Thứ bảy 14/06/2025 09:01
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Evergrande, Sinic, Fantasia: Làn sóng nợ Trung Quốc nhấn chìm sự phục hồi kinh tế của Úc?

12/10/2021 11:11
Trung Quốc sẽ không còn cần đến sắt, đồng và than của Úc nhiều như trước. Giờ đây, có lẽ nước Úc cần một chiến lược mới. Bài học của Úc cho thấy việc dựa vào một khách hàng duy nhất là quá nguy hiểm trong theo đuổi thương mại song phương.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: AP)

Như đã biết, châu Úc rất giàu khoáng sản. Những năm 1900, cư dân tại đây đã phát hiện một lượng lớn các mỏ quặng sắt vào đào lên để luyện thành phẩm, biến đây trở thành ngành kinh doanh tiềm năng. Một trăm năm sau, kinh tế Úc phụ thuộc vào nguồn thu từ quặng sắt.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác của nước này không đến từ lượng tiêu thị trong nước mà từ nguồn mua nước ngoài với khoảng 2/3 tổng doanh thu xuất khẩu năm. Tăng trưởng kinh tế của Úc phát triển năm này qua năm khác, không có dấu hiệu suy thoái. Sắt, quặng đồng, than liên tiếp được đào lên với tốc độ nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của ngành bất động sản Trung Quốc cũng như các dự án mở rộng đường sắt. Năm 2020, chỉ riêng quặng sắt đã chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu của xứ sở Chuột Túi, trị giá khoảng 149 tỷ đô la Úc.

Thế nhưng, năm 2021, nền kinh tế nước này chuyển sang bước ngoặt mới. Thời đại Trung Quốc thu mua vô số tài nguyên của Úc đã kết thúc. Cường quốc lớn thứ hai thế giới dần dần ít chi tiêu cho nhập khẩu, trong đó nhu cầu về sắt, than và quặng đồng và hiện đang giảm mạnh do làn sóng nợ có nguy cơ hủy hoại ba nhà phát triển bất động sản là Evergrande, Sinic và Fantasia, báo hiệu dấu chấm hết bùng nổ xây dựng tại trung Quốc. Nhiều công trình được phá dỡ, giải phóng lượng lớn sắt vụn và đồng. Lượng thép và đồng tồn kho này sẽ được tái chế bởi tái chế rẻ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với nấu chảy từ quặng, làm giảm nhu cầu nhập khẩu từ Úc.

Nhìn lại năm 2020, có câu nói rằng “mọi con đường sẽ dẫn đến Bắc Kinh” khi Trung Quốc mở rộng qua Trung Á đến châu Âu, sau đó là tiến tới phía Nam với các nước châu Phi. Trung Quốc có các nguồn nguyên liệu thô và hàng hóa mới, nhờ đó không phải chi tiêu và dự trữ đô la Mỹ. Mặt khác các mối quan hệ được gắn bó chặt chẽ thông qua các khoản vay và dự án cơ sở hạ tầng.

Nói một cách đơn giản, Trung Quốc sẽ không còn cần đến sắt, đồng và than của Úc nhiều như trước. Các vấn đề về kinh phí xung quanh Evergrande là minh chức cho thấy nhu cầu không còn “nóng” khi xây dựng ngừng hoạt động. Tất nhiên nhu cầu từ các lĩnh vực công nghiệp khác và xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ vẫn còn, đặc biệt đối với đường sắt có kế hoạch đến năm 2035 nhưng sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp tái chế quốc nội.

Tháng 7, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã tuyên bố Trung Quốc tăng cường sử dụng phế liệu sẽ tăng lên 320 triệu tấn thép vào năm 2025, tương đương 23% đồng thời đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng trong tái chế các kim loại màu như đồng, nhôm và chì. Trung Quốc ngày nay không vội vàng mua quặng sắt, và nếu có nước này không muốn trả bằng tiền tệ. Khi nguồn phế liệu sử dụng hết, nguồn cung mới sẽ là các nước Trung và Tây Phi.

Đây không phải là tin tốt đối với các nhà khai thác Úc từng mong đợi các mỏ ở châu Phi vẫn sẽ mất vài năm để đi vào hoạt động trước khi làm gián đoạn xuất khẩu từ Úc. Năm 2012, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70% lượng quặng sắt trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, tương đương khoảng 680 triệu tấn. Ngoài sản lượng trong nước khoảng 280 triệu tấn, có khoảng 60% quặng nhập khẩu đến từ Úc. Ngày nay, tổng sản lượng ước tính từ các mỏ đã phát triển đầy đủ ở Tây Phi Guinea và các nước cộng hòa Trung Phi như Congo và Cameroon là từ 400 triệu đến 600 triệu tấn hàng năm.

Các tuyến đường sắt dài khoảng 550km-600km, cảng hàng hóa, máy móc tại mỏ là cơ sở hạ tầng được trang bị để thông thương Trung Quốc – châu Phi. Giờ đây, có lẽ nước Úc cần một chiến lược mới. Bài học của Úc cho thấy việc dựa vào một khách hàng duy nhất là quá nguy hiểm trong kinh doanh. Điều này còn đúng với một số mặt hàng khác như tôm hùm, gỗ và để lại lỗ hổng quá lớn cho nước này.

TL (theo SCMP)

Tin bài khác
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các nhà phân phối tham dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Dự kiến vào tháng 10 tới, Việt Nam có thêm lô gạo phát thải thấp xuất khẩu sang Australia. Đây là những dấu hiệu tích cực không chỉ hoàn thành mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn giúp gạo phát thải thấp của Việt Nam mở rộng hiện diện trên bản đồ xuất khẩu.
Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 chính thức khai mạc vào sáng 12/6 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Sau một năm mất mùa thì niên vụ 2025 quả vải thiều của cả Bắc Giang và Hải Dương dự kiến bội thu và đang được đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vào những thị trường cao cấp.
Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch phục hồi mạnh với 9,2 triệu lượt khách quốc tế, thương mại điện tử vượt 25 tỷ USD, trở thành trụ cột kép hỗ trợ GDP và là động lực tăng trưởng đột phá.
Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc công nghiệp ngành nhựa và cao su ở Hà Nội 2025 (Hanoi Plas 2025) diễn ra từ ngày 4 đến 7/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm I.C.E Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 nhà triển lãm đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, với diện tích trên 9.000 mét vuông.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Không chạy theo số lượng, nhiều doanh nghiệp gạo Việt đang hướng đến các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Mỹ... để xây dựng thương hiệu, nâng giá trị hạt gạo và phát triển bền vững.
Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Việt Nam và bang Iowa (Hoa Kỳ) mở rộng hợp tác nông sản, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng xuyên đại dương, với nhiều thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD.
"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025” được Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân dân TP.HCM; Vụ Thanh toán - Thời báo Ngân hàng và Báo Tuổi Trẻ, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam – Napas tổ chức vào ngày 14 – 15/6 tại đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Nhằm chia sẻ cơ hội phát triển, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh, đoàn kết, chung tay vì nền công nghiệp ô tô Việt Nam, VinFast sẽ tổ chức Hội nghị “Tăng cường nội địa hóa và phát triển hệ thống nhà cung cấp cho VinFast” vào ngày 9/6 tại Hà Nội với nhiều cơ hội và cam kết hấp dẫn.
Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, khi hàng loạt yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập người dân tăng cao, chính sách mở cửa với đầu tư tư nhân và đặc biệt là sự quan tâm ngày càng lớn từ các quỹ đầu tư quốc tế.
Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp tài trợ 67 triệu euro cho dự án truyền tải điện tại Việt Nam – Khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa Quan hệ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), mở ra cơ hội lớn cho giới đầu tư năng lượng.
Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang tích cực làm việc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường và xây dựng các “luồng xanh” cho nông sản xuất khẩu.
Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Tại buổi làm việc với Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị doanh nghiệp Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến và phân phối bán lẻ.