch mua bán vẫn chậm, giá không biến động.
Trong phiên giao dịch sáng nay 5/7, giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động. Cụ thể, gạo nguyên liệu OM 18 hiện giao dịch ở mức 9.450 – 9.600 đồng/kg; IR 504 ở mức 8.100 – 8.200 đồng/kg; IR 504 hiện ở mức 8.100 – 8.200 đồng/kg; CL 555 thu mua ở mức 8.300 – 8.400 đồng/kg; OM 380 ở mức 7.850 – 7.900 đồng/kg; OM 5451 có giá 9.000 – 9.150 đồng/kg;…
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 5/7/2025 |
Tại các chợ dân sinh, mặt hàng gạo bán lẻ bình ổn Cụ thể, gạo thường hiện ở mức 13.000 – 14.000 đồng/kg; gạo thường giao dịch ở mức 13.000 – 14.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 - 22.000 đồng/kg; Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen vẫn giữ mức cao nhất với giá 28.000 đồng/kg.
Phân khúc nếp không đổi. Cụ thể, giá nếp IR 4625 tươi hiện thu mua ở mức 7.300 – 7.500 đồng/kg; nếp IR 4625 (khô) duy trì ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 5/7/2025 |
Mặt hàng phụ phẩm
Mặt hàng phụ phẩm duy trì ổn định so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá cám hiện dao động ở mức 8.100 – 8.250 đồng/kg. Trong khi giá tấm giữ ổn định ở mức 7.200 – 7.400 đồng/kg; giá trấu hiện ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 5/7/2025 |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, lúa khô giao dịch mua bán ít, giá bình ổn, lúa Hè Thu giao dịch mua bán khá, giá ít biến động. Tại Tây Ninh mới (Long An cũ), nông dân chào giá lúa vững, thương lái hỏi mua chậm. Tại Đồng Tháp, giá lúa nông dân chào vững, sức mua yếu.
Tại An Giang, nông dân neo giá cao, giao dịch mua bán chậm, giá biến động ít. Tại Kiên Giang cũ (An Giang mới), nguồn lúa thu hoạch không nhiều, giao dịch mua bán chậm, giá biến động nhẹ. Tại Cần Thơ, giao dịch mua bán đều, nhu cầu mua làm hàng chợ khá.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, giá thu mua lúa IR 50404 hiện giao dịch ở mức 5.400 – 5.600 đồng/kg; lúa OM 380 giữ ổn định ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; Đài Thơm 8 (tươi) và Nàng Hoa 9 dao động trong khoảng 5.500 – 5.700 đồng/kg, lúa OM 5451 dao động trong khoảng 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) có giá cao nhất là 6.000 – 6.200 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 5/7/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Reuters, giá gạo tại Ấn Độ và Thái Lan tuần qua tiếp tục ổn định hoặc giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường tiêu thụ chậm và nguồn cung dồi dào. Gạo 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 382 - 387 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước. Gạo trắng 5% tấm cũng duy trì trong khoảng 375 - 381 USD/tấn.
Một thương nhân tại New Delhi cho biết, người mua hiện chỉ đặt hàng nhỏ giọt do biết rõ rằng lượng cung gạo từ các nước xuất khẩu đang rất dồi dào. Tính đến ngày 1/6, Ấn Độ đang nắm giữ 59,5 triệu tấn gạo dự trữ (bao gồm thóc), cao gấp hơn bốn lần so với mục tiêu chính phủ đề ra cho đầu tháng 7.
Tại Việt Nam, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm được chào bán ở mức 382 USD/tấn tính đến ngày 3/7, giảm nhẹ 1 USD/tấn so với tuần trước.
Thị trường Thái Lan ghi nhận đà giảm rõ rệt hơn. Gạo 5% tấm của Thái Lan hiện được chào bán ở mức 380 USD/tấn, giảm từ mức 385 - 390 USD/tấn tuần trước. Nguyên nhân chủ yếu do đồng Baht mạnh lên, khiến giá gạo xuất khẩu kém cạnh tranh hơn trong khi nhu cầu vẫn yếu.
Tại Bangladesh, dù nguồn cung nội địa đủ lớn, giá gạo vẫn ở mức cao do chi phí sản xuất tăng, chuỗi cung ứng thiếu hiệu quả và lo ngại thao túng giá đã gây áp lực lớn lên các hộ gia đình trong bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang.
Trong khi đó, Campuchia ghi nhận kết quả xuất khẩu ấn tượng trong nửa đầu năm 2025. Theo Khmer Times, nước này đã xuất khẩu 387.070 tấn gạo xay xát, thu về khoảng 283 triệu USD. Thị trường xuất khẩu trải rộng trên 63 quốc gia, trong đó lớn nhất là EU 182.885 tấn, Trung Quốc 102.509 tấn, ASEAN 52.890 tấn.
Đáng chú ý, 75% lượng gạo xuất khẩu là gạo thơm – dòng sản phẩm có giá trị cao. Ngoài ra, Campuchia còn xuất khẩu hơn 3,17 triệu tấn thóc qua biên giới, trị giá khoảng 757 triệu USD.