Đi tìm yếu tố cạnh tranh trong thị trường ứng dụng trò chuyện

17:29 13/05/2021

Thị trường ứng dụng trò chuyện đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhờ có sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, đặc biệt là trong bối cảnh bệnh dịch khuyến khích học tập và làm việc tại nhà. Tuy nhiên đâu mới là yếu tố quyết định thắng bại trong cuộc đua này?

Đầu năm nay, The New York Times báo cáo rằng hàng chục triệu người đã tải xuống ứng dụng Signal và Telegram trong vòng một tuần. Cụ thể, Signal đã thu hút người dùng với lời hứa về mã hóa đầu cuối, có nghĩa là chỉ người gửi và người nhận mới có thể đọc nội dung của tin nhắn. Telegram cũng cung cấp một số tùy chọn được mã hóa tương tự nhằm thu hút người dùng sử dụng các phòng chat riêng. Trong khi đó, người dùng WhatsApp bắt đầu lo lắng sau khi ứng dụng này hiển thị thông báo sẽ chia sẻ một số dữ liệu cho Facebook. Trước đây, khi Facebook mới mua lại WhatsApp, người dùng có thể từ chối lựa chọn chia sẻ thông tin nhưng giờ đây các nhà phát triển ứng dụng đã loại bỏ hoàn toàn tính năng này.

Do đó, hàng triệu người đã rời bỏ các ứng dụng trò chuyện phổ biến một thời và chuyển sang những ứng dụng cung cấp nhiều quyền riêng tư hơn. Theo dữ liệu từ Apptopia, Telegram đã có thêm hơn 25 triệu người dùng chỉ trong ba ngày. Người sáng lập Telegram, Pavel Durov chia sẻ tiêu chí kinh doanh của ông hoàn toàn trái ngược với Facebook và Whatsapp khi tôn trọng người dùng về quyền riêng tư. Phía Signal đã thu về gần 1,3 triệu người dùng trong vòng một ngày so với con số trung bình 50 nghìn lượt vào năm ngoái.

SnatchApp
SnatchApp. (Ảnh: internet)

Một gương mặt khác đang nổi lên trong “rừng” các ứng dụng trò chuyện là SnatchApp. Công ty cho biết mong muốn xây dựng hình ảnh nhà phát triển riêng tư nhất, an toàn nhất và cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Signal. Ứng dụng độc đáo này cung cấp quyền truy cập vào nền tảng chatbot (hộp trò chuyện) đa kênh. Điều này có nghĩa là người dùng có thể xây dựng bot (hộp) riêng mà không cần kỹ năng, kiến thức viết mã code. Các bot được xây dựng trên nền tảng của SnatchApp cũng có thể được sử dụng trên Facebook Messenger, Skype, WeChat, Slack và các nền tảng phổ biến khác, giúp các doanh nghiệp quản lý nhân viên trên nhiều nền tảng thân thiện. Người đồng sáng lập SnatchApp Avi Benezra cho biết “Đạt được vị trí dẫn đầu trong ngành về quyền riêng tư và bảo mật sẽ mở đường nâng cao tỷ lệ chấp thuận của chúng tôi trong thế giới doanh nghiệp. Đây là ứng dụng trò chuyện duy nhất kết hợp chuyển tiền, chức năng chatbot và được hỗ trợ bởi AI thúc đẩy hơn 1 triệu người dùng sử dụng trên các hệ điều hành khác nhau”. 

Ứng dụng Zoom và Skype
Ứng dụng Zoom và Skype. (Ảnh: internet)

Tuy nhiên, quyền riêng tư không phải là lý do duy nhất khiến người dùng thay đổi ứng dụng nhắn tin mà họ sử dụng. Lấy trường hợp của Zoom và Skype làm ví dụ. Mặc dù ứng dụng Zoom đã nhiều lần bị chỉ trích do vi phạm quyền riêng tư nhưng ngày càng nhiều các doanh nghiệp và cá nhân trên khắp thế giới lựa chọn ứng dụng này thay vì cái tên quen thuộc là Skype. Blog công nghệ ZDNet đã có cuộc khảo sát người dùng trên Twitter và tìm ra ba lý do chính. Đầu tiên là tính năng của Zoom dễ sử dụng hơn rất nhiều so với Skype, có nghĩa là ngay cả những người không am hiểu về công nghệ cũng có thể dễ dàng sử dụng. Thứ hai là Zoom ít lỗi hơn Skype. Thứ ba là Skype chứa đầy tư rác và hầu như không người dùng nào thoát khỏi cảnh hàng loạt tin nhắn rác đang chờ sẵn mỗi khi mở ứng dụng. Skype đã đi trước thời đại trong nhiều năm nhưng đã đến thời kỳ tụt hậu, nhường chỗ cho Zoom vượt lên trong đại dịch. Trên tất cả, câu hỏi mà các nhà đầu tư đặt ra hiện nay: Gương mặt nào trong số những ứng dụng này sẽ trở thành “người khổng lồ” truyền thông tiếp theo?

TL