Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, lượng khá, kho mua vào chậm, giá vững.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 18/4/2025: Giá lúa gạo duy trì đà ổn định |
Giá gạo trong nước
Tại các địa phương hôm nay, nhu cầu gạo OM 5451 và thơm khá hơn, giao dịch đều, giá bình ổn. Tại An Giang, lượng khá, kho mua vào chậm, giá vững. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng lai rai, giá ít biến động.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng khá hơn, kho mua chậm, giá ít biến động. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng có lai rai, kho chợ giao dịch chậm, giá ổn định.
Với mặt hàng gạo, tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long giá gạo tiếp tục ổn định. Theo đó, gạo nguyên liệu CL 555 giao dịch ở mức 8.150 - 8.300 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18 trong khoảng 10.150 – 10.300 đồng/kg; giá gạo Jasmine hiện ở mức 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 giữ vững ở mức 7.700 – 7.850 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 hiện ở mức 9.600 – 9.750 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu IR 504 hiện ở mức 7.800 - 8.000 đồng/k; gạo nguyên liệu OM 18 dao động ở mức 9.300 - 9.500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 7.600 - 7.800 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 9 vẫn giữ ổn định ở mức 6.550 - 6.750 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 18/4/2025. |
Tại các chợ lẻ, giá gạo tại các chợ An Giang không biến động. Cụ thể, giá các loại gạo thơm trong khoảng 18.000 - 22.000 đồng/kg; gạo thường bán lẻ vẫn được niêm yết từ 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 18/4/2025. |
Thị trường nếp hôm nay duy trì đi ngang. Hiện, giá nếp IR 4625 (tươi) giữ vững ở mức 7.700 – 7.900 đồng/kg; giá nếp IR 4625 ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg.
Mặt hàng phụ phẩm
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm không có điều chỉnh mới, dao động từ 6.300 - 7.300 đồng/kg. Trong đó, giá cám bất ngờ tăng vọt 450 đồng/kg, lên mức 6.300 - 6.400 đồng/kg; tấm 3-4 ở mức 6.650 - 6.800 đồng/kg; giá tấm thơm dao động từ 7.100 - 7.300 đồng/kg; trấu giao dịch quanh mức 800 - 900 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 18/4/2025. |
Giá lúa trong nước
Tại nhiều địa phương hôm nay, nguồn còn ít, giao dịch mua bán lúa tươi chậm. Tại Trà Vinh, lúa đã vãn đồng, đa số thương lái đã cọc chờ cắt. Trong khi đó, nguồn lúa còn ở An Giang và Cần lai rai, giao dịch mua bán tiếp tục chậm, giá biến động nhẹ.
Tại Kiên Giang, lượng lúa Hòn Đất giảm dần, giá vững. Còn tại Bạc Liêu, giá lúa tươi ST neo cao, nhiều diện tích lúa thơm đã được cọc, nhu cầu hỏi mua vắng.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì đà ổn định. Cụ thể, giá lúa OM 18 (tươi) hiện ở mức 6.800 - 7.000 đồng/kg; lúa thơm trong khoảng 6.550 - 7.000 đồng/kg; lúa thường ở mức 5.800 - 6.400 đồng/kg; giá lúa OM 5451 hiện ở mức 6.200 - 6.400 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 giữ vững ở mức 6.800 -7.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 từ 6.550 - 6.750 đồng/kg; IR 50404 và OM 380 (tươi) trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg…
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 18/4/2025. |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu gạo 100% tấm của Việt Nam ở mức 317 USD/tấn; 25% tấm đang đứng ở mức 370 USD/tấn; giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 396 USD/tấn, giảm nhẹ 1 USD/tấn so với ngày hôm trước, nhưng vẫn đứng đầu trong khu vực.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong quý I tiếp tục tăng trưởng về lượng nhưng giá xuất khẩu lại lao dốc. Trong quý I, Việt Nam xuất khẩu được 2,3 triệu tấn gạo, tăng 5,6% so với mức nền cao của cùng kỳ năm ngoái trong khi giá gạo xuất khẩu bình quân khoảng 492 USD, giảm 21% so với cuối năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ năm 2023.
Thực tế cho thấy xu hướng giá gạo giảm vẫn chưa dừng lại khi tính đến ngày 16/4, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giao dịch ở mức chỉ còn 399 USD. Các thị trường lân cận như Thái Lan, Ấn Độ cũng ghi nhận mức giá thấp nhất 3 năm lần lượt 393 USD và 374 USD/tấn.
Giá gạo bắt đầu giảm mạnh sau khi Ấn Độ xoá bỏ các quy định về việc cấm xuất khẩu gạo. Đây cũng là yếu tố chính khiến “dòng chảy” gạo Việt Nam sang các thị trường có sự thay đổi lớn, đặc biệt là Indonesia.
Trong nhiều năm, Indonesia đóng vai trò là thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Năm ngoái, nước này đứng thứ hai trong số các thị trường nhập khẩu nhiều gạo nhất từ Việt Nam (sau Philippines) với gần 1,3 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2023.
Tuy nhiên, quý I /2025 có sự đảo chiều mạnh khi lượng gạo xuất khẩu sang Indonesia giảm đột ngột tới 97% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 14.373 tấn. Với kết quả này, Indonesia tụt xuống vị trí số 10 các thị trường nhập khẩu nhiều gạo Việt Nam nhất.
Thay vào đó, “dòng chảy” gạo chuyển hướng sang các thị trường Châu Phi như Bờ Biển Ngà (gấp 3 lần), Ghana (gấp 7 lần). Hai thị trường này chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 và thứ 4 về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I.