Thứ năm 26/12/2024 23:13
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Điểm mặt các tỷ phú công nghệ kiếm bộn tiền nhất trong năm qua

04/04/2024 15:08
Danh sách tỷ phú toàn cầu do Forbes thống kê ghi nhận con số kỷ lục là 2.781 tỷ phú - tăng 141 người so với năm 2023. Trong đó, các tỷ phú công nghệ nắm giữ 2.600 tỷ USD tài sản của thế giới, lớn hơn tất cả các lĩnh vực khác.

Năm nay là một năm rực rỡ đối với những người siêu giàu. Danh sách tỷ phú toàn cầu do Forbes thống kê ghi nhận con số kỷ lục là 2.781 tỷ phú - tăng 141 người so với năm 2023 và 26 người so với kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2021. Giới siêu giàu cũng giàu có hơn bao giờ hết, với tổng tài sản lên tới 14.200 tỷ USD - tăng 2.000 tỷ USD so với một năm trước và cao hơn 1.100 tỷ USD so với kỷ lục trước đó, cũng được thiết lập vào năm 2021.

Trong đó, các tỷ phú công nghệ nắm giữ 2.600 tỷ USD tài sản của thế giới, lớn hơn tất cả các lĩnh vực khác. Trong năm qua, tài sản của nhóm này cũng đã tăng thêm 750 tỷ USD.

Dưới đây là danh sách các tỷ phú công nghệ kiếm nhiều tiền nhất năm qua:

Jeff Bezos - Chủ tịch và Founder của Amazon

Jeff Bezos - Chủ Tịch Và Founder của Amazon
Jeff Bezos - Chủ Tịch và Founder của Amazon.

Sau khi giá cổ phiếu của Công ty thương mại điện tử Amazon tăng 93%, Jeff Bezos đã trở thành tỷ phú công nghệ giàu nhất năm 2024 với khối tài sản trị giá 194 tỷ USD, tăng hơn 80 tỷ USD. Mới đây, nhà sáng lập Amazon đã chi 150 triệu USD để mua căn biệt thự trên đảo “tỷ phú” ở Miami trong kế hoạch chuyển từ Seattle sang Floria sinh sống.

Jeff Bezos thành lập gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon vào năm 1994 tại nhà để xe ở Seattle, sau đó trở thành Chủ tịch điều hành vào năm 2021. Ông sở hữu gần 10% cổ phần công ty. Sau khi ly hôn vợ là MacKenzie vào năm 2019, ông đã chuyển nhượng 1/4 cổ phần Amazon (khi đó là 16%) của mình cho bà. Ngoài Amazon, ông còn sở hữu The Washington Post và Blue Origin, một công ty hàng không vũ trụ đang phát triển tên lửa.

Jeff Bezos thành lập Blue Origin năm 2000. Tỷ phú này muốn mở rộng tầm với của nhân loại trong hệ Mặt trời. Trong nhiều năm, Blue Origin hoạt động gần như hoàn toàn bí mật. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa giao cho Blue Origin hợp đồng chế tạo tàu vũ trụ để đưa phi hành gia từ trái đất lên mặt trăng và ngược lại, trị giá 3,4 tỷ USD. Hợp đồng yêu cầu Blue Origin thực hiện một chuyến bay không người lái lên mặt trăng, sau đó mới là chuyến bay đưa phi hành gia lên hành tinh này, dự kiến vào năm 2029.

Hiện tại, ông là cổ đông lớn nhất của “đế chế” bán lẻ trực tuyến Amazon cho dù đã bán 50 triệu cổ phiếu Amazon trị giá khoảng 8,5 tỷ USD vào tháng 2 vừa qua.

Ông chủ Meta Mark Zuckerberg

Ông chủ Meta Mark Zuckerberg
Ông chủ Meta Mark Zuckerberg.

Không ai kiếm được nhiều tiền hơn so với Mark Zuckerberg, người đã hưởng lợi nhờ cổ phiếu Meta gần như tăng gấp ba lần giữa các đợt cắt giảm chi phí và đặt cược lớn vào AI và Metaverse.

Tài sản của Zuck tăng hơn 116 tỷ USD chỉ sau một năm, đưa ông thành người giàu thứ 4 thế giới với khối tài sản 177 tỷ USD.

Larry Ellison - CTO và Founder của Oracle

Larry Ellison - CTO và Founder của Oracle
Larry Ellison - CTO và Founder của Oracle.

Một thập kỷ sau khi từ chức CEO Oracle, Larry Ellison vẫn là Chủ tịch, Giám đốc Công nghệ và cổ đông lớn nhất của tập đoàn với 40% cổ phần. Việc cổ phiếu Oracle tăng 34% năm vừa qua cũng như khoản cổ tức 1 tỷ USD trước thuế đã giúp tài sản của ông tăng thêm 34 tỷ USD, lên mức 141 tỷ USD.

Tài sản của Ellison tăng vọt khi cổ phiếu công ty phần mềm của ông "lên hương" nhờ cơn sốt các cổ phiếu trí tuệ nhân tạo (AI), sau màn ra mắt thành công ChatGPT của OpenAI. Cơn sốt AI cũng đã thúc đẩy một "cuộc biểu dương sức mạnh" của các cổ phiếu công nghệ trong năm 2023.

Các nhà lãnh đạo khác trong ngành công nghệ cũng đã giàu có hơn nhờ vào sự "điên cuồng" của AI, trong đó có Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang, người hiện có giá trị tài sản ròng lên tới 35 tỷ USD.

Bill Gates - Đồng Chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates

Ảnh minh họa
Tỷ phú Bill Gates.

Bill Gates trước đây thường được biết đến là người giàu nhất thế giới. Tuy vậy, cuộc ly hôn tốn kém vào năm 2021 và việc đem 59 tỷ USD quyên góp từ thiện đã khiến Bill Gates lùi xuống vị trí thứ 4, mức xếp hạng thấp nhất kể từ năm 1992. Năm vừa qua, tài sản của nhà sáng lập Microsoft tăng 24 tỷ USD lên mức 128 tỷ USD.

Các nguồn tin cho biết, chỉ có khoảng 12,5% giá trị tài sản ròng của Gates đến từ Microsoft. Sự giàu có của ông cũng đến từ các khoản đầu tư bất động sản cùng các cổ phần khác trong chuỗi khách sạn sang trọng và những dự án kinh doanh khác. Tỷ phú Bill Gates hiện sở hữu 111.288 ha đất và là chủ đất lớn thứ 42 nước Mỹ. Sở hữu đất ở 17 bang, nhà đồng sáng lập Microsoft cũng là chủ đất nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ, theo Bảng xếp hạng 100 chủ đất lớn nhất của tạp chí chuyên ngành đất đai Land Report.

Phần lớn thu nhập của Gates đều dành cho các hoạt động từ thiện, thông qua quỹ Bill & Melinda Gates. Vào năm 2023, quỹ này cam kết chi 8,3 tỷ USD để chống đói nghèo, bệnh tật và bất bình đẳng, tăng 15% so với năm 2022. Quỹ cũng đặt mục tiêu tăng khoản chi trả lên 9 tỷ USD vào năm 2026.

Trong năm 2023, tỷ phú Bill Gates bắt đầu mở rộng danh mục đầu tư của mình, cho thấy cách tiếp cận chiến lược của ông nhằm giúp quản lý tài sản. Ông đã mua 3,76% cổ phần của Heineken Holding NV, trị giá khoảng 939,87 triệu USD. Khoản đầu tư này cho thấy sự đa dạng hóa lợi ích của Bill Gates ngoài lĩnh vực công nghệ.

Steve Ballmer - Cựu CEO của Microsoft, chủ sở hữu đội bóng Los Angeles Clippers

Steve Ballmer - Cựu CEO của Microsoft, chủ sở hữu đội bóng Los Angeles Clippers
Steve Ballmer - Cựu CEO của Microsoft, chủ sở hữu đội bóng Los Angeles Clippers.

Steve Ballmer, chủ sở hữu đội bóng giá trị thứ 5 tại NBA là Los Angeles Clippers, sở hữu 121 tỷ USD, tăng 40 tỷ USD so với năm 2023, chủ yếu nhờ giá cổ phiếu Clippers lẫn Microsoft tăng vọt

Larry Page - Founder và Thành viên Hội đồng Quản trị của Alphabet (Goolge)

Larry Page không còn liên quan đến hoạt động thường ngày tại Google được 5 năm dù vẫn là cổ đông lớn nhất của công ty. Ông hầu như tránh xa tầm mắt của công chúng và dành thời gian trên 5 hòn đảo tư nhân. Tài sản của ông đã tăng thêm 35 tỷ USD lên 114 tỷ USD trong vòng 12 tháng qua.

Ông đồng sáng lập Google vào năm 1998 cùng với Tiến sĩ Stanford Serge Brin. Với Brin, Page đã phát minh ra thuật toán PageRank của Google, giúp hỗ trợ công cụ tìm kiếm.

Giữa năm 2000, Google cán mốc 1 tỷ URL web được thiết lập, chính thức trở thành công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất hành tinh. Năm 2004, Larry Page cổ phần hoá công ty và đợt IPO đầu tiên của Google diễn ra không lâu sau trên sàn Nasdaq với trị giá lên đến hàng tỷ USD.

Tuy thương vụ IPO đã thành công và mang về cho Larry Page hàng tỷ USD tài sản nhưng nó cũng làm lộ ra nhược điểm lớn nhất của nhà sáng lập. Trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Larry Page là một người rất nhanh nhạy nhưng đối với việc kinh doanh, ông lại thiếu đi sự quyết đoán và tham vọng cần có. Do vậy, ngay sau đợt IPO, năm 2019, Larry Page đã thôi giữ chức Giám đốc điều hành mà đổi sang làm CPO (Giám đốc sản phẩm) và làm việc tại vị trí này trước khi chuyển sang làm tại công ty mẹ Alphabet Inc.

Đôi bạn thân đã tạo nên huyền thoại Google Sergey Brin (trái) và Larry Page - Ảnh: CNBC
Đôi bạn thân đã tạo nên huyền thoại Google - Sergey Brin (trái) và Larry Page - Ảnh: CNBC.

Sergey Brin - Đồng sáng lập Google

Sergey Brin - cộng sự của Larry Page và là người đồng sáng lập Google, gần như đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, ông vẫn là người đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển mô hình chatbot AI Gemini của Google. Ông cũng đầu tư 1,25 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu phương pháp chữa trị bệnh Parkinson, căn bệnh mà ông đang mắc phải. Hiện Sergey Brin nắm trong tay 110 tỷ USD, tăng 34 tỷ USD so với năm ngoái.

Jensen Huang - CEO Nvidia

Jensen Huang - CEO Nvidia
Jensen Huang - CEO Nvidia.

Nvidia đã có một năm đáng kinh ngạc khi giá cổ phiếu tăng 300%. Jensen Huang, CEO và là người nắm 3% cổ phần, nhanh chóng bước vào danh sách 20 người giàu nhất thế giới với 77 tỷ USD, tăng 56 tỷ USD

Ông Huang đã nắm quyền lãnh đạo Nvidia kể từ khi thành lập, với tư cách là đồng sáng lập, CEO, chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị. Ông sở hữu khoảng 3% công ty.

Nhà lãnh đạo công nghệ gốc Đài Loan đã theo học tại Đại học bang Oregon và Đại học Stanford trước khi làm việc tại Công ty chip LSI Logic và Advanced Micro Devices (AMD), sau đó ra mắt Công ty Nvidia cùng với Chris Malachowsky và Curtis Priem. Malachowsky vẫn ở Nvidia, trong khi Priem rời công ty vào đầu những năm 2000.

Nvidia, hiện là một trong những công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán đã báo cáo mức tăng trưởng thu nhập cao bất thường được thúc đẩy bởi sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo.

Michael Dell - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Dell - công ty máy tính hàng đầu thế giới

Michael Saul Dell là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành tập đoàn Dell - công ty máy tính hàng đầu thế giới với doanh thu 56,74 tỷ USD năm 2006.
Michael Saul Dell là Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Dell - công ty máy tính hàng đầu thế giới với doanh thu 56,74 tỷ USD năm 2006.

Michael Dell vừa trải qua năm kinh doanh quan trọng với thương vụ mua bán lớn nhất lịch sử. Tháng 11/2023, Broadcom đã mua lại công ty con VMware của Dell Technologies (nơi ông sở hữu 40% cổ phần) với giá 69 tỷ USD. Năm vừa qua, tài sản của Michael Dell tăng 41 tỷ USD lên 91 tỷ USD.

Được biết, gần một nửa tài sản của Dell đến từ công ty sản xuất máy tính cùng tên có trụ sở tại Texas (Mỹ). Công ty được ông thành lập cách đây 40 năm khi vẫn còn là sinh viên tại Đại học Texas thuộc thành phố Austin, Mỹ.

Mặc dù nổi tiếng với lĩnh vực kinh doanh PC, nhưng dòng máy chủ công suất cao của Dell như H100 và MI300X đã thu hút nhiều sự chú ý nhờ khả năng chạy khối lượng lớn công việc liên quan đến AI.

Thu Hằng (t/h)

Tin bài khác
Streamer Độ Mixi thành lập công ty riêng Mixi Gaming

Streamer Độ Mixi thành lập công ty riêng Mixi Gaming

Ngành nghề kinh doanh chính của Mixi Gaming là quảng cáo. Bên cạnh đó, công ty còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản xuất phim điện ảnh, phim video,...
Nhà cung cấp hàng đầu của Apple nỗ lực đa dạng hóa danh mục kinh doanh

Nhà cung cấp hàng đầu của Apple nỗ lực đa dạng hóa danh mục kinh doanh

Foxconn hiện đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn doanh thu. Hiện tại, công ty đang dành sự quan tâm sang các lĩnh vực mới như xe điện, chất bán dẫn và robot.
Chân dung nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của Google Việt Nam

Chân dung nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của Google Việt Nam

Bà Hoàng Thị Ngọc Diệp trở thành Tổng Giám đốc đầu tiên của Google Việt Nam, mở ra bước ngoặt mới cho sự hiện diện của tập đoàn tại thị trường tiềm năng này.
Vinpearl, Tập đoàn Hoa sen,  Bim Group, Thành Thành Công – Biên Hòa là nhà tuyển dụng được yêu thích nhất

Vinpearl, Tập đoàn Hoa sen, Bim Group, Thành Thành Công – Biên Hòa là nhà tuyển dụng được yêu thích nhất

Ngày 05/12/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, lễ vinh danh “Top Employer of Choice 2024” đã chính thức diễn ra, tôn vinh những doanh nghiệp, nhà tuyển dụng được người lao động trên toàn quốc yêu thích nhất trong năm qua.
Tân Tổng Giám đốc PVOIL làm Người đại diện pháp luật nhiệm kỳ 2021-2025

Tân Tổng Giám đốc PVOIL làm Người đại diện pháp luật nhiệm kỳ 2021-2025

Tiếp nhận vị trí Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Đăng Trình đã báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2024 và việc thực hiện kế hoạch 5 năm cũng như chiến lược dài hạn của Tổng công ty.
Tập đoàn Bảo Việt bổ nhiệm nữ Chủ tịch HĐQT mới

Tập đoàn Bảo Việt bổ nhiệm nữ Chủ tịch HĐQT mới

Tập đoàn Bảo Việt vừa có những thay đổi quan trọng trong cơ cấu lãnh đạo, mở ra cơ hội mới. Liệu sự thay đổi này có ảnh hưởng đến tương lai của tập đoàn?
Sở hữu nhiều giải thưởng uy tín, GELEX tiếp tục khẳng định vị thế

Sở hữu nhiều giải thưởng uy tín, GELEX tiếp tục khẳng định vị thế

Thành lập năm 1990, Tập đoàn GELEX phát triển ấn tượng cùng quá trình chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ qua. Nhiều tổ chức uy tín đã dành tặng cho doanh nghiệp này các giải thưởng, vinh danh uy tín, khẳng định vị thế của GELEX trong cộng đồng doanh nghiệp.
Biến động "ghế nóng" tại REE Corporation: Chuyển giao và thử thách lớn

Biến động "ghế nóng" tại REE Corporation: Chuyển giao và thử thách lớn

Với sự trở lại của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, REE bước vào giai đoạn mới đầy thử thách. Liệu sự thay đổi lãnh đạo có thể giúp công ty vượt qua khó khăn tài chính?
Bầu Đức và cách làm khác biệt khi mời cổ đông tham quan dự án

Bầu Đức và cách làm khác biệt khi mời cổ đông tham quan dự án

Bầu Đức tiếp tục tổ chức các chuyến tham quan đặc biệt cho cổ đông HAGL, giúp họ hiểu rõ hơn về sự phát triển bền vững của tập đoàn nông nghiệp lớn tại Việt Nam và Lào.
Ông Lê Hồng Minh trở lại vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG

Ông Lê Hồng Minh trở lại vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG

Ông Lê Hồng Minh từng được vinh danh trong top 10 nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến Internet Việt Nam (2007-2017) và nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở công ty VinRobotics để sản xuất người máy

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở công ty VinRobotics để sản xuất người máy

Với mục tiêu cách mạng hóa ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng thông báo thành lập VinRobotics, công ty chuyên phát triển và ứng dụng người máy, mở ra hướng đi mới cho công nghệ tại Việt Nam.
KBC của ông Đặng Thành Tâm muốn huy động 6.000 tỷ tái cơ cấu nợ

KBC của ông Đặng Thành Tâm muốn huy động 6.000 tỷ tái cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu để huy động hơn 6.000 tỷ đồng, nhằm tái cơ cấu nợ và bổ sung vốn lưu động.
Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư, tri ân tới 140.000 thành viên Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư, tri ân tới 140.000 thành viên Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng cho biết, kỳ tích của VinFast không chỉ là niềm tự hào của 140.000 cán bộ nhân viên Vingroup và còn của hàng triệu người dân Việt Nam.
Bầu Đức và cuộc cách mạng cây chuối tại Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức và cuộc cách mạng cây chuối tại Hoàng Anh Gia Lai

Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) đã hồi sinh mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của bầu Đức, nhờ vào cây chuối loại cây trồng đơn giản nhưng mang lại tiềm năng lớn trong nông nghiệp Việt Nam.
Novaland bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng Giám đốc

Novaland bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng Giám đốc

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) vừa công bố một quyết định bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng Giám đốc thay cho ông Dennis Ng Teck Yow.