Cổ phiếu ngành thép đồng pha với nhịp hồi mạnh của giá thép thế giới. Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (21/11), cổ phiếu HPG chốt tại 27.050 đồng/cp, NKG ở mức 22.200 đồng/cp và HSG ở mức 21.900 đồng/cp với khối lượng giao dịch lớn. Điều này cho thấy dòng tiền chú ý vào nhóm cổ phiếu ngành thép, sau gần 01 năm lặng sóng.
Thực tế cho thấy, diễn biến của giá cổ phiếu ngành thép đã và đang đồng pha với nhịp phục hồi mạnh mẽ của giá thép trên thế giới. Hiện giá thép thanh vằn tại Trung Quốc đã hồi phục khoảng 12% lên mức 4.031 CNY/tấn. Chiều ngược lại, giá than luyện đang neo ở mức thấp, quanh vùng đáy. Dữ liệu cho thấy giá than hiện đang dao động dưới ngưỡng 123,25 USD/tấn.
Ngoài yếu tố giá cả, bức tranh ngành thép thế giới nói chung, thời gian gần đây cho thấy nhiều yếu tố tích cực hơn. Trong báo cáo cập nhật của mình, MBS ước tính nguồn cung đã giảm và nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi đáng kể trong năm tới. Theo đó, nguồn cung thép sẽ giảm nhẹ 1% so với năm nay trong bối cảnh sản lượng thép tại thị trường Trung Quốc giảm, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thể khôi phục nguồn cung.
Bên cạnh đó, nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,9%, động lực chính đến từ nhu cầu xây dựng ở EU và Ấn Độ. Điều cũng được dự đoán sẽ tác động tích cực đến giá thép toàn cầu trong những năm tới.
Đối với thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước năm 2023 được ghi nhận ở mức thấp. Nguyên nhân là do thị trường Bất động sản trầm lắng khi nguồn cung dự án giảm mạnh, đây cũng là lí do khiến nhu cầu thép giảm theo, điều này cũng khiến giá thép xây dựng liên tục lao dốc. Theo dự báo của MBS, giá thép trong nước duy trì quanh mức 139 triệu đồng/ tấn, so với cùng kỳ giảm đến 20%.
Tuy nhiên, MBS cũng dự đoán các doanh nghiệp thép dự kiến sẽ tăng trưởng 40% trong cùng kỳ năm 2024 nhờ những yếu tố sau: Doanh thu dự kiến sẽ tăng trở lại 25% so với cùng kỳ nhờ sản lượng tăng và doanh thu tăng giá 9% và 8% so với cùng kỳ; Biên lợi nhuận gộp tăng lên 13% (so với 8% của năm 2023); Chi phí tài chính giảm 30% so với cùng kỳ trong bối cảnh áp lực tỷ giá và chi phí lãi vay chậm lại.
Hai mã cổ phiếu ngành thép được MBS khuyến nghị tiếp tục năm giữ trong năm 2024
Thứ nhất, cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hoà Phát, trong năm 2023 dự kiến sản lượng tiêu thụ đạt 6,3 triệu tấn thép xây dựng, thép tấm cuộn cán nóng (HRC) và phôi thép đạt 114.928 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ, lợi nhuận ròng dự kiến đạt 6.337 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ.
Từ năm 2024, giá thép xây dựng và sản lượng bán ra dự kiến sẽ phục hồi lần lượt 8% và 7% so với cùng kỳ với kỳ vọng về thị trường Bất động sản phục hồi kể từ giữa năm 2024. Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 2,1 triệu tấn, tăng 5% nhờ sự phục hồi dự kiến của nhu cầu thế giới.
Lợi nhuận sau thuế của HPG năm 2024 có thể đạt hơn 10,929 tỷ đồng, tăng 70% nhờ các yếu tố như: Giá bán và sản lượng tăng hơn 7%; Biên lợi nhuận gộp tăng lên 12,8% nhờ giá bán cải thiện và nguyên liệu đầu vào giảm nhẹ; Tỷ giá hối đoái ổn định hơn so với cùng kỳ giúp chi phí tài chính giảm 30%.
Thứ hai, cổ phiếu NKG của CTCP Thép Kim Nam, sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 854.878 triệu tấn so với cùng kỳ, doanh thu đạt 18.759 tỷ đồng, giảm 18,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 179 tỷ đồng (hồi phục từ mức lỗ 126 tỷ đồng
Hiện giá tôn mạ xuất khẩu dự kiến phục hồi lên mức 945 USD/tấn, tăng 8% trong bối cảnh nhu cầu tạo Mỹ và EU phục hồi trong năm 2024. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu dự báo tiếp tục hồi phục 5% khi nguồn cung ở EU vẫn bị ảnh hưởng bởi giá điện tăng.
Lợi nhuận sau thuế của NKG năm 2024 dự kiến có thể đạt 555 tỷ đồng, tăng 66% nhờ các yếu tố sau: Giá bán và sản lượng tăng 5% so với cùng kỳ; Biên lợi nhuận gộp phục hồi lên mức 7,1% vào năm 2024 (tăng khoảng 8% dự báo của năm 2023); Giá cước vận tải hạ nhiệt giúp chi phí vận chuyển giảm 30% so với cùng kỳ.
H.M (t/h)