Thứ bảy 19/04/2025 06:27
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Đưa gần 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực vào thí điểm thị trường carbon

16/04/2025 20:25
Trong giai đoạn thí điểm thị trường carbon, Việt Nam sẽ tập trung vào ba ngành phát thải lớn là nhiệt điện, sắt thép và xi măng – với khoảng 200 doanh nghiệp lớn được lựa chọn tham gia.

Nhằm chuẩn bị cơ sở khoa học phục vụ quá trình xây dựng và lựa chọn mô hình thiết kế phù hợp cho thị trường carbon tại Việt Nam, ngày 16/4/2025, Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức hội thảo tham vấn “Đánh giá tác động thị trường carbon trong nước trong giai đoạn thí điểm”.

Đây là một phần của hoạt động hỗ trợ kỹ thuật do Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) tài trợ, nhằm phân tích sâu tác động của hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính (ETS) và tín chỉ carbon tại Việt Nam. Mục tiêu là hỗ trợ Cục Biến đổi khí hậu xây dựng nền tảng pháp lý, kỹ thuật và vận hành cho thị trường carbon, tiến tới giai đoạn vận hành thí điểm từ nay đến cuối năm 2028 và vận hành chính thức từ năm 2029.

Đưa gần 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực vào thí điểm thị trường carbon
Đưa gần 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực vào thí điểm thị trường carbon

Theo ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, hệ thống định giá carbon – đặc biệt là ETS – đang trở thành công cụ hiệu quả, được nhiều quốc gia lựa chọn. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, khi đã xây dựng khung pháp lý cho việc hình thành thị trường carbon nội địa. Cụ thể, Điều 139 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định về tổ chức và phát triển thị trường carbon. Trên cơ sở này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và hiện đang xem xét ban hành phiên bản sửa đổi, bổ sung.

Lộ trình phát triển thị trường carbon đã được xác định rõ ràng, trong đó năm 2025 sẽ là thời điểm vận hành sàn giao dịch carbon thí điểm đầu tiên. Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và Đề án thành lập thị trường carbon đã cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch này.

Trong giai đoạn thí điểm, Việt Nam sẽ tập trung vào ba ngành phát thải lớn: nhiệt điện, sắt thép và xi măng – với khoảng 200 doanh nghiệp lớn được lựa chọn tham gia. Từ thực tiễn đó, các chuyên gia đề xuất đánh giá kỹ lưỡng các phương án thiết kế thị trường, đặc biệt là việc xác định tổng hạn ngạch phát thải và cơ chế phân bổ ban đầu. Ông Quang cho biết, việc lựa chọn phương án phân bổ – miễn phí, đấu giá hay kết hợp – cần dựa trên cơ sở phân tích tác động toàn diện nhằm đảm bảo tính khả thi và phù hợp trong giai đoạn đầu.

Một nội dung được quan tâm không kém là đánh giá tác động kinh tế - xã hội từ các phương án ETS, bao gồm chi phí sản xuất, sức cạnh tranh, đổi mới công nghệ và ảnh hưởng đến việc làm tại các doanh nghiệp thí điểm. Ông Quang nhấn mạnh: “Để thị trường vận hành hiệu quả, cần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới phát triển xanh, tiết kiệm năng lượng”.

Vấn đề sử dụng tín chỉ carbon nội địa để bù trừ phát thải trong hệ thống ETS cũng được đưa ra thảo luận. Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 06, tỷ lệ bù trừ được đề xuất là 30%. Đây được xem là một bước tiến quan trọng, nhưng cũng đòi hỏi cơ chế kiểm soát và tiêu chuẩn rõ ràng để đảm bảo minh bạch, tránh gian lận.

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố then chốt của thị trường carbon là hạ tầng kỹ thuật – bao gồm hệ thống đăng ký quốc gia, sàn giao dịch, và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV). Nhu cầu tăng cường năng lực cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp được xác định là ưu tiên cấp bách trong giai đoạn chuẩn bị.

Từ góc độ quản lý thị trường, hội thảo cũng đặt ra vấn đề thiết kế các cơ chế bình ổn như quỹ dự trữ tín chỉ, giá sàn/giá trần, nhằm hạn chế biến động giá quá lớn trong giai đoạn đầu và bảo đảm tính thanh khoản, minh bạch cho thị trường.

Việc xây dựng một thị trường carbon hiệu quả và công bằng không chỉ là bước tiến trong cam kết ứng phó biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Với sự chuẩn bị nghiêm túc từ khung pháp lý đến hạ tầng kỹ thuật, Việt Nam đang từng bước khẳng định quyết tâm và năng lực trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp và phát triển bền vững.

Tin bài khác
​Thái Bình chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện mùa hè 2025

​Thái Bình chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện mùa hè 2025

Năm 2025, tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh phía bắc dự kiến sẽ đối mặt với áp lực lớn về cung ứng điện do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, đặc biệt trong những tháng hè nắng nóng.
PTSC chia sẻ bài học kinh nghiệm từ dự án Greater Changhua, khẳng định năng lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

PTSC chia sẻ bài học kinh nghiệm từ dự án Greater Changhua, khẳng định năng lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Vừa qua, Hội thảo nghiệm thu kỹ thuật năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam do PTSC và Orsted đã tổ chức thành công thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong khu vực Asean cũng như trên thế giới.
Nhiệt điện Hải Phòng cam kết sản xuất xanh, đồng hành cùng cộng đồng Tam Hưng

Nhiệt điện Hải Phòng cam kết sản xuất xanh, đồng hành cùng cộng đồng Tam Hưng

Chiều ngày 17/4/2025, đoàn đại biểu nhân dân phường Tam Hưng (Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) đã có buổi làm việc và kiểm tra thực tế tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng nhằm đánh giá công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và việc tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình sản xuất, vận hành của nhà máy.
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tự quyết cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp Nhà nước cần được tự quyết cơ chế trả lương như tư nhân

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho rằng doanh nghiệp Nhà nước cũng cần được trao quyền tự chủ về cơ chế trả lương như khu vực tư nhân.
Đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp

Đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý Nhà nước không được phép can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – nhà sáng lập ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek đang "làm mưa làm gió" toàn cầu – vừa chính thức góp mặt trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2025 do Tạp chí TIME bình chọn.
148 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế online trong quý I/2025

148 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế online trong quý I/2025

Hiện có khoảng 66.000 hộ và cá nhân kinh doanh đã đăng ký, kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua Cổng thông tin thương mại điện tử dành riêng cho hộ kinh doanh.
BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Đầu tư IMG (IMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2025-2030.
Nvidia sẽ sản xuất siêu máy tính AI tại Hoa Kỳ

Nvidia sẽ sản xuất siêu máy tính AI tại Hoa Kỳ

Gã khổng lồ chip Nvidia dự kiến ​​sẽ sản xuất cơ sở hạ tầng AI trị giá 500 tỷ đô la tại Hoa Kỳ.
Chủ tịch Tào Đức Thắng: Viettel phải biến “nguy thành cơ” để vươn lên

Chủ tịch Tào Đức Thắng: Viettel phải biến “nguy thành cơ” để vươn lên

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel nhấn mạnh, tinh thần "biến nguy thành cơ", thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng hành cùng Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 và 71.
Đảng bộ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V

Đảng bộ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V

Mới đây, Đảng bộ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
11 tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát để giảm phát thải

11 tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát để giảm phát thải

Việc các doanh nghiệp tích cực tham gia đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát vì mục tiêu giảm phát thải thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Địa ốc Sài Gòn - Saigonres miễn nhiệm lãnh đạo trước thềm đại hội cổ đông

Địa ốc Sài Gòn - Saigonres miễn nhiệm lãnh đạo trước thềm đại hội cổ đông

Người vừa bị miễn nhiệm tại Địa ốc Sài Gòn - Saigonres là đại diện của nhóm cổ đông lớn CTCP Cơ Điện Lạnh (REE – mã: REE), hiện đang nắm giữ 28,87% vốn điều lệ tại Saigonres.
Doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt thách thức từ chính sách thuế của Mỹ: Vina T&T chạy đua với thời gian

Doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt thách thức từ chính sách thuế của Mỹ: Vina T&T chạy đua với thời gian

Trước thách thức thuế quan, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó có Vina T&T, buộc phải hành động nhanh chóng.
Chủ tịch EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu sẽ không rút vốn khỏi Việt Nam

Chủ tịch EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu sẽ không rút vốn khỏi Việt Nam

Trước áp lực thuế quan của Mỹ, Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam khẳng định các doanh nghiệp châu Âu không có ý định rút lui khỏi thị trường Việt Nam.