Gã khổng lồ Grab thực hiện khoản vay lớn chưa từng có trong ngành công nghệ châu Á
- Thương hiệu
- 15:02 02/02/2021
DNHN - Theo Nikkei, Grab vừa thực hiện khoản vay 2 tỷ USD. Khoản vay được cơ cấu dưới dạng khoản vay 5 năm nay và thuộc nhóm có giá cao nhất của lĩnh vực công nghệ Châu Á, Grab cho biết.
Theo thông tin từ Nikkei, gã khổng lồ gọi xe Grab vừa hoàn tất khoản vay 2 tỷ USD - lớn nhất từ trước đến nay. Số tiền này sẽ làm tăng tính thanh khoản tiền mặt của công ty trong bối cảnh họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng hậu đại dịch.

Thông tin này được phát đi trong bối cảnh Grab trước đó nhận cam kết đầu tư một một nhóm các nhà đầu tư định chế quốc tế không tiết lộ danh tính.
Khoản vay được cơ cấu dưới dạng khoản vay 5 năm nay và thuộc nhóm có giá cao nhất của lĩnh vực công nghệ Châu Á, Grab cho biết. Trước đó, Grab kì vọng chỉ có thể thực hiện được khoản vay khoảng 750 triệu USD.
Grab cho biết nguồn vốn mới sẽ được sử dụng để tiếp tục đầu tư cho các mục tiêu tăng trưởng. Grab cũng đang mong muốn đa dạng hoá nguồn vốn của mình. Trước đó, nguồn vốn của startup gọi xe này chủ yếu đến từ vốn đầu tư của các cổ đông.
Được biết, JP Morgan là điều phối chính trong khoản vay lần này. Trong khi đó, khoản vay cũng có sự tham gia của Barclays, Deutsche Bank, HSBC, Mizuho, MUFG, và Standard Chartered.
Kể từ khi thành lập vào năm 2012, Grab đã huy động hàng tỷ USD chủ yếu thông qua hình thức rót vốn đầu tư. Trong số những nhà đầu tư chủ chốt của họ gồm có cả Softbank, Toyota và Microsoft. "Khoản vay mới nhất sẽ giúp mở rộng nguồn tài chính của Grab và thiết lập một cấu trúc vốn đa dạng và dài hạn".
Nguồn vốn mới nhất tới khi sự cạnh tranh trong số những startup kỹ thuật số của Đông Nam Á đang nóng lên vì đại dịch.
Tập đoàn Sea của Singapore - công ty niêm yết giá trị nhất khu vực trị giá hơn 100 tỷ USD đã đầu tư mạnh vào việc chiếm thị phần. Họ đã huy động được gần 3 tỷ USD thông qua việc bán cổ phiếu mới vào tháng 12 để tiếp tục mở rộng, đặc biệt là trong mảng tài chính kỹ thuật số. Trong lĩnh vực này, Grab và Sea sẽ đối đầu trực tiếp khi cả 2 gần đây đã có được giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore.
Kể từ khi thành lập vào năm 2012, Grab đã huy động hàng tỷ USD chủ yếu thông qua hình thức rót vốn đầu tư. Trong số những nhà đầu tư chủ chốt của họ gồm có cả Softbank, Toyota và Microsoft. "Khoản vay mới nhất sẽ giúp mở rộng nguồn tài chính của Grab và thiết lập một cấu trúc vốn đa dạng và dài hạn".
Nguồn vốn mới nhất tới khi sự cạnh tranh trong số những startup kỹ thuật số của Đông Nam Á đang nóng lên vì đại dịch.
Tập đoàn Sea của Singapore - công ty niêm yết giá trị nhất khu vực trị giá hơn 100 tỷ USD đã đầu tư mạnh vào việc chiếm thị phần. Họ đã huy động được gần 3 tỷ USD thông qua việc bán cổ phiếu mới vào tháng 12 để tiếp tục mở rộng, đặc biệt là trong mảng tài chính kỹ thuật số. Trong lĩnh vực này, Grab và Sea sẽ đối đầu trực tiếp khi cả 2 gần đây đã có được giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore.
Đối thủ lớn nhất của Grab là Gojek gần đây cũng đã huy động được 150 triệu USD. Gojek đang đàm phán về tiềm năng sáp nhập với Tokopedia. Nếu thành công, công ty sau kết hợp sẽ trở thành tập đoàn công nghệ kỹ thuật số lớn nhất khu vực.
Grab hiện trị giá 14,3 tỷ USD. Mảng kinh doanh gọi xe đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch do những lệnh cấm đi lại vào năm ngoái. Tuy nhiên mảng dịch vụ giao đồ ăn đang phát triển nhanh. Năm ngoái, Grab nói rằng doanh thu của tập đoàn đã quay trở lại "100% so với mức trước đại dịch".
Việc vay tiền sẽ giúp dòng tiền mặt dự trữ của Grab đạt trên 5 tỷ USD.
Moody's cho biết trong một tuyên bố xếp hạng vào tháng trước rằng số dư tiền mặt của Grab sau khi có khoản vay sẽ "đủ để trang trải dòng tiền hoạt động âm, chi tiêu cho mảng gọi xe, giao đồ ăn cũng như chi trả được các chi phí về nợ trong ít nhất ba năm tới".
Giám đốc điều hành Grab Anthony Tan cho biết trong một tuyên bố rằng công ty của ông "sẽ đầu tư vào việc xây dựng một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đa địa phương lâu dài, để hàng triệu người Đông Nam Á có thể hỗ trợ gia đình và cải thiện cuộc sống của họ bằng các dịch vụ hàng ngày của Grab".
Lyly
Tin liên quan
#Grab

Grab sắp công bố thương vụ sáp nhập SPAC trị giá gần 40 tỷ USD
Theo trang tin Reuter, công ty đặt xe và giao đồ ăn lớn nhất Đông Nam Á Grab Holdings sắp tới sẽ công bố về việc sáp nhập với Altimeter có trụ sở tại Mỹ, định giá Grab ở mức gần 40 tỷ USD và niêm yết công khai.

Grab Financial Group huy động được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A
Công ty tài chính Grab (Grab Financial Group), vừa thông báo nhận hơn 300 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A, vòng gọi vốn này đánh dấu cột mốc tăng trưởng tiếp theo của Grab Financial Group

Grab công bố chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ
Grab vừa chính thức công bố Chương trình Hỗ trợ tăng trưởng cho doanh nghiệp nhỏ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tại Đông Nam Á thích nghi với trạng thái bình thường mới hậu COVID-19.
Đọc thêm Thương hiệu
Cần nâng cao giá trị hạt muối Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra vấn đề làm sao để nâng được giá trị hạt muối nhất là muối của bà con diêm dân.
Tái cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực của LGE tại Hải Phòng
Chiều 14/4, Tổng giám đốc Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Jung Hai Jin khẳng định, việc ngừng sản xuất sản phẩm smartphone tại Hải Phòng là việc thực hiện tái cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp.
Cuộc vật lộn của một biểu tượng kinh tế quốc doanh
Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng lại nằm ngoài bức tranh này.
Cuộc đua nghìn tỉ đô của ngành ô tô
Sau khi nhóm Big Tech đạt giá trị vốn hoá nghìn tỷ đô, nhiều công ty cũng đang quyết liệt hướng tới ngưỡng này và các đại diện của ngành công nghiệp ôtô cũng không phải ngoại lệ.
Cơ hội lật ngược tình thế cho các thương hiệu nội địa Trung Quốc
“Khi thượng đế đóng một cánh cửa, ngài sẽ mở ra một cánh cửa khác”, câu nói này vô tình rất phù hợp với tình hình các thương hiệu nội địa của Trung Quốc. Tuy rằng là “công xưởng thế giới” nhưng bản thân người tiêu dùng nước này vẫn chịu ảnh hưởng bởi nhiều thương hiệu phương Tây. Thế nhưng sau sự kiện bông Tân Cương, xu hướng tiêu dùng sản phẩm quốc nội tăng nhanh chóng, tạo ra một làn sóng mạnh mẽ và một lần nữa mở ra cơ hội cho các nhãn hàng nội địa Trung Quốc.
Microsoft đàm phán mua lại công ty nhận dạng giọng nói Nuance với mức giá khoảng 16 tỷ đô la
CNBC mới đây đã cho rằng, Microsoft đang tiến hành đàm phán để mua lại công ty nhận dạng giọng nói Nuance Communications. Một giao dịch có thể được ký kết sớm và công bố vào ngày ngày hôm nay (12/4).
Quỹ tài trợ của Đại học Harvard bán cổ phiếu tại Toshiba cho nhà đầu tư Singapore
Nikkei ngày hôm nay (12/4) cho biết, Quỹ tài trợ của Đại học Harvard, một cổ đông lớn của Toshiba, đã bán cổ phần của mình trong công ty vào tháng 3.
Kiệu Kỵ (Hà Nội): Sản phẩm làng nghề dát Vàng bạc quỳ mang hồn việt
DNHN - Khi nhắc đến Gia lâm Hà nội là người ta nhắc đến ngay các làng nghề truyền thống có từ lâu đời nhưng làng nghề dát vàng quỳ Kiêu Kỵ cac sản phẩm nơi đây mang trưng riêng nó trải qua bao sóng gió thăng trần nhưng đến nay vẫn bảo tồn, phát triển tinh hoa của làng nghề. Đặc biệt, đã tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương cũng như lao động các tỉnh khác.
Phú Yên: Ứng dụng KH - CN để nâng cao thương hiệu sản phẩm OCOP
DNHN - Để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP thì bắt buộc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp phải đẩy mạnh ứng dụng KH-CN vào quy trình sản xuất, chế biến. Nhận thức được nhiệm vụ trên các ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh, đặc biệt là ngành KH-CN quan tâm triển khai tới các doanh nghiệp, chủ cơ sở, người dân tham gia chương trình.
Quảng Ninh: Hội chợ OCOP - Hè 2021 quy tụ khoảng 320 gian hàng
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2021 là hoạt động thường niên của Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh đã được tổ chức thành công trong nhiều năm; Hội chợ trở thành thương hiệu riêng của Quảng Ninh.