Doanh số bán hàng trên thương mại điện tử ở thị trường Trung Quốc vượt xa so với bán lẻ truyền thống
- Cơ hội giao thương
- 09:52 20/02/2021
DNHN - Theo công ty nghiên cứu eMarketer, khoảng 52,1% tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc dự kiến đến từ các giao dịch thương mại điện tử trong năm nay.
Theo trang South China Morning Post đưa tin,thị trường bán lẻ Trung Quốc đã sẵn sàng trở thành thị trường đầu tiên trên thế giới có doanh số bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử vượt xa so với bán lẻ truyền thống. Điều này xảy ra khi doanh số bán lẻ dịp Tết Nguyên đán vừa qua tại Trung Quốc đã vượt con số kỳ vọng trong bối cảnh kinh tế suy thoái do đại dịch gây ra.
Công ty nghiên cứu eMarketer tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc đến từ các giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021 sẽ đạt dự kiến 52,1%, tăng từ 44,8% so với năm ngoái.

Hiện, không có quốc gia nào khác gần bằng Trung Quốc về doanh số bán hàng trên thương mại điện tử. Thị trường bán lẻ trực tuyến của Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt 28,9% trong năm nay, trong khi Hoa Kỳ sẽ đạt 15%, báo cáo cho biết
Bất chấp những khó khăn trong Lễ hội mùa xuân, chi tiêu cho bán lẻ và ăn uống tại thị trường Trung Quốc tăng 28,7%, đạt mức 821 tỷ nhân dân tệ (127 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù vẫn thấp hơn hơn mục tiêu 1.000 tỷ NDT đặt ra vào năm 2019., theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Trung Quốc.

Bộ cho biết trong suốt năm 2020, doanh số bán lẻ vẫn giảm, nhưng đã tăng vào cuối năm khi niềm tin chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi sau tác động của virus coronavirus. Điều này xảy ra cùng với sự gia tăng hoạt động công nghiệp và sự phục hồi kinh tế.
Nhà kinh tế cao cấp Betty Wang của ANZ Research cho biết làn sóng Covid-19 mới bùng phát trước Tết Nguyên đán tại Trung Quốc đã hạn chế người dân đi du lịch trong kỳ nghỉ nhưng lại không ngăn cản được những người tiêu dùng chi tiêu một khoản lớn cho mua hàng trực tuyến và giao hàng nhanh, bù đắp cho khoản chi tiêu bị mất tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống.
Số lượng hàng hóa cho mua sắm trực tuyến - chủ yếu là rượu, thực phẩm, đồ gia dụng và thức ăn cho vật nuôi, đã tăng gấp bốn lần so với cùng kỳ nghỉ lễ năm 2019, Wang trích dẫn dữ liệu từ Cainiao Smart Logistics
Trung Quốc dường như đã thay đổi hành vi tiêu dùng trong nhiều năm qua, trong đó thương mại điện tử đã tăng tốc thay vì chững lại - eMarketer cho biết.
Đại dịch đã thúc đẩy các giao dịch trực tuyến vốn đã tăng trưởng ổn định nhờ vào các nền tảng thương mại điện tử phổ biến của Trung Quốc như Alibaba; hệ thống thanh toán số như WeChat Pay của Tencent. Ngoài ra nguồn cung cấp dịch vụ giao hàng giá rẻ và một nền văn hóa mua sắm linh hoạt dựa trên điện thoại thông minh cũng thúc đẩy người dùng chi tiêu trên thương mại điện tử.
EMarketer cho biết doanh số bán hàng truyền thống có thể sẽ giảm 9,8% trong năm nay, sau khi giảm 18,6% vào năm ngoái, trong khi doanh số thương mại điện tử tăng 27,5% vào năm 2020 và có thể sẽ tăng thêm 21% vào năm 2021.
EMarketer cho biết doanh số bán hàng truyền thống có thể sẽ giảm 9,8% trong năm nay, sau khi đã giảm 18,6% vào năm ngoái, trong khi doanh số thương mại điện tử tăng 27,5% vào năm 2020 và có thể sẽ tăng thêm 21% vào năm 2021.
Sự phát triển liên tục của thương mại điện tử ở Trung Quốc, đặc biệt là thương mại xã hội - sự kết hợp giữa phương tiện truyền thông xã hội và mua sắm trực tuyến bao gồm các chương trình bán hàng WeChat Mini, Pinduoduo và “Livestream (phát trực tiếp)” hoặc “Live commerce (thương mại trực tiếp)” - được thiết lập để thúc đẩy thương mại điện tử hơn nữa, eMarketer cho biết.
Ophenia Liang, giám đốc công ty tiếp thị kỹ thuật số Digital Crew cho biết: “Người tiêu dùng Trung Quốc bị các nhà bán lẻ thương mại điện tử nắm bắt tâm lý, với dịch vụ bán hàng đặt trước hiệu quả, dịch vụ hậu cần nhanh chóng, các tùy chọn thanh toán trực tuyến tiện lợi".
“Do đó, tốc độ tăng trưởng với thương mại điện tử đã tăng theo cấp số nhân trong thập kỷ gần đây ở Trung Quốc. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc, điều này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử", ông nhận định.
Diane Wang, người sáng lập doanh nghiệp xuyên biên giới DHgate cũng đồng thuận: “Vào năm 2021, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế vì chuyển đổi kỹ thuật số đã nổi lên như một con đường quan trọng để giảm thiểu tác động của đại dịch".
Bảo Trinh
Tin liên quan
#thị trường Trung Quốc

Cuộc đụng độ của những gã khổng lồ trên mạng xã hội của Trung Quốc
Tencent và Bytedance đang chiến đấu rộng rãi để kiểm soát lưu lượng truy cập trực tuyến và đảm bảo tăng trưởng trong tương lai.

Doanh số bán hàng của các công ty khởi nghiệp xe điện ở Trung Quốc tăng nhanh bất chấp áp lực cạnh tranh từ Tesla
Các thương hiệu xe điện mới nổi của Trung Quốc đã báo cáo doanh số bán hàng gia tăng mạnh mẽ và thu hẹp khoản lỗ trong năm 2020 bất chấp chiến lược cạnh tranh giá từ hãng Tesla của tỷ phú Elon Musk.

Kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài của tỷ phú bán lẻ Trung Quốc
Trong giai đoạn trước khi xảy ra Covid-19, tỷ phú Ye Guofu, người sáng lập công ty bán lẻ đồ gia dụng với giá cả phải chăng của Trung Quốc Miniso, đã dành hàng tháng trời ở nước ngoài để tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng.

5 chiến lược kinh doanh mà thương hiệu cà phê toàn cầu Starbucks đã làm để chinh phục thị trường Trung Quốc
Nếu có một công ty lẽ ra thất bại ở Trung Quốc, thì đó sẽ là Starbucks . Trung Quốc có hàng ngàn năm lịch sử với một nền văn hóa uống trà gắn liền với người dân. Không ai có thể ngờ rằng người Trung Quốc lại uống cà phê thay cho trà.

Ngành rượu vang Australia đối mặt với một năm khó khăn
Australia là nhà sản xuất rượu vang lớn thứ 5 thế giới và là quê hương của một số vùng trồng nho nguyên liệu nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, hồi tháng 11/2020, Bắc Kinh thông báo áp thuế lên rượu vang Australia, gây khó khăn cho đất nước này.

Việt Nam nhập siêu hơn 35 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc trong năm 2020
Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ).
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Uber đang đầu tư 18 tỷ cổ đô la trên toàn cầu trong đó có cổ phần trị giá 5 tỷ đô la đến từ thương vụ đình đám với SPAC của Grab
Uber là một trong những bên chiến thắng từ thỏa thuận đình đám của Grab vừa qua với SPAC. Cụ thể, công ty là một trong những cổ đông lớn nhất của Grab và với trị giá 40 tỷ đô la của công ty gọi xe là Grab, Uber hiện đang nắm giữ số cổ phần trị giá hơn 5 tỷ đô la.
Vĩnh Phúc: Tổ chức hội chợ tạo môi trường lành mạnh để phát triển làng nghề truyền thống
DNHN - Vừa qua được sự nhất trí của sở ban nghành tỉnh Vĩnh Phúc Hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề và trưng bày sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Phúc được diện ra từ ngày 10/4/2021 đến hết ngày 20/4/2021 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với hàng trăm gian hàng đa dạng chủng loại mẫu mã.
Expo 2021 cơ hội cho doanh nghiệp phát triển
Vietnam Expo 2021 đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến thương mại có quy mô lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Công Thương Việt Nam, đem đến những cơ hội thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa.
Thương mại thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phục hồi
Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu tích cực.
Công bố mở tuyến vận tải trực tiếp Việt Nam - Hàn Quốc
Hãng vận tải hàng hóa lớn thứ 5 thế giới Evergreen vừa công bố về việc sẽ mở tuyến vận tải trực tiếp Việt Nam - Hàn Quốc mang tên KCV vào 15/4.
Chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam, cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch covid-19
Dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên các thị trường, nhưng các nước nhập khẩu chính thủy sản Việt Nam như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chỉ giảm nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam (giảm 3-6%), trong khi thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ vẫn tăng đáng kể.
Trao đổi kinh doanh Úc - Ấn Độ tăng cường quan hệ đối tác thương mại
Mối quan hệ giao thương và đầu tư giữa Úc và Ấn Độ được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua chương trình Trao đổi kinh doanh Úc - Ấn Độ (AIBX)
Châu Á chiếm lĩnh thị trường sản xuất chip và tham vọng của Hoa Kỳ
Nhắc đến sản xuất chip, có hai công ty được đánh giá mạnh mẽ trên thị trường này là TSMC của Đài Loan và Samsung Electronics của Hàn Quốc chiếm tổng hơn 70% thị trường sản xuất chất bán dẫn. Hoa Kỳ từng được biết đến là quốc gia dẫn đầu một thời hiện đã bị bỏ lại trong cuộc đua sau sự kiện một loạt các thay đổi đối với các mô hình kinh doanh trong ngành công nghiệp chất bán dẫn và hiện lên kế hoạch củng cố sự kiểm soát của Washington giành lại ngôi vị dẫn đầu.
Tình trạng thiếu chip lan sang ngành công nghiệp thiết bị gia dụng của Trung Quốc
Theo tập đoàn khổng lồ Midea Group, sự thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn, vốn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất ô tô như Tesla hay nhà sản xuất máy chơi game PlayStation 5 của Sony, giờ đã lan sang lĩnh vực thiết bị gia dụng rộng lớn của Trung Quốc.
Tại sao SME nên đầu tư cho khoa học dữ liệu?
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại rất nhiều lợi thế như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, tự động hóa các quy trình thông qua rô bốt, dữ liệu lớn và nhiều công nghệ khác và quan trọng nhất là đưa đến thay đổi toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Bài viết này nhằm mục đích chỉ ra những lợi ích mà khoa học dữ liệu mang lại khi trở thành một phần trong quy trình của các công ty, cụ thể là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.