Giá cà phê cập nhật lúc 06:30:01 ngày 20/12/2024 theo trang giacaphe.com, trên thế giới, giá cà phê Robusta trên sàn London và Arabica New York đồng loạt giảm. Nghị viện EU đồng ý hoãn triển khai Quy định về chống nạn phá rừng ở châu Âu (EUDR).
Tại thị trường trong nước, giá cà phê duy trì đà giảm nhẹ 200 đồng/kg, dao động trong khoảng 122.500 - 124.000 đồng/kg trong phiên giao dịch sáng nay.
Giá cà phê hôm nay 20/12/2024: Giá cà phê trong nước duy trì đà giảm nhẹ 200 đồng/kg. |
Giá cà phê trong nước hôm nay
Trong phiên hôm nay 20/12, giá cà phê tại các công ty trong nước giảm duy trì đà giảm nhẹ 200 đồng/kg.
Cụ thể, báo giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, hiện giao dịch ở mức 123.600 đồng/kg tại Chư Prông; huyện Pleiku và La Grai ở mức mức 123.500 đồng/kg.
Cùng chiều giảm, giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, hiện ở mức 124.000 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giảm 200 đồng/kg, hiện ở mức 122.500 đồng/kg so với tuần trước.
Theo đó, giá cà phê tại Cư M'gar (Đắk Lắk) giảm 200 đồng/kg, giao dịch ở mức 123.800 đồng/kg; huyện Ea H'leo và Buôn Hồ (Đắk Lắk) thu mua cùng mức 123.700 đồng/kg.
Giá cà phê tăng cao đột ngột trong thời gian qua không hoàn toàn phản ánh tình trạng khan hiếm nguồn cung nghiêm trọng, mà chủ yếu là do sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư tài chính và các yếu tố đầu cơ. Các nhà đầu tư tài chính, đặc biệt là trên các sàn giao dịch hàng hóa, đã đẩy giá cà phê lên trong thời gian qua như một chiến lược đầu cơ. Họ tìm cách tận dụng sự biến động của thị trường để kiếm lợi nhuận, thay vì phản ánh tình trạng thực tế của nguồn cung. Điều này làm giá cà phê bị đẩy lên cao mà không phải vì thiếu hụt sản phẩm thực tế.
Vì vậy, sự tăng giá cà phê thời gian qua chủ yếu là do yếu tố đầu cơ và các yếu tố tài chính, không phải do nguồn cung thiếu hụt thực tế. Khi những nhà đầu tư này chốt lời hoặc thị trường điều chỉnh lại, giá cà phê có thể giảm xuống mức ổn định hơn.
Giá cà phê hôm nay trên thị trường thế giới
Giá cà phê robusta tại sàn London tiếp tục duy trì đà giảm trong phiên sáng nay 20/12. Cụ thể, hợp đồng giao tháng 1/2025 giảm 90 USD/tấn (tương đương - 1,75%), ở mức 5.061 USD/tấn; hợp đồng giao tháng 3/2025 giảm 93 USD/tấn (tương đương - 1,81%), ở mức 5.046 USD/tấn; hợp đồng giao tháng 5/2025 giảm 94 USD/tấn (tương đương - 1,85%), ở mức 4.991 USD/tấn;...
Cập nhật: 20/12/2024 lúc 06:30:01 (delay 10 phút). |
Ở diễn biến cùng chiều, trong phiên sáng nay 20/12, giá cà phê Arabica trên sàn New York đồng loạt giảm tại các kỳ hạn giao hàng. Cụ thể, hợp đồng giao hàng tháng 3/2025 giảm 8.90 cent/lb (tương đương - 2,68%), hiện ở mức 323.75 cent/lb; hợp đồng giao hàng tháng 5/2025 giảm 9.10 cent/lb (tương đương - 2,78%), hiện ở mức 318.30 cent/lb; hợp đồng giao hàng tháng 7/2025 giảm 9.70 cent/lb (tương đương - 3,02%), hiện ở mức 311 cent/lb;...
Cập nhật: 20/12/2024 lúc 06:30:01 (delay 10 phút). |
Ngày 17/12, Nghị viện châu Âu đã thông qua đề xuất của Hội đồng châu Âu về việc gia hạn thêm 12 tháng trước khi áp dụng Quy định chống phá rừng (EUDR). Quy định này, nếu được thực thi, sẽ yêu cầu các sản phẩm như cà phê, cacao, dầu cọ và gỗ phải chứng minh rằng không được sản xuất trên đất rừng bị phá.
Việc gia hạn này là một bước quan trọng, nhằm giúp các bên liên quan, bao gồm các nhà sản xuất, doanh nghiệp và các quốc gia xuất khẩu có thêm thời gian để chuẩn bị và thích nghi với các yêu cầu mới. Đặc biệt, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực lên các ngành xuất khẩu nông sản lớn, trong đó có cà phê do các quy định về việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm và các yêu cầu nghiêm ngặt khác.
Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà sản xuất trong EU mà còn đối với các quốc gia xuất khẩu cà phê như Brazil, Việt Nam, Indonesia, những nơi thực thi các quy định này có thể gặp phải thách thức về cơ sở hạ tầng và quy trình theo dõi, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm.
Quyết định này có thể tác động trực tiếp đến giá cà phê trên thị trường quốc tế. Việc hoãn áp dụng EUDR sẽ giảm bớt mối lo ngại về việc áp đặt các rào cản thương mại mới, từ đó có thể giúp duy trì sự ổn định trong nguồn cung và giúp giảm áp lực tăng giá cà phê. Những lo ngại về chi phí tuân thủ quy định cũng được giảm thiểu, giúp các nhà xuất khẩu cà phê có thể tiếp tục giao dịch thuận lợi mà không phải đối mặt với các khó khăn về chứng nhận.
Nhìn chung, gia hạn thời gian thực thi EUDR có thể tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các quốc gia xuất khẩu cà phê và các nhà đầu tư trong ngành cà phê, đồng thời giúp thị trường cà phê quốc tế ổn định hơn trong thời gian tới.