Thứ ba 13/05/2025 08:58
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp karaoke gánh trên vai các khoản lỗ khổng lồ trong quá trình chờ cơ quan chức năng nghiệm thu hệ thống PCCC

11/03/2023 10:12
Đơn vị kinh doanh karaoke đang trong tình trạng kiệt quệ và đóng cửa vì vướng những rào cản trong việc cải tạo và chờ cơ quan chức năng nghiệm thu hệ thống PCCC.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Những quy định về phòng cháy chữa cháy tại các quán karaoke

Theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, tại Điều 3 - Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có nêu: Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau khi được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh và bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật khác có liên quan. Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội; tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Không lợi dụng hoạt động kinh doanh làm phát sinh tệ nạn xã hội, tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác. Theo Điều 4 Nghị định số 54/2019/NĐ-CP - Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke thì doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 1.7.2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

Căn cứ vào Điều 4 của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh.

Hiện nay, việc trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống PCCC tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke thực hiện theo quy định tại Thông tư số 147/2020/TT-BCA ngày 31.12.2020 của Bộ Công an quy định biện pháp bảo đảm an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.

Theo Thông tư trên, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải có hệ thống họng nước chữa cháy bên trong nhà; hệ thống báo cháy tự động; bình chữa cháy; phương tiện cứu người (công trình cao từ 25m trở lên và diện tích lớn hơn 50 m2 trên một tầng phải trang bị tối thiểu 1 bộ dây thoát hiểm tự cứu hoặc ống tụt); cầu thang thoát hiểm ngoài trời; phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn; phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ; mặt nạ lọc độc… Ngoài ra, cơ sở kinh doanh karaoke còn phải đảm bảo các điều kiện về khoảng cách an toàn PCCC và giao thông phục vụ chữa cháy.

Quán karaoke gánh lỗ để duy trì

Ảnh minh họa
Cơ quan chức năng lập rào chắn barie chuyên dụng, cấm hoạt động do không đảm bảo điều kiện về PCCC, an ninh trật tự/ Nguồn ảnh Sức khỏe & đời sống

Tập thể doanh nghiệp kinh doanh karaoke ở Hà Nội vừa có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và các đơn vị liên quan về tháo gỡ, khó khăn vướng mắc cho các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn.

Theo đó, các doanh nghiệp này cho biết theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn phải tạm dừng hoạt động để thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).

"Từ khi có đợt kiểm tra tổng thể về PCCC đến nay tất cả các cơ sở đều nghiêm chỉnh chấp hành lệnh tạm thời đóng cửa, nhưng đến nay đã hơn 3 tháng mà vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn về PCCC cụ thể nào để các cơ sở khắc phục", văn bản nêu.

Anh Nguyễn Đăng Sỹ, đại diện quán karaoke số 16 Nguyễn Khang (Yên Hoà, Cầu Giấy) cho biết, từ ngày 8/10/2022, lực lượng quản lý về PCCC các quận, huyện tại Hà Nội thực hiện kiểm tra toàn bộ các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn thành phố. "Sau đợt kiểm tra này, đa số các cơ sở karaoke đều bị dừng hoạt động, tạm đình chỉ bởi bị kết luận trong biên bản kiểm tra là: không đảm bảo an toàn về PCCC.", anh Sỹ cho biết.

Đại diện cơ sở karaoke này cũng cho hay: "Trên thực tế, mỗi phòng hát tại Hà Nội, đa số các cơ sở đầu tư trung bình cho trang trí, âm thanh hết khoảng 300-500 triệu đồng/phòng. Với hàng nghìn phòng hát trên toàn địa bàn thủ đô, tổng chi phí đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Rồi tiền thuê mặt bằng, tiền bồi hoàn sửa chữa lại hiện trạng ban đầu.

Ông Huỳnh Quốc Vương, chủ một quán karaoke tại TP Thủ Đức, cho biết đang “đuối” vì quy định PCCC thay đổi liên tục. Theo ông, trước đây các cơ sở kinh doanh karaoke đã được cơ quan chức năng thẩm định đủ tiêu chuẩn hoạt động, giờ có quy chuẩn mới, lại bắt khắc phục, sửa chữa trong vòng một tháng kể từ khi yêu cầu. Doanh nghiệp “vắt chân lên cổ” để làm, mà sau khi làm lại vẫn không được nghiệm thu.

Về vấn đề này, Đại tá Phạm Trung Hiếu - Trưởng Phòng cảnh sát PCCC&CNCH (Công an TP Hà Nội) cho biết, đơn vị đã phân công công an 30 quận, huyện, thị xã giải thích cho các hộ kinh doanh trên địa bàn, không để người dân bức xúc.

"Còn khoảng 400 cơ sở được cấp phép đầy đủ giấy tờ mà vẫn bị tạm đình chỉ hoạt động, có thể do vi phạm một số lỗi như đường hành lang, cầu thang bộ đóng kín lại mở cửa, vật liệu trên hành lang thoát nạn là vật liệu dễ cháy, phòng hát bố trí này kia, diện tích phòng hát bị co hẹp… Tất cả những điều này cơ sở buộc phải khắc phục", ông Hiếu nói.

Còn tại TP. HCM, Đại tá Huỳnh Quang Tâm, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an TP.HCM (PC07), khẳng định cán bộ không làm khó hay chậm trễ khi thẩm định PCCC cho các đơn vị kinh doanh karaoke.

Đại tá Tâm cho biết tất cả cơ sở thực hiện không đúng về an toàn PCCC đều đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động. Đồng thời, cơ quan chức năng yêu cầu lập hồ sơ thiết kế để được thẩm duyệt về PCCC theo các quy định hiện hành. Nếu các đơn vị thực hiện cải tạo theo đúng hồ sơ được thẩm duyệt thì chắc chắn sẽ được kinh doanh trở lại.

“Cơ sở nào đã sửa chữa nhưng chưa được mở cửa trở lại là chưa đảm bảo PCCC theo Quy chuẩn 06/2022. Hoặc do họ tự ý thực hiện sửa chữa, không gửi hồ sơ thiết kế thẩm duyệt, xong xuôi mới yêu cầu cơ quan chức năng xuống thẩm định, như vậy là không đúng quy trình” - Đại tá Tâm nói.

Đại tá Tâm cũng cho biết thực tế trong hơn 400 cơ sở ở TP.HCM không đủ điều kiện hoạt động, mới chỉ có hơn 20 đơn vị gửi hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên, có những đơn vị hồ sơ thiết kế không đạt, có đơn vị hồ sơ thiết kế được thẩm định nhưng quá trình nghiệm thu lại không sửa chữa theo đúng thiết kế ban đầu.

Lâm Nghi (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
70 năm và sứ mệnh của doanh nghiệp "dẫn đường"

70 năm và sứ mệnh của doanh nghiệp "dẫn đường"

Vừa qua, tại TP Hải Phòng, ngành bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (15/5/1955-15/5/2025) và công bố thành lập Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam.
Cần chính sách chống sốc kịp thời cho doanh nghiệp

Cần chính sách chống sốc kịp thời cho doanh nghiệp

Ông Shin JuBack -Tổng Giám đốc Lotte Mart Việt Nam cho rằng cần sớm áp dụng các biện pháp “chống sốc” thiết thực về tài chính và chi phí, giúp doanh nghiệp trụ vững trước cơn “bão” thuế đối ứng đang đe dọa nhiều ngành xuất khẩu chủ lực.
Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt cho biết, từ nay đến tháng 6/2025 sẽ tiếp tục tăng cường tiếp xúc, làm việc với các đối tác Hoa Kỳ để thúc đẩy việc hiện thực hóa các hợp đồng và thỏa thuận đã ký.
Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, khi những yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu đang buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh.
Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68-NQ/TW giúp thay đổi tư duy, tạo đà mạnh mẽ giúp các hộ kinh doanh nhỏ vượt qua khó khăn, áp dụng công nghệ để phát triển bền vững, tiến đến trở thành doanh nghiệp kinh doanh bài bản.
VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia đã chính thức khai trương showroom 3S mới tại thành phố Thuận An, đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho thị trường xe điện tại Bình Dương. Đây là chiến lược mở rộng của Công ty Việt Huỳnh Gia, vốn hoạt động trong lĩnh vực logistics từ năm 2009.
Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 tạo cú hích lớn cho ngành dược. Imexpharm đón đầu xu hướng với năng lực EU-GMP, sản phẩm công nghệ cao và chiến lược tăng trưởng rõ ràng.
Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Lý giải cho tăng trưởng ấn tượng số doanh nghiệp thành lập mới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chỉ ra bốn yếu tố chủ chốt đang tạo nền tảng cho sự khởi sắc.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

“Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập”. Đó là nhìn nhận của doanh nhân Trần Thị Vui – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui.
Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành Chương trình hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các định hướng chiến lược tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Quý 1/2025 đánh dấu một giai đoạn “chững lại” trong tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sau chuỗi quý phục hồi mạnh.
FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

Thương vụ thâu tóm công ty công nghệ David Lamm Consulting sẽ giúp FPT nâng cao năng lực cung cấp các giải pháp và dịch vụ số cho doanh nghiệp năng lượng.
Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đã chuyển sang thế chủ động thông qua việc đầu tư bài bản, chuẩn hóa quy trình sản xuất và tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt.
Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Với hơn 20 năm gắn bó và cống hiến tại ThaiBinh Seed, bà Trần Thị Trà chính thức đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, tiếp nối di sản của người cha - Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, dẫn dắt tập đoàn vững bước phát triển bền vững.