Trong phiên giao dịch sáng nay, tại thị trường trong nước ghi nhận giá lúa gạo duy trì ổn định. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam không ghi nhận điều chỉnh mới. Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA) yêu cầu chính phủ nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm để giảm áp lực kho bãi.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 21/2/2025: Giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu ổn định |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại Sa Đéc (Đồng Tháp), nguồn về ít lại, gạo thơm từ Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang có lượng tương đối đẹp hơn hôm qua, giá gạo biến động nhẹ. Riêng kênh chợ, giao dịch chậm, kho mua lựa gạo, giá gạo nguyên liệu kho mua giảm so với hôm qua.
Ở An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lnguồn về lai rai, kho lựa gạo đệp mua, giá gạo giảm tùy chất lượng gạo, thị trường mua bán yếu. Còn tại Lấp Vò (Đồng Tháp), nguồn về ít, chủ yếu từ Campuchia, giá giảm nhẹ tiếp, riêng gạo IR 50404 và thơm khá đẹp vẫn giữ giá.
Tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay đi ngang, gạo OM 380 dao động ở mức 7.450 -7.600 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 ở mức 8.500 - 8.600 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 21/2/2025. |
Tại các chợ lẻ, gạo thơm Jasmine hiện đang được giao dịch ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo thường dao động ở mốc 14.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Thị trường nếp tiếp tục ổn định. Hiện, giá nếp IR 4625 (khô) ở mức 9.800 - 10.100 đồng/kg; nếp 3 tháng khô duy trì ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 21/2/2025. |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, lượng có khá, giao dịch mua bán chậm. Tại Cà Mau, nông dân chào bán lúa giá cao, vắng người mua mới, hầu như không có giao dịch. Tại Hậu Giang, thương lái ngưng mua nhiều, chủ yếu xin bớt lấy lúa đã cọc.
Tại Cần Thơ, giao dịch lúa tiếp tục ngưng trệ, vắng người mua, một số thương lái trả giá thấp. Tại An Giang, giá giảm nhẹ tại một số huyện, lúa đẹp nhiều nông dân giữ giá cao, giao dịch mua bán chậm. Tại Kiên Giang, giao dịch lúa rất chậm, giá lúa thơm giảm.
Với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa gạo hôm nay không ghi nhận biến động mới. Cụ thể, lúa Đài Thơm 8 đang được các thương lái thu mua ở mức 6.400 - 6.600 đồng/kg; lúa OM 380 dao động trong khoảng 6.500 - 6.700 đồng/kg; lúa OM 5451 có giá 5.800 -6.100 đồng/kg;…
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 21/2/2025. |
Theo Sở Nông nghiệp và Phts triển nông thôn Đồng Tháp, đến nay toàn tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch khoảng 20.000/183.283ha lúa đông xuân, năng suất bình quân hơn 7 tấn/ha, tăng hơn 300kg/ha so với cùng kỳ năm 2024. Mặc dù giá lúa giảm, nông dân vẫn tích cực liên kết với doanh nghiệp và thương lái để tiêu thụ.
Mặt hàng phụ phẩm
Với mặt hàng phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm dao động trong khoảng từ 5.350 - 7.300 đồng/kg. Hiện, giá cám khô tăng 50 đồng, dao động ở mức 5.550 - 5.700 đồng/kg; giá tấm dao động ở mức 7.100 - 7.300 đồng/kg; tấm 3-4 ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 21/2/2025. |
Tại thị trường xuất khẩu
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay không biến động. Cụ thể, giá gạo 5% tấm hiện ở mức 394 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 369 USD/tấn; gạo 100% tấm giữ ở mức 310 USD/tấn.
Trong khi đó, gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan đang được chào bán với giá cao hơn là 414 USD/tấn.
Tương tự, gạo xuất khẩu 5% tấm của Ấn Độ đang đứng ở mức 408 USD/tấn. Còn với gạo xuất khẩu 5% tấm của Pakistan đứng ở mức 395 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với ngày hôm trước.
Như vậy, gạo xuất khẩu của Việt Nam đang thấp nhất trong nhóm 4 nước xuất khẩu hàng đầu, gồm Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan. Năm ngoái, Việt Nam từng hưởng lợi khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu, đưa giá gạo tăng cao và xuất khẩu đạt kỷ lục hơn 9 triệu tấn.
Dữ liệu của Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI) cho thấy tính đến ngày 1/2, tổng dự trữ gạo (bao gồm cả lúa chưa xay xát) đã lên tới 67,6 triệu tấn, cao gấp gần 9 lần mục tiêu dự trữ chỉ 7,6 triệu tấn của chính phủ.
Theo đó, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA) yêu cầu chính phủ nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm để giảm áp lực kho bãi. Nếu được chấp thuận, động thái này có thể giúp giải phóng nguồn cung lớn ra thị trường toàn cầu, đặc biệt là các nước châu Phi và nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, ethanol ở châu Á.