Thứ năm 10/07/2025 11:03
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Định giá carbon: Xu hướng chính sách toàn cầu và chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp

Khi các quốc gia tìm cách đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, chính sách định giá carbon sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Bằng cách chủ động thích ứng, các doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa được chi phí mà còn đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu về môi trường của khách hàng và nhà đầu tư.

Định giá carbon: xu hướng chính sách toàn cầu

Định giá Carbon (Carbon Pricing) đã được thực hiện như một công cụ chính sách quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu ở nhiều quốc gia. Thuế carbon đầu tiên được Phần Lan áp dụng vào năm 1990. Tính đến tháng 5 năm 2020, đã có 82 sáng kiến ​​về thuế carbon trên 48 quốc gia trên toàn cầu. Không dừng lại ở chính sách đơn lẻ của từng quốc gia, liên minh châu Âu bắt đầu thực hiện đánh thuế carbon từ 2005, sau đó Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đã được thí điểm áp dụng từ ngày 01/10/2023 và sẽ thực hiện đầy đủ từ năm 2026. Cơ chế này sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường EU, dựa trên mức độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.

Định giá carbon: Xu hướng chính sách toàn cầu và chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp
Trung hòa khí thải carbon: Bài toán tốn kém của các quốc gia

Trước mắt, CBAM áp dụng đối với 6 ngành: gang và thép; nhôm; xi măng; phân bón; điện và hydrogen. Nếu hệ thống định giá carbon trong nước được triển khai với mức phát thải của các ngành giữ nguyên như hiện tại, thì chỉ riêng CBAM của châu Âu đã có thể ảnh hưởng tiêu cực đến GDP của Việt Nam lên đến 6,4 tỷ USD vào năm 2030 và đến 11,1 tỷ USD vào năm 2035 (Bộ công thương, 2024). Là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nếu EU mở rộng danh sách mặt hàng thuộc diện điều chỉnh thì mức ảnh hưởng sẽ cao hơn nhiều. Tại Việt Nam, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon cũng đã quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Việt Nam đứng thứ 21 trên thế giới về phát thải carbon, và bên cạnh xuất khẩu, nhiều ngành hàng ở Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu từ phần còn lại của thế giới. Trong bối cảnh định giá carbon đã trở thành xu hướng chính sách toàn cầu như vậy, các doanh nghiệp cần phải lưu tâm đến tác động của chính sách định giá carbon lên hoạt động kinh doanh và cần có chiến lược thích ứng phù hợp.

Chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp

Có nhiều hình thức định giá carbon, trong đó có hai hình thức định giá carbon phổ biến mà các quốc gia hay lựa chọn:

Thuế carbon: chính sách này đặt ra mức giá trực tiếp cho lượng phát thải khí nhà kính và yêu cầu các chủ thể kinh tế phải trả tiền cho mỗi tấn carbon thải ra. Do đó, nó tạo ra động lực tài chính để các doanh nghiệp giảm lượng khí thải bằng cách chuyển sang các quy trình hiệu quả hơn hoặc nhiên liệu sạch hơn để tối ưu hóa chi phí thuế.

Hệ thống giao dịch phát thải (ETS) - còn được gọi là hệ thống mua bán phát thải - đặt ra giới hạn đối với tổng lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp từ các lĩnh vực cụ thể và thiết lập một thị trường nơi các quyền phát thải (dưới hình thức giấy phép) được giao dịch. Cách tiếp cận này cho phép người gây ô nhiễm đạt được mục tiêu giảm phát thải một cách linh hoạt và với chi phí tối ưu nhất.

Với hai hình thức định giá carbon phổ biến nêu trên, có ba chiến lược thích ứng các công ty có thể lựa chọn. Đầu tiên, họ có thể điều chỉnh quy mô sản xuất, điều này đồng nghĩa điều chỉnh tổng lượng khí thải carbon của họ một cách trực tiếp. Thứ hai, các công ty có thể tham gia đầu tư xanh nhằm mục đích làm cho các quy trình công nghiệp trở nên sạch hơn. Thứ ba, với hệ thống mua bán khí thải, họ có thể quản lý và mua bán tín chỉ carbon một cách tối ưu.

Do sự linh hoạt trong lựa chọn chiến lược thích ứng như trên, lượng phát thải ròng của các công ty thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào những lựa chọn mà họ đưa ra.

Ngoài ra, thuế carbon là một chi phí mới được tính vào chi phí hoạt động, do vậy, cùng với việc quản lý việc tuân thủ, doanh nghiệp cần theo sát các thay đổi chính sách định giá carbon của các quốc gia và khu vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá thuế carbon sẽ tác động như thế nào đến mức giá cuối cùng của các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Từ đó có chiến lược ứng phó phù hợp.

Tuy nhiên, thuế carbon có thể khó theo dõi. Chẳng hạn, với Thỏa thuận xanh châu Âu, EU cho phép từng quốc gia thành viên lựa chọn cách áp dụng thuế carbon và các biện pháp giám sát của riêng họ. Số liệu từ năm 2019 cho thấy, trong khi thuế carbon của Na Uy bao gồm 60% tổng lượng khí thải nhà kính của cả nước thì Tây Ban Nha chỉ đánh thuế 3% lượng khí thải do phạm vi thuế hạn chế. Do vậy, để có sự chủ động hơn, doanh nghiệp cần phải dự đoán chính sách định giá carbon và tích hợp chúng ngay từ đầu vào tất cả quy trình kinh doanh của mình. Kinh nghiệm cho thấy các công ty nên bắt đầu bằng cách tích hợp theo chiều dọc chuỗi cung ứng của mình - xem xét mọi thứ từ nguồn cung ứng, chế biến, sản xuất đến bán hàng và hậu cần. Như vậy, việc đánh giá vòng đời sản phẩm trở nên hết sức cần thiết.

Cũng cần nhấn mạnh, chính sách định giá carbon đang thay đổi nhanh chóng không hẳn là một mối đe dọa. Nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy giá trị của việc đầu tư vào chuỗi cung ứng có cường độ carbon thấp hơn và vào công nghệ sạch hơn, vì bên cạnh các giá trị vô hình, họ còn được hưởng lợi từ các khoản tín dụng thuế và trợ cấp do các chính phủ cung cấp để khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch.

Đến đây, cần bàn thêm một chút về đầu tư xanh. Bustamante và Zucchi (2023) đã phân tích hai loại hình đầu tư xanh khác nhau mà một công ty có thể thực hiện cùng với những lợi ích và nhược điểm liên quan.

Loại hình thứ nhất, đầu tư vào các dự án giảm phát thải (abatement) nhằm mục đích bù đắp một phần lượng khí thải của các công ty. Nghĩa là, các công ty tạo ra khí thải thông qua quá trình sản xuất của họ và các dự án giảm nhẹ có tác dụng “làm sạch” một số lượng khí thải này. Trồng cây hoặc thu hồi và lưu trữ carbon là một số ví dụ cho loại hình này. Mặc dù ngay lập tức giảm lượng phát thải ròng của các doanh nghiệp nhưng các dự án giảm phát thải không dẫn đến thay đổi cơ cấu công nghệ.

Loại hình đầu tư xanh thứ hai, đổi mới xanh (green innovation) thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang các công nghệ mới, bền vững hơn và có tác dụng lâu dài – nó làm cho công nghệ của doanh nghiệp vĩnh viễn ít gây ô nhiễm hơn. Mặc dù có tác động lâu dài đến tính bền vững, nhưng đổi mới xanh lại tốn kém hơn so với việc giảm thiểu ô nhiễm, có thời gian chuẩn bị dài và có kết quả không chắc chắn. Chính vì vậy, cộng thêm áp lực tạo ra giá trị cho các cổ đông trên cơ sở cung cấp các báo cáo tài chính ngắn hạn, các công ty gây ô nhiễm nghiêng đầu tư xanh của họ theo hướng giảm thiểu ngắn hạn và tránh xa đổi mới xanh. Đây là lý do giải thích tại sao chính phủ của các quốc gia đã và đang bổ sung các khoản trợ cấp cho đổi mới xanh vào chính sách định giá carbon. Trợ cấp không chỉ thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn vào đầu tư xanh mà còn nghiêng về phía ủng hộ đổi mới xanh. Cũng bởi lý do này, doanh nghiệp cần nhận thức được các cơ hội ưu đãi như tín dụng thuế, trợ cấp tiền mặt và các ưu đãi khác hiện có trong các chương trình phục hồi của chính phủ trên khắp thế giới để tận dụng.

Thay đổi để hướng đến các giá trị dài hạn

Trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp đã trở thành nền tảng của chiến lược kinh doanh hiện đại. Các công ty đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc thể hiện cam kết của mình đối với tính bền vững, không chỉ để đáp ứng các yêu cầu pháp lý mà còn phải phù hợp với sở thích của người tiêu dùng và kỳ vọng của nhà đầu tư. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu về chính sách định giá carbon không hẳn làm giảm lợi ích của cổ đông.

Định giá carbon: Xu hướng chính sách toàn cầu và chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp
Các quốc gia bị đánh thuế cao nếu phát thải nhiều carbon

Ngày càng có nhiều minh chứng thực nghiệm cho thấy tác động của điều tiết khí hậu là khác nhau giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chiến lược thích ứng sớm, tiếp cận chính sách định giá carbon một cách chủ động, thay vì chỉ coi nó như một khoản chi phí, thì bên cạnh các giá trị tài chính như giảm thiểu chi phí thuế, giảm thiểu rủi ro tài chính liên quan đến cơ chế định giá carbon trong tương lai và việc tuân thủ quy định, các doanh nghiệp còn gặt hái giá trị về mặt danh tiếng, vị thế và thu hút khách hàng, tận dụng được các chính sách ưu đãi, đồng thời ảnh hưởng đến mối quan hệ và nhận thức của cổ đông về các giá trị dài hạn. Kết quả là, doanh thu và lợi nhuận được cải thiện. Theo tổng hợp của Friede, Busch và Bassen (2015), có tới 90% các khảo sát thực nghiệm chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa thực hành kinh doanh bền vững vì các giá trị dài hạn và kết quả tài chính của doanh nghiệp. Một phân tích của KPMG (2018) dựa trên dữ liệu S&P Capital IQ trong thời kỳ 15 năm (2003-2017) cũng cho thấy các doanh nghiệp theo đuổi các giá trị dài hạn có doanh thu và lợi nhuận cao hơn hẳn các công ty chỉ tập trung theo đuổi giá trị ngắn hạn (hình 1 và 2).

Theo Khảo sát CEO toàn cầu mới nhất của PWC năm 2024, 45% CEO bày tỏ lo ngại về khả năng tồn tại lâu dài của công ty nếu họ tiếp tục đi theo con đường cũ. Ý thức cấp bách này phản ánh sự nhận thức ngày càng tăng về sự cần thiết phải thay đổi chiến lược kinh doanh để thích nghi với các chính sách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác. Cuộc khảo sát này cũng chỉ ra rằng các CEO đang ngày càng ưu tiên các khoản đầu tư thân thiện với khí hậu. Điều này thể hiện sự sẵn sàng của các CEO trong việc thực hiện những đánh đổi phức tạp để theo đuổi các giá trị dài hạn. Đây là một thuận lợi cho việc thực hành chiến lược kinh doanh bền vững, vì nhận thức về giá trị dài hạn của các nhà quản lý cấp cao được coi là yếu tố quan trọng cho sự chuyển đổi.

Định giá carbon: Xu hướng chính sách toàn cầu và chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp

Tuy vậy, với một quốc gia mà có tới 98% doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ như Việt Nam, để các nhà điều hành doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp nhận thức được rằng các lợi thế cạnh tranh và sức mạnh thị trường đang thay đổi, và do đó, việc các công ty tập trung tạo ra giá trị dài hạn cho tất cả các bên liên quan cũng chính là để tăng lợi ích cho cổ đông, cho chủ doanh nghiệp, có lẽ cần nhiều thời gian hơn. Trong bối cảnh này, đào tạo và truyền thông là cần thiết để chủ doanh nghiệp và các cổ đông hiểu được rằng: khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của một công ty đang ngày càng phụ thuộc nhiều vào việc việc đảm bảo các khía cạnh giá trị gắn với các bên liên quan như vốn nhân lực, vốn tự nhiên, mối quan hệ khách hàng, thương hiệu, quan hệ đối tác và niềm tin. Theo khảo sát của Ocean Tomo (2017), những tài sản vô hình như vậy đã tăng từ 32% vào năm 1985 lên 84% giá trị doanh nghiệp ở năm 2017.

Đến đây, một câu hỏi rất cần được trả lời, đó là: làm sao các công ty có thể xử lý mối quan hệ giữa việc theo đuổi giá trị dài hạn và áp lực thực hiện các mục tiêu ngắn hạn? Câu trả lời tập trung vào các nội dung chính như sau. Thứ nhất, doanh nghiệp cần đánh giá được mối quan hệ hai chiều: (i) các xu hướng xã hội trong tương lai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ra sao; (ii) hoạt động của doanh nghiệp có thể tạo ra các tác động xã hội và môi trường nào, rủi ro và chi phí mà công ty có thể phải gánh chịu liên quan đến việc tạo ra các tác động đó ra sao. Thứ hai, xác định những thay đổi nào trong hoạt động của doanh nghiệp là cần thiết để nắm bắt các cơ hội cũng như giảm thiểu các rủi ro do xu hướng xã hội trong tương lai tạo ra. Ở bước này, việc lắng nghe ý kiến của các bên liên quan để xác định đúng các vấn đề cần thay đổi là rất quan trọng. Ngoài ra, cần sử dụng thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu để đưa ra quyết định phù hợp. Dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp với cả xu hướng thị trường ngắn hạn và những thay đổi dài hạn trong ngành. Thứ ba, cần thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Không chỉ nhận thức của CEO, mà doanh nghiệp còn cần phải tạo dựng được sự ủng hộ từ quản lý cấp trung đến toàn thể người lao động để thực hiện thành công những thay đổi cần thiết. Cuối cùng, thực hiện phân tích các kịch bản, trên cơ sở đó lựa chọn chiến lược đánh đổi và “tốc độ” chuyển đổi phù hợp nhất với điều kiện đặc thù của từng doanh nghiệp.

Khi các quốc gia tìm cách đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, chính sách định giá carbon sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Khi chính sách định giá carbon được thực hiện rộng rãi hơn, các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia) phải đối mặt với bức tranh thuế phức tạp và thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động. Bằng cách chủ động thích ứng, chuyển đổi mô hình hoạt động để giảm lượng khí thải carbon và tận dụng các ưu đãi carbon, các doanh nghiệp sẽ không chỉ xây dựng hoạt động kinh doanh bền vững trong tương lai mà còn đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu về môi trường của khách hàng và nhà đầu tư. Liệu Doanh nghiệp của bạn đã chuẩn bị đủ để sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới?

Tin bài khác
Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Từ năm 2026, người dân Việt Nam sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí mỗi năm – một chủ trương nhân văn mang lại lợi ích thiết thực cho toàn dân.
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định liên quan đến công tác tổ chức bộ máy và cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng. Đây là một hoạt động quan trọng trong tiến trình nâng cao năng lực quản lý, điều hành, hướng tới xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của Khu kinh tế Hải Phòng trong giai đoạn mới.
Thời tiết hôm nay 10/7: Bắc Bộ mưa lớn diện rộng đến ngày 12/7

Thời tiết hôm nay 10/7: Bắc Bộ mưa lớn diện rộng đến ngày 12/7

Thời tiết hôm nay 10/7, Đông Bắc Bộ chấm dứt nắng nóng; Trung Bộ trưa nay tiếp tục nắng nóng, duyên hải Nam Trung Bộ tuần tới nắng khô; cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ có mưa dông về chiều, riêng Nam Bộ trưa có nắng gián đoạn.
Mỗi xã phường một sắc thái, TP. Hồ Chí Minh định hình bản đồ du lịch mới

Mỗi xã phường một sắc thái, TP. Hồ Chí Minh định hình bản đồ du lịch mới

Kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1660 - 9/7/2025) là dịp đặc biệt để TP. Hồ Chí Minh nhìn lại chặng đường phát triển của mình từ một điểm đến năng động, sáng tạo cho đến những hoài bão lớn lao trong tương lai. Trong dòng chảy ấy, ngành du lịch Thành phố không ngừng học hỏi, thay đổi và định hình bản sắc riêng biệt.
Hà Tĩnh quyết liệt giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Hà Tĩnh quyết liệt giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trước yêu cầu cấp bách về tiến độ triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực vào cuộc với tinh thần quyết liệt, đồng bộ và toàn diện trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư, nhằm đảm bảo mục tiêu bàn giao mặt bằng đúng lộ trình theo chỉ đạo của Chính phủ.
Hải Phòng đẩy mạnh quảng bá văn hóa – du lịch – đầu tư qua chuỗi hoạt động bên lề Kỳ họp ABAC 3 năm 2025

Hải Phòng đẩy mạnh quảng bá văn hóa – du lịch – đầu tư qua chuỗi hoạt động bên lề Kỳ họp ABAC 3 năm 2025

Hướng tới Kỳ họp lần thứ 3 năm 2025 của Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC 3), thành phố Hải Phòng đã và đang khẩn trương triển khai chuỗi hoạt động văn hóa – du lịch – xúc tiến đầu tư nhằm quảng bá hình ảnh một thành phố năng động, giàu tiềm năng, bản sắc, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.
Sau sáp nhập, 8/14 sở, ngành Bình Dương đã chuyển cán bộ về TP. Hồ Chí Minh làm việc

Sau sáp nhập, 8/14 sở, ngành Bình Dương đã chuyển cán bộ về TP. Hồ Chí Minh làm việc

Ngày 9/7, tại phường Bình Dương (TP. Hồ Chí Minh), lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Thường trực Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với lãnh đạo 36 xã, phường thuộc khu vực Bình Dương cũ, nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sau sáp nhập và lắng nghe, giải quyết các kiến nghị từ cơ sở.
Nghệ An: “Nóng” vấn đề vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Nghệ An: “Nóng” vấn đề vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Phiên thảo luận tại Tổ 3, Kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã “nóng” về vấn đề vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Tập đoàn SCAVI đề xuất đầu tư nhà máy dệt may tại Quảng Trị

Tập đoàn SCAVI đề xuất đầu tư nhà máy dệt may tại Quảng Trị

Tập đoàn SCAVI mong muốn đầu tư nhà máy dệt may tại Quảng Trị, hình thành chuỗi cung ứng dệt may tại miền Trung. Lãnh đạo tỉnh cam kết đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án.
Thời tiết ngày mai 10/7/2025: Miền Bắc mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày mai 10/7/2025: Miền Bắc mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày mai 10/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ khu vực vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; riêng khu vực đồng bằng đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa rào và dông vài nơi.
Định hình “cực tăng trưởng” mới sau sáp nhập 2 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị

Định hình “cực tăng trưởng” mới sau sáp nhập 2 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị

Sau sáp nhập, các cử tri tại Quảng Trị bày tỏ sự đồng thuận cao với các quyết sách lớn, nhất là mô hình chính quyền 2 cấp. Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, tỉnh Quảng Trị mới đang đứng trước cơ hội lịch sử để vươn lên thành cực tăng trưởng mới của Bắc Trung Bộ.
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kiểm tra thực tế mô hình mới tại phường Phú An sau sáp nhập

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kiểm tra thực tế mô hình mới tại phường Phú An sau sáp nhập

Việc Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được trực tiếp thị sát phường Phú An – địa phương đầu tiên triển khai mô hình bỏ cấp huyện sau sáp nhập đã cho thấy sự quan tâm sát sao của chính quyền thành phố với quá trình tái cấu trúc hành chính và những “bài toán thực thi” tại cơ sở.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đánh giá hiệu quả sáp nhập và định hướng phát triển

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đánh giá hiệu quả sáp nhập và định hướng phát triển

Ngày 9/7/2025, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười cùng Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên đã có buổi làm việc quan trọng với Sở Nông nghiệp và Môi trường, tập trung đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ sau sáp nhập và kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025.
Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng "ảo" liên kết hàng trăm tài khoản TikTok, chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm

Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng "ảo" liên kết hàng trăm tài khoản TikTok, chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa triệt phá một kho hàng quy mô lớn chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài và liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok, có dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới.
Hà Nội thí điểm miễn công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản

Hà Nội thí điểm miễn công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản

Hà Nội xem xét thí điểm không công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho bất động sản giữa cá nhân trong dự án, nhằm cải cách thủ tục hành chính.