![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 29/3/2025: Thị trường trong nước đi ngang, thị trường xuất khẩu tăng giá. |
Theo dữ liệu từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa gạo sáng nay không ghi nhận biến động so với ngày hôm trước. Thị trường lúa tại các địa phương khu vực ĐBSCL đang duy trì đà ổn định.
Cụ thể, lúa Đài thơm 8 (tươi) và OM 18 (tươi) giữ mức 6.600 – 6.700 đồng/kg, Nàng Hoa 9 dao động từ 6.300 – 6.500 đồng/kg. Lúa OM 5451 vẫn được thu mua ở mức 5.700 – 5.800 đồng/kg, và IR 50404 giữ quanh 5.600 – 5.700 đồng/kg.
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, nguồn khá, giao dịch mua bán khởi sắc. Tại Kiên Giang, nhu cầu mua lúa Japonia nhiều, giá lúa Japonia nhích, thơm vững giá. Tại Sóc Trăng, nhu cầu có khá, giao dịch chủ yếu lúa thơm, giá nhích. Tại Đồng Tháp, nông dân chào giá lúa thơm nhích, giao dịch mua bán đều, giá tăng nhẹ.
Tại Hậu Giang, nông dân chào bán lúa nhích, nguồn lúa đồng thường thu hoạch vãn, lượng chưa cọc còn ít, giá tăng nhẹ. Tại An Giang, tại một số khu vực nguồn lúa tiếp tục giảm, gia dịch mua bán chậm, giá lúa nhích nhẹ
Bên cạnh đó, thị trường nếp không ghi nhận biến động, ổn định so với ngày hôm qua 28/3, thị trường đi ngang.
Giống nếp | Giá (đồng/ kg) |
Nếp IR 4625 (tươi) | 7.600 - 7.700 |
Nếp IR 4625 (khô) | 9.900 - 10.400 |
Nếp 3 tháng (tươi) | 7.100 - 7.300 |
Nếp 3 tháng (khô) | 9.600 - 9.700 |
Với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, hiện gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 7.700 – 7.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg; gạo nguyên liệu 5451 dao động ở mức 8.600 - 8.750/kg.
Gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg.
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, lượng khá, các kho mua đều gạo thơm dẻo, giá gạo các loại ít biến động. Tại An Giang, lượng khá, kho vẫn mua đều gạo thơm, gạo các loại vững giá. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng ít, kho mua đều, giá ổn định.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng khá, kho mua vào đều, dễ giao dịch, giá bình ổn. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng ít, giao dịch mua bán chậm, giá vững.
Trên thị trường gạo, tại các chợ lẻ giá gạo ghi nhận ít có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ so với ngày hôm qua, giá giữ ổn định. Hôm nay, gạo Nàng Nhen vẫn tiếp tục có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg, gạo thường dao động ở mốc 15.000 -16.000 đồng/kg.
Giống gạo | Giá (đồng/ kg) |
Nàng Nhen | 28.000 |
Gạo Trắng | 16.000 - 17.000 |
Gạo Thường | 15.000 – 16.000 |
Gạo Thơm | 20.000 - 22.000 |
Gạo Jasmine | 18.000 - 20.000 |
Gạo Nàng Hoa | 22.000 |
Gạo Tẻ thường | 15.000 - 16.000 |
Gạo Thơm Thái hạt dài | 18.000 – 20.000 |
Gạo Hương Lài | 22.000 |
Gạo Thơm Đài Loan | 21.000 |
Gạo Nhật | 22.000 |
Gạo Sóc thường | 18.000 |
Gạo Sóc Thái | 21.000 |
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm dao động khoảng từ 6.800 - 9.000 đồng/kg. Hiện tấm 3-4 dao động ở mức 6.800 - 6.900 đồng/kg; giá cám dao động ở mức 8.000 - 9.000 đồng/kg. Ngoài ra, giá trấu dao động ở mức 800 - 900 đồng/kg.
Tính trong tuần, giá lúa tăng nhẹ từ 100 – 200 đồng/kg, trong khi giá gạo có xu hướng điều chỉnh giảm 100 – 300 đồng/kg do nguồn cung tăng.
Trong 2 tuần qua, giá gạo xuất khẩu Việt Nam duy trì đà tăng nhẹ từ 1 - 4 USD mỗi phiên giao dịch, trong khi gạo Thái Lan và Ấn Độ có xu hướng giảm nhẹ khiến biên độ chênh lệch giá gạo xuất khẩu giữa các nước được thu hẹp.
Theo cập nhật từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 24/3 đã quay lại mốc 400 USD/tấn, bám sát giá gạo xuất khẩu cùng chủng loại của Thái Lan (401 USD/tấn) và cao hơn gạo cùng chủng loại của Ấn Độ 4 USD/tấn.
Chuyên gia thị trường phân tích, thời gian qua, giao dịch xuất khẩu gạo của Việt Nam diễn ra chậm bởi thị trường nhập khẩu lớn như Philippine và Indonesia ít mua vào. Đặc biệt, Philippine - thị trường chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm gần đây đang áp dụng nhiều chính sách điều tiết thị trường gạo.
Theo đó, quốc gia này quy định giá trần bán lẻ gạo, cấm dán nhãn phân biệt gạo nhập khẩu và gạo nội địa. Song song đó, Philippine cũng đa dạng hoá nguồn cung và đẩy mạnh sản xuất trong nước. Tính đến giữa tháng 3/2025, nhập khẩu gạo của Philippine giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2024.