Thứ năm 10/07/2025 08:15
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Gắn doanh nghiệp với đào tạo nâng cao tay nghề người lao động

09/12/2020 09:17
Những quốc gia có cộng đồng doanh nghiệp (DN) phát triển mạnh sẽ có được hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển và lực lượng lao động có kỹ năng nghề cao.

Nắm bắt nhu cầu của DN

Nhu cầu về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động xuất phát từ định hướng phát triển DN. Khi định vị chiến lược về khách hàng, sản phẩm và công nghệ, DN sẽ xác định các tiêu chuẩn, kỹ năng lao động phù hợp đối với người lao động cần tuyển dụng và đào tạo.

DN thường chủ động chiến lược phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh. Trong chiến lược phát triển nhân lực, DN sẽ thực hiện nhiều giải pháp tạo nguồn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hướng liên kết với các cơ sở đào tạo nghề.

Sản phẩm của các cơ sở đào tạo tạo nghề là cung cấp lực lượng lao động cho DN. DN chính là khách hàng của các cơ sở đào tạo nghề nên phải thường xuyên nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của DN để thiết kế chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo sao cho đáp ứng nhu cầu đó. Muốn vậy, DN cần mở rộng cửa để đón các cơ sở đào tạo đến nắm bắt nhu cầu, tham gia góp ý chương trình đào tạo và tiếp học viên thực tập, giáo viên nghiên cứu.

Ở chiều ngược lại, nhà trường cần định hướng giáo dục theo hướng gắn kết với DN. Thường xuyên tổ chức đối thoại, có cơ chế thúc đẩy giáo viên tiếp cận DN giúp sinh viên thực hành, giúp giáo viên nắm bắt nhu cầu đào tạo cũng như những kỹ năng nghề nghiệp mới xuất hiện tại cộng đồng DN.

Mặt khác, các chương trình hỗ trợ phát triển năng lực cho các cơ sở đào tạo nghề cũng chưa quan tâm đến nhu cầu của DN. Các khoản ngân sách hỗ trợ cho nghiên cứu, phát triển đội ngũ giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất chưa tính đến mối liên kết giữa DN và cơ sở đào tạo. Do vậy, nhiều cơ sở đào tạo được đầu tư cơ sở vật chất khang trang nhưng tuyển sinh khó và lao động cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Điều này dẫn đến cản trở phát triển các cơ sở đào tạo nghề trong thời gian tới.

Ngoài nguyên nhân thiếu sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với DN, cơ sở đào tạo nghề còn chịu sự “lấn át” bởi nhu cầu tuyển sinh lớn của các trường đại học tư đang mở rộng quy mô tuyển sinh trong những năm gần đây.

.

Phải song hành cùng DN

Tăng trưởng kinh tế có thể bị mất đi do kỹ năng lao động không đáp ứng được yêu cầu của DN. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra thì yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp của lao động thay đổi rất nhanh, diễn ra ở hầu hết các hoạt động của DN. Đây là thách thức lớn đòi hỏi cơ sở đào tạo nghề phải thay đổi toàn diện từ khâu nắm bắt kỹ năng mới đến thiết kế chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất và nâng cấp lực lượng giáo viên. Vì vậy, nếu cơ sở đào tạo không có cơ chế phát triển song hành cùng với cộng đồng DN thì thiệt hại sẽ đến cho cả hai.

Phương thức học nghề là quan trọng nhất trong đào tạo nghề. Việc cơ sở đào tạo nghề song hành cùng DN trong quá trình tổ chức đào tạo sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía. Cụ thể, cơ sở đào tạo nghề kịp thời nắm bắt nhu cầu về kỹ năng nghề nghiệp mới, tăng tính thực hành, tương tác trong đào tạo, tiết kiệm được chi phí đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao tính thực tiễn cho đội ngũ giáo viên, học viên. Trong khi đó, DN sẽ tận dụng nguồn nhân lực sinh viên thực tập mà không phải trả phí, sử dụng kết quả nghiên cứu của giáo viên để cải tiến quy trình, thao tác sản xuất một cách khoa học. Đồng thời qua đó, cũng góp phần quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu sản phẩm của mình.

Để thúc đẩy tiến trình gắn kết giữa DN và cơ sở đào tạo cần những cơ chế chính sách của nhà nước thúc đẩy. Các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề tập trung cho các chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề có sự liên kết giữa DN với cơ sở đào tạo nghề. Đồng thời, ngân sách ưu tiên hỗ trợ phát triển các chương trình đào tạo hướng tới, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của thị trường lao động và chuyển đổi số.

Các chính sách hỗ trợ phát triển nhân lực nghề không nên phân biệt đối tượng thụ hưởng công hay tư. Quan trọng là cơ sở đào tạo nào có những chương trình, dự án đáp ứng được mục tiêu là sẽ được hỗ trợ. Nếu ưu tiên nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo cho các đơn vị công lập sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại, chậm đổi mới đối với các cơ sở đào tạo công lập.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh thực hiện chủ trương tự chủ toàn diện đối với các cơ sở đào tạo nghề. Chỉ có trao quyền tự chủ mới thúc đẩy tính năng động, sáng tạo, linh hoạt trong đổi mới đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề. Thúc đẩy cơ sở đào tạo tìm đến DN để thực hiện sứ mệnh phát triển nhân lực nghề cho quốc gia.

Hiện nay, ngân sách dành phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động ở Việt Nam không nhỏ, nhưng hiệu quả còn hạn chế. Một số chương trình hỗ trợ đào tạo cho DN chưa đáp ứng được nhu cầu về chương trình, phương pháp và chất lượng. Rất ít DN quan tâm đến các chương trình đào tạo sử dụng ngân sách tổ chức, vì nghi ngờ về chất lượng. Bởi, việc giải ngân ngân sách hỗ trợ đào tạo thường do đơn vị thiếu chuyên môn về đào tạo thực hiện, tổ chức thiếu chuyên nghiệp và thiếu kỹ năng phân tích tính phù hợp của chương trình đào tạo đối với DN.

Theo TS. Huỳnh Thanh Điền (SGGP)

Tin bài khác
Bosch Rexroth và IIC hợp lực kiến tạo nền tảng cho Nhà máy thông minh tại Việt Nam

Bosch Rexroth và IIC hợp lực kiến tạo nền tảng cho Nhà máy thông minh tại Việt Nam

Ngày 9/7/2025, Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 đang định hình lại ngành sản xuất toàn cầu, Bosch Rexroth Việt Nam đã phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) tổ chức hội thảo chuyên đề “ctrlX AUTOMATION & Kassow Robots – Nền tảng vững chắc cho Nhà máy thông minh” tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU), tỉnh Bình Dương (cũ).
"Vua thép" Hòa Phát thiết lập mốc kỷ lục sản lượng bán thép HRC, cổ phiếu "thăng hoa" lên cao nhất 3 năm

"Vua thép" Hòa Phát thiết lập mốc kỷ lục sản lượng bán thép HRC, cổ phiếu "thăng hoa" lên cao nhất 3 năm

Liên tiếp đón nhận nhiều tin vui, cổ phiếu quốc dân HPG lên cao nhất vùng trong 3 năm qua. Qua đó vốn hóa của tập đoàn thép của tỷ phú Trần Đình Long vượt 7 tỷ USD.
Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Trải qua hơn một thập kỷ đồng hành cùng hệ sinh thái đổi mới, Innoex – sau 02 năm tái định vị đã trở thành nền tảng kết nối thực tiễn giữa doanh nghiệp, công nghệ và tăng trưởng đổi mới tại khu vực.
Xí nghiệp Công trình Giao thông Thủy lợi: Phát triển hạ tầng với trách nhiệm cộng đồng

Xí nghiệp Công trình Giao thông Thủy lợi: Phát triển hạ tầng với trách nhiệm cộng đồng

Trong suốt hơn một thập kỷ qua, Xí nghiệp Công trình Giao thông Thủy lợi đã thực hiện tốt việc gắn kết phát triển hạ tầng với trách nhiệm cộng đồng.
CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

Bà Mai Kiều Liên cho rằng ngành sữa có dư địa lớn, cần cơ chế hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh đầu tư, nâng năng suất và cải thiện thu nhập để tăng trưởng bền vững.
Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Ông Đỗ Anh Tú từng giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023–2028 trước khi bất ngờ từ nhiệm toàn bộ chức vụ tại TPBank và Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) hồi tháng 3/2025.
Bamboo Airways bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, tiệm cận điểm hòa vốn năm 2025

Bamboo Airways bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, tiệm cận điểm hòa vốn năm 2025

Tại sự kiện ĐHĐCĐ bất thường năm 2025, các cổ đông của Bamboo Airways đã thống nhất bầu bổ sung các thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát mới nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Một số doanh nghiệp địa ốc như Nhà Khang Điền, Hodeco hay Gilimex đã chủ động mở rộng sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp – một phân khúc được đánh giá là giàu tiềm năng trong trung và dài hạn nhờ dòng tiền cho thuê ổn định.
Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX (mã: GEX) vừa phê duyệt nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con mới mang tên Công ty TNHH Đầu tư GELEX, với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng.
Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Khẳng định năng lực quốc tế, cam kết phát triển xanh và bền vững, đồng hành cùng chiến lược toàn cầu, Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại triển lãm và hội nghị ASEAN Ports & Logistics 2025.
Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Chiến lược nông nghiệp "heo ăn chuối" đang giúp HAGL của bầu Đức tiến gần hơn đến mục tiêu tất toán nợ. Dòng tiền mạnh mẽ từ hai ngành chủ lực này mở ra chương mới cho tập đoàn.
BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Phát huy vai trò của một định chế tài chính hàng đầu đất nước với năng lực công nghệ và chuyển đổi số mạnh mẽ, BIDV sẽ phối hợp triển khai 4 hoạt động hợp tác lớn với Trung tâm Dữ liệu quốc gia - Bộ Công an.
Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín: Giữ vững vị trí tiên phong

Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín: Giữ vững vị trí tiên phong

Trên hành trình 15 năm phát triển (22/6/2010 - 22/6/2025), Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín luôn giữ vị thế tiên phong trong lĩnh vực kế toán - thuế khi hai lần được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập là đơn vị đạt kỷ lục quốc gia trong lĩnh vực thuế.
Khẳng định vị thế nhà thầu tiên phong: CC1 lọt top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025

Khẳng định vị thế nhà thầu tiên phong: CC1 lọt top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025

Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và cách tân trong các ngành kinh tế chủ lực năm 2025, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1) được công bố nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 – Ngành Bất động sản – Xây dựng (VIE10), do Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) bình chọn.
60% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh doanh, bất chấp thách thức thuế quan

60% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh doanh, bất chấp thách thức thuế quan

Sau khi Hoa Kỳ công bố đề xuất áp mức thuế đối ứng 46% vào đầu tháng 4/2025, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn thể hiện tinh thần chủ động ứng phó và hướng đến các giải pháp phát triển dài hạn. Tỷ lệ doanh nghiệp giữ được thái độ lạc quan đạt 60%, phản ánh niềm tin vào khả năng thích ứng và cơ hội mới từ thị trường nội địa lẫn quốc tế.