Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay tăng giảm trái chiều. Gạo về lượng ít, giao dịch mua bán cầm chừng.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 2/7/2025: Giá lúa gạo tăng giảm trái chiều, giao dịch cầm chừng |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, gạo về lượng ít, giao dịch mua bán cầm chừng; chủng loại 50404, OM 380 nguồn ít, giá vững, sức mua chậm. Tại An Giang, các kho hỏi mua gạo thơm chủ yếu, giao dịch mua bán ít, giá kho mua vững. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng về ít, gạo các loại bình giá. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về lai rai, gạo các loại ổn định, giao dịch mua bán chậm.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng ít, kho chợ mua chậm, giá gạo các loại đi ngang. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng về lai rai, giao dịch mua bán trầm lắng, giá ít biến động.
Trong phiên giao dịch sáng nay 2/7, giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Cụ thể, gạo nguyên liệu OM 18 tăng nhẹ 50 đồng/kg, lên mức 9.450 – 9.600 đồng/kg. Trong khi các loại gạo khác giữu ổn định, gạo nguyên liệu IR 504 đang được giao dịch với giá 8.100 – 8.200 đồng/kg; gạo nguyên liệu CL 555 giao dịch ở mức 8.300 – 8.400 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu OM 380 ở mức 7.850 – 7.900 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 có giá 9.450 – 9.550 đồng/kg;…
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 2/7/2025 |
Tại các chợ dân sinh, mặt hàng gạo bán lẻ không đổi. Cụ thể, gạo thường hiện ở mức 13.000 – 14.000 đồng/kg; gạo thường giao dịch ở mức 13.000 – 14.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 - 22.000 đồng/kg; Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen vẫn giữ mức cao nhất với giá 28.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 2/7/2025 |
Phân khúc nếp bình ổn. Cụ thể, giá nếp IR 4625 tươi hiện thu mua ở mức 7.300 – 7.500 đồng/kg; nếp IR 4625 (khô) duy trì ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg.
Mặt hàng phụ phẩm
Mặt hàng phụ phẩm giữ ổn định so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá cám hiện dao động ở mức 8.100 – 8.250 đồng/kg. Trong khi giá tấm giữ ổn định ở mức 7.200 – 7.400 đồng/kg; giá trấu hiện ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 2/7/2025 |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, lúa khô giao dịch mua bán chậm, giá bình ổn; lúa Hè Thu giao dịch mua bán lai rai, giá ít biến động. Tại An Giang, giao dịch mua bán lai rai, giá vững.
Tại Đồng Tháp, nông dân chào neo giá cao, giao dịch mua bán vắng. Tại Cần Thơ, nhiều đồng vãn lúa, giao dịch lai rai, giá bình ổn.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa quay đầu tăng trở lại sau phiên giảm ngày hôm qua. Cụ thể, lúa IR 50404 tăng 200 đồng/kg, lên mức 5.300 – 5.500 đồng/kg; lúa OM 380 đạt mức 5.600 – 5.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 300 đồng/kg, trở lại mức 5.800 – 6.000 đồng/kg. Đáng chú ý, lúa OM 18 (tươi) ghi nhận mức tăng mạnh nhất, tăng 400 đồng/kg, lên mức 6.000 – 6.200 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 2/7/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay không biến động so với phiên hôm qua. Cụ thể, gạo 25% tấm ở mức 358 USD/tấn; gạo 100% tấm dao động trong khoảng 317 USD/tấn; giá gạo 5% tấm hiện ở mức 382 USD/tấn, Mức giá này thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Pakistan, hiện được chào bán ở mức 388 USD/tấn.
Tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam vẫn cao hơn so với gạo 5% tấm của Ấn Độ, hiện ở mức 380 USD/tấn, tăng nhẹ 1 USD/tấn so với trước đó.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đã ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục, gấp 14 lần so với cùng kỳ năm 2024, theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC). Cụ thể, Nhật Bản nhập khẩu 280.215 tấn gạo, trong đó Việt Nam đóng góp 2.004 tấn, tăng tới 1.321%. Thị phần gạo Việt tại Nhật tuy chỉ chiếm 0,7%, con số này là minh chứng rõ ràng cho sự cải thiện về năng lực cạnh tranh và độ tin cậy của hạt gạo Việt trên thị trường khó tính bậc nhất thế giới.
Động lực tăng trưởng đến từ nhiều yếu tố, thứ nhất là sự đa dạng hóa sản phẩm với các dòng gạo thơm cao cấp như ST25, ST24 và Japonica, vốn đang dần có mặt trên các kệ siêu thị lớn và nền tảng thương mại điện tử Nhật Bản. Thứ hai là biến động giá gạo nội địa tại Nhật trong năm 2024, tạo ra khoảng trống thị trường cho gạo nhập khẩu, đặc biệt từ các nước có FTA với Nhật như Việt Nam.
Theo Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Nhật, doanh nghiệp Việt cần tránh chiến lược cạnh tranh bằng giá rẻ. Thay vào đó, cần đầu tư vào chế biến sâu, bao bì thân thiện môi trường, truy xuất nguồn gốc rõ ràng và đạt các chứng nhận quốc tế như GlobalGAP, HACCP… Những yếu tố này được hơn 70% người tiêu dùng Nhật đánh giá cao và sẵn sàng trả thêm tiền để đổi lấy chất lượng và minh bạch.
Dù có lợi thế từ các hiệp định CPTPP, RCEP hay VJEPA, giúp hơn 90% dòng thuế được giảm hoặc xóa bỏ, nhưng rào cản phi thuế quan tại Nhật vẫn rất khắt khe. Doanh nghiệp thường mất từ 6 - 12 tháng để hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn, trong khi áp lực cạnh tranh từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia cũng có FTA với Nhật luôn hiện hữu. Ngoài ra, tiến độ giao hàng chính xác, yếu tố mà 95% nhà nhập khẩu Nhật đánh giá là tối quan trọng cũng là một bài kiểm tra bản lĩnh cho các nhà xuất khẩu Việt.