Dòng vốn FDI vào khu vực châu Á vẫn tăng mạnh trong trung hạn
- 4
- Cơ hội giao thương
- 16:58 11/10/2021
DNHN - Ngày 11/10, Oxford Economics công bố báo cáo mới cho thấy triển vọng đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong trung hạn vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó Trung Quốc có thể là điểm đến hàng đầu của FDI một lần nữa.
Theo đó, Sian Fenner, nhà kinh tế hàng đầu châu Á của Oxford Economics, cho biết, khi các chuỗi cung ứng tiếp tục điều chỉnh theo chi phí lao động cao hơn ở Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ thương mại, Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam, sẵn sàng trở thành người hưởng lợi chính. Dựa trên bảng điểm thu hút FDI mới của Oxford Economics, Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn nhất đối với FDI, chiếm hơn 9% tổng vốn FDI toàn cầu trong thập kỷ tới.

Ảnh minh họa.
Điều đó cho thấy, tỷ trọng dòng vốn FDI toàn cầu có thể sẽ có xu hướng thấp hơn trong giai đoạn 2020-2029, do thành phần đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tiếp tục phát triển và bản thân Trung Quốc đại lục ngày càng trở thành một nguồn đầu tư nước ngoài trong khu vực. Cụ thể, đầu tư nước ngoài có thể sẽ hướng nhiều hơn vào dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa Trung Quốc.
Trong khi đó, vốn FDI trước đây hướng vào lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu có kỹ năng thấp có thể sẽ tiếp tục được chuyển hướng sang các nước châu Á khác. Đặc biệt, Việt Nam được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ những điều chỉnh chuỗi cung ứng này, do vị trí gần Trung Quốc, mức lương thấp và đã tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần cải cách cơ cấu để nâng cao khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và phải đảm bảo giáo dục đầy đủ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Oxford Economics xếp Malaysia là điểm đến hấp dẫn thứ ba đối với dòng vốn FDI trong thập kỷ tới, trong đó Indonesia đứng ở vị trí thứ sáu, sau Ấn Độ. Philippines là một trong những nền kinh tế kém hấp dẫn nhất trong số các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương. Điều này làm tăng thêm sức nặng cho dự báo rằng mức độ sẹo kinh tế do đại dịch gây ra sẽ đặc biệt lớn ở Philippines. Trong khi đó, các nền kinh tế tiên tiến ít có khả năng được hưởng lợi nhất do mức lương cao và triển vọng nhân khẩu học đầy thách thức. Trường hợp ngoại lệ là Đài Loan, Trung Quốc, nơi đại dịch và căng thẳng Mỹ - Trung đã khiến một số công ty đa quốc gia của Đài Loan thuê lại sản xuất.
Nhà kinh tế Fenner lưu ý rằng, môi trường FDI ở các nền kinh tế tiên tiến cũng trở nên hạn chế hơn kể từ sau đại dịch. Đặc biệt, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đều đã đưa ra các quy định kiểm tra chặt chẽ hơn sẽ làm giảm nguồn vốn FDI trong tương lai. Mặc dù các nền kinh tế tiên tiến có thể không phải là điểm đến hấp dẫn đối với FDI, nhưng Ofxord Economics kỳ vọng sẽ vẫn là nguồn cung cấp FDI quan trọng trong khu vực, với Hiệp định RCEP tiếp tục thúc đẩy dòng vốn nội khối khi khối thương mại hội nhập kinh tế hơn.
Theo Báo Công thương
Bài liên quan
#cơ hội

Hơn 55.000 tấn gạo của Việt Nam được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2022
Tổng Công ty Thương mại nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT) vừa thông báo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022. Theo đó, 55.112 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.

Ngành xuất khẩu hàng hóa trong năm 2022 có thể tăng 6-8%
Năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa được nhận định vẫn sẽ chịu ảnh từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp dần quen với dịch bệnh để có những chiến lược ứng phó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Tận dụng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
Các quốc gia tham gia vào thương mại tự do ngày càng có xu hướng phát triển nhanh hơn, đổi mới, cải thiện năng suất và mang lại thu nhập cao hơn và nhiều cơ hội hơn cho người dân, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tương ứng.

Rộng mở cơ hội để hàng Việt vào thị trường Nga
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Nga hiện rất rộng mở, tuy nhiên, do thiếu thông tin về thị trường, chi phí vận chuyển nên doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tiềm năng này.

Cơ hội từ các FTA đang bị bỏ phí
Việc tham gia nhiều FTA là lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu dù thế giới đang trải qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam còn thấp.

Dệt may nâng chất hút FDI
Với hàng loạt hiệp định thương mại tự do được ký kết gần đây, Việt Nam đang tạo ra sức hút mạnh mẽ với các doanh nghiệp ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực phụ liệu dệt may.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Vĩnh Phúc thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư từ Thái Lan
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 4/2022, tỉnh thu hút được 435 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 7,2 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan có 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, đứng thứ 4 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh, chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.
Khai thác thị trường gia vị làm từ cá
Nhìn thoáng qua, thị trường gia vị trông có vẻ tầm thường, nhưng hóa ra lại vô cùng rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới khai thác thị trường. Thị trường đòi hỏi sự đầu tư đáng kể, sản phẩm độc đáo, thay đổi nhãn mác và bao bì thường xuyên và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các công ty Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể dễ dàng kiếm hàng trăm tỷ đồng từ việc bán những chai nước mắm, dầu, gói bột nêm, bột canh.
Việt Nam: Thị trường có sức hút đối với các nhà đầu tư Nhật Bản
Nobuhiko Sasaki, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đã phát biểu với báo điện tử Thế giới & Việt Nam (Thế giới và Việt Nam) về sức hút của Việt Nam như một thị trường tiềm năng, tự hào có nhiều yếu tố để tăng trưởng ổn định trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản.