Động lực “Thịnh vượng chung” của Trung Quốc là gì?

23:55 02/09/2021

Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc đạt được “thịnh vượng chung”, tìm cách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đang đe dọa sự đi lên kinh tế của đất nước và tính hợp pháp dưới sự điều hành của Đảng Cộng sản.

Quang cảnh nhìn từ tòa Trung tâm Tài chính Thương Hải
Quang cảnh nhìn từ tòa Trung tâm Tài chính Thương Hải. (Ảnh: internet)

“Thịnh vượng chung” dường như không phải là ý tưởng mới tại đất nước tỉ dân nhưng là kết quả của sự leo thang mạnh mẽ trong các luận điệu chính thức và một cuộc trấn áp đối với các ngành công nghiệp bao gồm cả công nghệ và giáo dục tư nhân đã làm chao đảo các nhà đầu tư tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ông Tập, đã sẵn sàng bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2022, đang hướng tới sự bất bình đẳng sau khi kết thúc chiến dịch xóa bỏ đói nghèo tuyệt đối, cam kết thực hiện “tiến bộ vững chắc” hướng tới thịnh vượng chung vào năm 2035 và “về cơ bản đạt được” mục tiêu vào năm 2050.

“Thịnh vượng chung” có ý nghĩa gì?

“Thịnh vượng chung” lần đầu tiên được đề cập đến vào những năm 1950 bởi Mao Trạch Đông và được lặp lại vào những năm 1980 bởi Đặng Tiểu Bình, người đã hiện đại hóa nền kinh tế. Ông Đặng nói rằng việc cho phép một số người và khu vực giàu lên trước sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và giúp đạt được mục tiêu cuối cùng là thịnh vượng chung.

Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế theo chính sách lai tạo chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, nhưng đồng thời làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, một sự chia rẽ đe dọa sự ổn định xã hội.

Việc thúc đẩy sự thịnh vượng chung bao gồm các chính sách từ hạn chế trốn thuế và giới hạn số giờ mà nhân viên khu vực công nghệ có thể làm việc đến cấm dạy thêm vì lợi nhuận trong các môn học chính, giới hạn nghiêm ngặt về thời gian trẻ vị thành niên được phép chơi trò chơi điện tử.

Năm nay, ông Tập đã báo hiệu một cam kết cao độ trong việc mang lại sự thịnh vượng chung, nhấn mạnh đó không chỉ là một mục tiêu kinh tế mà là cốt lõi cho nền tảng điều hành của đảng. Một chương trình thử nghiệm ở tỉnh Chiết Giang, một trong những tỉnh giàu có nhất Trung Quốc, được thiết kế để thu hẹp khoảng cách thu nhập vào năm 2025.

Làm thế nào để đạt được?

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết sử dụng thuế và các đòn bẩy phân bổ lại thu nhập khác để mở rộng tỷ lệ công dân có thu nhập trung bình, nâng cao thu nhập của người nghèo, và cấm thu nhập bất hợp pháp. Bắc Kinh rõ ràng khuyến khích các công ty và cá nhân có thu nhập cao đóng góp nhiều hơn cho xã hội thông qua cái gọi là “phân phối thứ ba”, tức là từ thiện và quyên góp.

Một số công ty nặng ký trong ngành công nghệ đã công bố các khoản đóng góp từ thiện lớn và hỗ trợ cho các nỗ lực cứu trợ thiên tai. Gã khổng lồ trò chơi trực tuyến Tencent Holdings cho biết họ sẽ chi 100 tỷ nhân dân tệ (15,47 tỷ USD) cho sự thịnh vượng chung.

Những cải cách đã được thảo luận từ lâu như thực hiện thuế tài sản và thừa kế để giải quyết chênh lệch giàu nghèo có thể đạt được động lực mới. Những người làm chính sách tin rằng những thay đổi như vậy sẽ còn trong nhiều năm nữa. Thuế bất động sản đã được thảo luận trong nhiều năm và hai thí điểm đã được thực hiện ở Thượng Hải và Trùng Khánh từ năm 2011, nhưng có rất ít tiến bộ. Các biện pháp khác sẽ bao gồm cải thiện dịch vụ công và mạng lưới an toàn xã hội.

Tác động kinh tế ra sao?

Giới phân tích cho hay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thận trọng đi theo hướng thận trọng để không làm trật bánh khu vực tư nhân vốn là động lực tăng trưởng và việc làm. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, mục tiêu thịnh vượng chung có thể đẩy nhanh quá trình tái cân bằng kinh tế của Trung Quốc theo hướng tiêu dùng thúc đẩy tăng trưởng, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, nhưng các chính sách cũng có thể gây tổn hại trái ngược.

Tăng thu nhập và cải thiện dịch vụ công, đặc biệt là ở khu vực nông thôn trở nên tích cực cho tiêu dùng, mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn sẽ giảm tiết kiệm phòng ngừa. Nỗ lực này hỗ trợ chiến lược “tuần hoàn kép” của ông Tập để phát triển kinh tế, theo đó Trung Quốc nhằm mục đích thúc đẩy nhu cầu trong nước, đổi mới và tự lực trước căng thẳng với Hoa Kỳ.

TL