Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã đồng ý bán bớt một phần cổ phần tại một ngân hàng địa phương với giá gần 10 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,5 tỷ đô la). Evergrande đưa ra thông báo hôm thứ tư và cổ phiếu của công ty tăng gần 16% tại Hồng Kông. Được biết, công ty này sẽ bán gần 20% cổ phần của ngân hàng Shengjing cho tập đoàn đầu tư tài chính Shenyang Shengjing thuộc sở hữu nhà nước. Trong những ngày gần đây, nhiều đồn đoán cho rằng các quan chức có thể yêu cầu doanh nghiệp nhà nước trợ Evergrande.
Hơn một phần ba ngân hàng Shengjing thuộc sở hữu của gã khổng lồ bất động sản và người cho vay đã bị tổn thương bởi những rắc rối của Evergrande. Trong một hồ sơ trao đổi chứng khoán, Evergrande nói rằng “vấn đề thanh khoản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Ngân hàng Shengjing” và người cho vay đã yêu cầu tất cả số tiền thu được từ việc mua bán phải được sử dụng để giải quyết “các khoản nợ tài chính” giữa hai bên. Tập đoàn sẽ vẫn giữ 14,75% cổ phần sau khi thỏa thuận kết thúc.
Điều này có nghĩa là Evergrande có khả năng sẽ không thể sử dụng số tiền này cho bất kỳ khoản nợ nào khác. Tuần trước, công ty đã không giải quyết được khoản thanh toán lãi suất 83,5 triệu đô la và hiện đối mặt với một khoản thanh toán lãi trái phiếu khác gần 50 triệu đô la vào thứ tư. Trong khi Evergrande chưa thảo luận công khai về các khoản thanh toán đến hạn đối với trái phiếu bằng đồng đô la, công ty đã đạt được thỏa thuận về lãi suất đối với trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ vào tuần trước. Evergrande là nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất Trung Quốc, với khoản nợ trị giá hơn 300 tỷ đô. Theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv Eikon, con số này bao gồm gần 20 tỷ đô la trái phiếu quốc tế. Các nhà đầu tư đang chờ đợi xem liệu công ty có đáp ứng các nghĩa vụ đối với các trái chủ khác hay tiến gần đến mức vỡ nợ.
Trung Quốc bảo vệ người tiêu dùng
Trong những tuần gần đây, sau khi xảy ra các cuộc biểu tình từ sự vụ của Evergrande, Bắc Kinh đã chuyển trọng tâm sang hạn chế thiệt hại do khủng khoảng và bảo vệ công dân. Trong một tuyên bố tuần này, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cam kết sẽ “duy trì sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng nhà ở”. Mặc dù không đề cập cụ thể đến Evergrande, nhưng phía ngân hàng đã bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính trong vài ngày qua nhằm giúp ổn định tình hình và xoa dịu thần kinh. Thứ ba, cơ quan này cho biết đã thêm 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 15,5 tỷ đô) vào hệ thống với mục đích kéo dài các thanh khoản.
Iris Pang, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại ING, nói rằng động thái này là “một tín hiệu cho thị trường, rằng chính phủ Trung Quốc đang kiểm soát vụ việc và không để vụ việc trở thành một cuộc khủng hoảng sâu sắc”. Một số nhà phân tích đã cảnh báo về những đợt chấn động tiềm tàng trên toàn bộ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nếu không kiểm soát thiệt hại. Evergrande là tập đoàn lớn sử dụng khoảng 200.000 nhân lực và gián tiếp duy trì hơn 3,8 triệu việc làm mỗi năm. Theo Christina Zhu, nhà kinh tế tại Moody's Analytics tại Trung Quốc, bất động sản và các ngành liên quan chiếm tới 20% lực lượng lao động thành thị. Tăng cường thanh khoản “sẽ đảm bảo rằng các nhà cung cấp và nhà thầu liên quan đến bất động sản vẫn tồn tại. Điều này thực sự ngăn chặn bất kỳ sự sa thải quy mô lớn nào từ các lĩnh vực đó", Zhu cho hay. Đồng thời động thái này cũng được thực hiện với ưu tiên quan trọng khác, đó là đảm bảo các dự án bất động sản vẫn tiếp tục được thực hiện để người mua nhà không bị “bỏ rơi”.
Theo phân tích mới đây của Bank of America, Evergrande đã bán được 200.000 căn nhà chưa bàn giao cho người mua. Hôm thứ ba, Bloomberg đưa tin rằng cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) đã yêu cầu các ngân hàng báo cáo tiếp xúc với Evergrande. Người phát ngôn của HKMA cho biết họ duy trì “đối thoại thường xuyên với ngành công nghiệp” và sẽ “không bình luận về chi tiết các cuộc thảo luận với các ngân hàng”. Nhưng trên thực tế, ngân hàng Trung Ương “đã và đang giám sát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực ngân hàng”, vị đại diện này nói thêm. Người này lưu ý câu hỏi trọng tâm vẫn là chính phủ muốn gì: “Có phải chính phủ đang chuẩn bị cho Evergrande vỡ nợ? Điều đó sẽ tạo ra sự biến động trên thị trường hay chính phủ muốn Evergrande tiếp tục điều hành và hoạt động, xây dựng và bán hàng? Chúng tôi vẫn không chắc chính phủ muốn gì... Đó là vấn đề trên thị trường lúc này”.
TL