Chủ nhật 24/11/2024 10:39
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam đang ứng phó với các quy định biến đổi khí hậu thế nào?

24/01/2024 11:17
Ngành công nghiệp thép hiện phải đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu và các quy định về giảm khí thải. Theo đó, các doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam phải có biện pháp ứng phó với quy định về biển đổi khí hậu.
Ảnh minh họa
Doanh nghiệp ngành thép cần phải tập trung thay đổi công nghệ sản xuất để đáp ứng các điều kiện về biến đổi khi hâu (Ảnh: Minh họa)

Tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế

Hiện nay, các doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam đã thực hiện đầu tư vào công nghệ xanh và hiệu quả cao hơn để giảm lượng khí thải và tiêu thụ năng lượng. Công nghệ sạch và tiên tiến như lò cao điện cung cấp nhiệt bằng điện, sử dụng nguyên liệu tái chế, và quá trình tái chế khí thải đã được áp dụng để giảm lượng khí thải trong quá trình sản xuất thép.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam đã tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế như thép phế liệu để giảm sự tác động đến môi trường. Việc tái chế nguyên liệu không chỉ giúp giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, mà còn giúp giảm khí thải carbon trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam cũng đã tập trung vào tối ưu hóa quá trình sản xuất để giảm lượng khí thải và tiêu thụ năng lượng. Điều này bao gồm việc nâng cao hiệu suất các thiết bị, tăng cường quản lý năng lượng và tối ưu hóa quá trình làm việc để giảm lượng khí thải ra khỏi nhà máy.

Đơn cử như, nhà máy Thép xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định được xây dựng trên địa bàn các xã Nghĩa Hải, Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm (huyện Nghĩa Hưng), quy mô 284,97 ha, công suất 7,5 triệu tấn sản phẩm/năm, hoạt động sản xuất chủ yếu là luyện thép tấm HRC và sắt xốp thương phẩm theo nhu cầu của thị trường. Có tổng vốn đầu tư 88.000 tỷ đồng, Dự án Nhà máy Thép xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh, tạo thêm việc làm cho khoảng 15.000 lao động địa phương và được thực hiện theo 3 giai đoạn.

Theo ông Nguyễn Sỹ Linh, Trưởng ban Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu, Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các cam kết quốc tế như: cam kết về giảm phát thải dòng bằng 0, cam kết về giảm phát thải metan toàn cầu hay là cam kết liên quan đến chấm dứt tình trạng phá rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới… đều sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Ông Linh cho biết, một số thị trường lớn như thị trường châu Âu đã đề cập đến những quy định liên quan đến dấu vết carbon hay là chuyển dịch năng lượng. Thời gian qua, doanh nghiệp ngành may Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều do các đơn hàng dịch chuyển sang một quốc gia khác là Banglasdesh. Cũng một quốc gia đang phát triển nhưng mà họ đã chuyển dịch năng lượng theo hướng là năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và ít phát thải hơn nên rất nhiều đơn hàng về dệt may thay vì sản xuất ở Việt Nam thì đã chuyển sang Bangladesh. Một ví dụ khác là liên quan đến cam kết vừa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa hạn chế phá rừng. Mặc dù Việt Nam đã cam kết nhưng hiện tượng phá rừng xảy ra. Do đó, ông Nguyễn Sỹ Linh cho rằng, XK ca cao, cà phê sang các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ… sẽ bị ảnh hưởng.

Tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường

Bên cạnh đó, cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam đã tăng cường tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và giảm khí thải. Điều này bao gồm việc thực hiện quy trình kiểm tra và giám sát chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về chất lượng không khí và nước thải.

Từ đó, các doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam nên tìm kiếm cơ hội hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong và ngoài nước. Việc hợp tác này giúp các doanh nghiệp nắm bắt được những tiến bộ công nghệ và biện pháp ứng phó mới nhất trong lĩnh vực giảm khí thải và bảo vệ môi trường.

Ảnh minh họa
Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam.

Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất siêu hàng hoá của Việt Nam sang EU ước đạt 14,5 tỷ USD, giảm 9,8%. Trong đó, xuất khẩu thép 6 tháng 2023 ước đạt 1,36 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2022 và giảm nhẹ về trị giá xuất khẩu.

Ông Đa cho hay, thời gian qua, Chính phủ đã rất tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và nỗ lực thực hiện các hoạt động nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua. Việt Nam cũng xác định công cụ định giá carbon được áp dụng trong thời gian tới là thị trường carbon nội địa thông qua việc áp dụng hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng phát thải lớn.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, ngành thép Việt Nam và các doanh nghiệp thép đang tiếp tục thực hiện phối hợp với các bộ ngành, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành hàng để có các hành động đáp ứng được CBAM. Đồng thời, tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác động tới Việt Nam đối với các ngành thép có rủi ro rò rỉ carbon cao theo danh sách của EU. Nghiên cứu giải pháp và lộ trình triển khai nhằm cân bằng việc dần giảm phát thải carbon đối với mọi ngành sản xuất, bảo đảm tính cạnh tranh với thế giới.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức khi ứng phó với các quy định biến đổi khí hậu. Đó là chi phí đầu tư ban đầu cao cho việc nâng cấp công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất, cũng như khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư trong thời gian ngắn. Ngoài ra, còn cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức liên quan để đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn về môi trường được thực thi một cách công bằng và nhất quán trong ngành công nghiệp thép.

Như vậy, các doanh nghiệp ngành thép ở Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp ứng phó để giảm khí thải và thích ứng với các quy định biến đổi khí hậu. Từ việc đầu tư vào công nghệ xanh, tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế, tối ưu hóa quá trình sản xuất, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường cho đến việc hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm, các doanh nghiệp ngành thép đang nỗ lực để đóng góp vào việc giảm khí thải và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía chính phủ và các tổ chức liên quan để đảm bảo sự thành công và bền vững của các biện pháp này.

Nghệ Nhân

Tin bài khác
Thời tiết hôm nay 24/11: Không khí lạnh mạnh tràn về từ chiều tối thứ Hai

Thời tiết hôm nay 24/11: Không khí lạnh mạnh tràn về từ chiều tối thứ Hai

Thời tiết hôm nay 24/11, Bắc Bộ đêm lạnh, trưa và chiều trời nắng; Trung Bộ sáng nay nhiều nơi còn mưa to, cảnh báo lũ trên sông; Tây Nguyên nắng đẹp; Nam Bộ trời nắng nóng.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Tôn vinh tri thức, lan tỏa giá trị văn hóa

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Tôn vinh tri thức, lan tỏa giá trị văn hóa

Giải thưởng Sách Quốc gia diễn ra vào ngày 29/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, vinh danh các tác phẩm xuất sắc, là cầu nối giúp sách tiếp cận đông đảo bạn đọc.
Thời tiết hôm nay 23/11: Trung Bộ mưa lớn, Bắc Bộ sắp đón đợt lạnh nhất từ đầu mùa

Thời tiết hôm nay 23/11: Trung Bộ mưa lớn, Bắc Bộ sắp đón đợt lạnh nhất từ đầu mùa

Thời tiết hôm nay 23/11, Bắc Bộ sáng nay trời lạnh, trưa chiều nắng hanh; Trung Bộ hôm nay tiếp tục mưa lớn, cảnh báo lũ trên các sông; Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng.
Thời tiết ngày mai 23/11: Hà Nội lạnh về đêm và sáng sớm, Trung Bộ mưa lớn, có nơi trên 100mm

Thời tiết ngày mai 23/11: Hà Nội lạnh về đêm và sáng sớm, Trung Bộ mưa lớn, có nơi trên 100mm

Thời tiết ngày mai 23/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc lạnh về đêm và sáng, trưa chiều trời nắng. Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi trên 100mm.
Trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu

Trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu

Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
Thời tiết hôm nay 22/11: Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, Trung Bộ mưa lớn đến thứ Bảy

Thời tiết hôm nay 22/11: Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, Trung Bộ mưa lớn đến thứ Bảy

Thời tiết hôm nay 22/11, Bắc Bộ trời hanh khô; Trung Bộ mưa to, cảnh bão lũ lên ở Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi; Tây Nguyên và Nam Bộ đang vào mùa khô, hôm nay trời nắng.
Thời tiết ngày mai 22/11: Hà Nội sáng sớm trời lạnh, miền Trung có mưa lớn

Thời tiết ngày mai 22/11: Hà Nội sáng sớm trời lạnh, miền Trung có mưa lớn

Thời tiết ngày mai 22/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc sáng sớm trời lạnh, trưa chiều trời nắng. Ở miền Trung, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo

Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, việc có cơ chế mua bán điện trực tiếp cũng góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch.
Thời tiết hôm nay 21/11: Hà Nội đêm lạnh, ngày nắng, Trung Bộ đêm nay nhiều nơi có mưa lớn

Thời tiết hôm nay 21/11: Hà Nội đêm lạnh, ngày nắng, Trung Bộ đêm nay nhiều nơi có mưa lớn

Thời tiết hôm nay 21/11, Bắc Bộ trưa và chiều trời nắng khô, Trung Bộ đêm nay nhiều nơi có mưa lớn, Tây Nguyên hôm nay nắng đẹp, Nam Bộ trưa nay trời nắng mạnh.
Thời tiết ngày mai 21/11: Hà Nội lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày mai 21/11: Hà Nội lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày mai 21/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Hà Nội tiếp tục lạnh về đêm và sáng, nắng hanh về trưa và chiều do bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp trên biển.
TP.HCM đề xuất xóa nợ cho người nghèo: Tin mừng cho hàng nghìn gia đình

TP.HCM đề xuất xóa nợ cho người nghèo: Tin mừng cho hàng nghìn gia đình

TP.HCM đang đề xuất xóa nợ quá hạn cho người nghèo, hộ dân bị thu hồi đất, là cơ hội khởi đầu mới cho những hoàn cảnh khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính.
Thời tiết hôm nay 20/11: Hà Nội nắng hanh đến cuối tuần, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thời tiết hôm nay 20/11: Hà Nội nắng hanh đến cuối tuần, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thời tiết hôm nay 20/11, Bắc Bộ trời nắng ráo, đêm lạnh; Trung Bộ có nơi có mưa; Tây Nguyên và Nam Bộ dần bước vào mùa khô, hôm nay trời nắng; áp thấp nhiệt đới tan dần trên biển.
EVNSPC: Tiếp tục đóng điện, vận hành nhiều công trình điện 110kV trọng điểm  phía Nam

EVNSPC: Tiếp tục đóng điện, vận hành nhiều công trình điện 110kV trọng điểm phía Nam

Với sự điều hành quyết liệt của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), chỉ trong 10 ngày (từ 7/11 - 17/11/2024), thêm 05 công trình lưới điện 110kV trọng điểm trên địa bàn các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang… đã đóng điện thành công.
Bộ LĐ-TB&XH sẽ khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ LĐ-TB&XH sẽ khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục đánh giá mức sống tối thiểu, chỉ số giá tiêu dùng và mức lương thị trường và đưa ra khuyến nghị về lương tối thiểu vùng phù hợp.
Thời tiết ngày mai 20/11: Miền Bắc giảm nhiệt, Hà Nội lạnh 19 độ C

Thời tiết ngày mai 20/11: Miền Bắc giảm nhiệt, Hà Nội lạnh 19 độ C

Thời tiết ngày mai 20/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo bộ phận không khí lạnh mạnh tràn về khiến nhiều nơi ở miền Bắc chuyển lạnh, có nơi trời rét vào đêm và sáng sớm. Tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C.