Thứ hai 18/11/2024 01:55
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường: Được vay vốn ưu đãi

12/10/2020 00:00
Để giảm thiểu túi ni lông và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa trong năm 2019 và các năm tiếp theo, TP. Hà Nội sẽ nghiên cứu và đề xuất cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, đưa các doanh nghiệp chuyển đổi từ s

Hệ thống siêu thị Lotte đã chuyển sang sử dụng túi cuộn tự hủy, túi ni lông tự hủy sinh học, bao gói rau bằng lá chuối.

Doanh nghiệp “vướng” khi chuyển đổi

Theo Sở Công Thương Hà Nội, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn gặp nhiều vướng mắc khi Nhà nước chưa có cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thuế, vay vốn… cho doanh nghiệp để chuyển đổi từ sản xuất các sản phẩm nhựa sang sản phẩm thân thiện môi trường.

Mặt khác, do yêu cầu túi ni lông thân thiện với môi trường trước khi được Bộ TN&MT cấp Giấy chứng nhận, nhà sản xuất phải có kiểm nghiệm “đạt” về khả năng tự phân hủy tại phòng thí nghiệm được cấp phép tại Ấn Độ/Thụy Điển; tiêu chuẩn kiểm nghiệm này rất khắt khe trong khi tại Việt Nam chưa có đơn vị nào được cấp phép kiểm nghiệm dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp khi sản xuất các loại túi ni lông thân thiện với môi trường.

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, “doanh nghiệp sản xuất có tâm lý e ngại khi sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường sẽ khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm trong thời gian đầu khi mà việc sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường chưa trở thành bắt buộc, phần nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Là đơn vị sản xuất bao bì hàng đầu ở Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên bao bì 27/7 Hà Nội Lê Hồng Quang cho biết, hiện nay, đơn vị đã chuyển đổi sản xuất 50% sản phẩm bao bì trong nước và xuất khẩu sang bao bì thân thiện môi trường, đầu tư hàng triệu đô la để nâng cấp thiết bị, đào tạo công nhân, quản trị doanh nghiệp. Đơn vị đặt mục tiêu đến năm 2022, sẽ chuyển đổi 50% sản phẩm còn lại sang sản phẩm thân thiện môi trường.

Theo ông Lê Hồng Quang, để thuận lợi cho các các doanh nghiệp có thể chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường thành phố nên có đề án nghiên cứu, rà soát lại toàn bộ doanh nghiệp sản xuất từ tổ hợp gia đình cho đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty lớn. Từ đó, mới có những đề án, lộ trình, chuyển đổi, hỗ trợ doanh nghiệp.

“Bên cạnh những hỗ trợ về chủ trương, đường lối, thành phố cần có chính sách hỗ trợ về cho vay vốn ưu đãi, thuế và công nghệ. Tôi cũng lưu ý, các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa nói chung và các nguyên liệu khác được vay theo dự án là tốt nhất” - ông Lê Hồng Quang kiến nghị.

Ưu tiên “vay vốn ưu đãi”

Nhằm giảm thiểu túi ni lông và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất, ông Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu và đề xuất cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ tiên tiến, tái chế các vật liệu khó phân hủy, chuyển sang sản xuất vật dụng, sản phẩm bao bì thân thiện môi trường.

Liên quan đến vấn đề vay vốn, Phó Chủ tịch Nguyễn Doãn Toản yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan đưa danh mục đối tượng các doanh nghiệp chuyển đổi từ công nghệ sản xuất nhựa một lần sang sản phẩm thân thiện môi trường vào danh mục được vay vốn ưu đãi. Nếu các doanh nghiệp, chủ đầu tư có dự án, thông qua các cơ quan đánh giá hiệu quả dự án thành phố sẽ thực hiện cho vay. Ngoài ra, thành phố sẽ kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại có những chính sách, gói tín dụng ưu đãi với đối tượng doanh nghiệp này.

Theo ông Nguyễn Doãn Toản, giải pháp về thuế hết sức quan trọng nhưng việc ban hành chính sách liên quan đến thuế thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Quốc hội. “Trên cơ sở tập hợp ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, thành phố sẽ kiến nghị với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội về việc các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường này với mức thuế nào phù hợp”..

Ngoài ra, thành phố sẽ thường xuyên hỗ trợ về thị trường thông qua xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Làm sao để sau khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường sẽ phân phối ra thị trường trong nước, thậm chí, xúc tiến xuất khẩu ra nước ngoài. Về mặt công nghệ, thành phố giao Sở Công Thương cùng các doanh nghiệp trao đổi, làm việc với Sở KH&CN làm sao để đưa ra được sản phẩm dùng được, thương mại được.

Tuyết Chinh

Tin bài khác
Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Làng nghề sản xuất gạch gốm huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Long An hiện có nhu cầu lớn trong việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Trong quy hoạch từ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 Ninh Thuận sẽ phát triển nền kinh tế xanh: Công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, du lịch xanh, đô thị xanh, chuyển đổi xanh. Tỉnh mong muốn tìm được các nhà đầu tư có tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo phát triển bảo vệ môi trường bền vững.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tích cực giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024, đưa ra các giải pháp để khắc phục các khó khăn.
Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài bày tỏ quyết tâm đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh lên trên 95% vào cuối năm 2024.
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.tháng 11 năm 2024.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.