Đằng sau làn sóng tẩy chay thương hiệu nước ngoài tại Trung Quốc

15:35 01/04/2021

Làn sóng tẩy chay H&M và các thương hiệu khác sau sự vụ liên quan đến Tân Cương không chỉ gây ra hàng loạt hệ quả mà còn cho thấy một thái độ hà khắc của Trung Quốc trong quản lý nhãn hiệu nước ngoài tại thị trường trong nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Nắm trong tay 1,4 tỷ dân tương đương 1,4 tỷ người tiêu dùng, Trung Quốc xem đây là “vũ khí” đặc biệt thu hút các nhãn hiệu toàn cầu. Trong vài năm qua đã xảy ra không ít sự kiện “tẩy chay” với nhiều thương hiệu nước ngoài tại đất nước tỉ dân. Chính quyền Bắc Kinh cũng không ngần ngại liên tiếp đưa ra các biện pháp trừng phạt như giảm số lượng khách du lịch Hàn Quốc do Seoul triển khai lá chắn tên lửa của Hoa Kỳ và ủng hộ cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Gần đây nhất cùng với H&M là tình tiết liên quan đến Hennes & Mauritz AB do một tuyên bố bày tỏ lo ngại về các báo cáo người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức lao động ở Tân Cương. Giới chuyên gia cho rằng, thực hiện những động thái này, Bắc Kinh vừa muốn tránh né các biện pháp trừng phạt của phương Tây lại vừa trả đũa bằng hiện vật.

Đối với H&M, bị tẩy chay tại Trung Quốc đồng nghĩa với mất nguồn doanh thu khổng lồ 1,1 tỷ đô la mỗi năm, chiếm khoảng 5% doanh thu toàn cầu của hãng và là vấn đề nan giải hơn bao giờ hết trong thời đại các nhà bán lẻ cần tập trung đầu tư mạnh vào chuỗi cung ứng. Những nhãn hàng bị liên đới như Burberry Group Plc, Adidas AG và Nike Inc., cũng điêu đứng khi một loạt các ngôi sao Trung Quốc chấm dứt hợp tác. Bắc Kinh lập luận rằng chính quyền đang nỗ lực xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề và chống lại chủ nghĩa cực đoan ở Tân Cương, đồng thời bác bỏ các bằng chứng về cáo buộc tra tấn, cưỡng bức lao động và thậm chí là triệt sản đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Trung Quốc đang trở nên hiếu chiến hơn khi buộc các công ty phải chọn lựa tuân theo “luật Trung Quốc” và kiếm tiền hay trở về phương Tây chấp nhận mất miếng mồi ngon tại đây. Các cuộc tẩy chay tại đất nước tỉ dân đã thu hút đông đảo sự chú ý của quốc tế. Các nhà chính sách phương Tây cho rằng nếu Trung Quốc có thể đưa ra thông báo kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường và con người trong nước có nghĩa là chính quyền hoàn toàn biết tới sự vụ ở Tân Cương. Động thái phủ nhận các bê bối sẽ khiến chính phủ phải trả giá đắt hơn khi theo đuổi chính sách độc tôn như hiện tại. Không khó để lí giải vì sao Trung Quốc lại có hành động như vậy. Như nhà sử học Jeffrey Wasserstrom của Đại học California đã chỉ ra chiến lược dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc nhằm siết chặt các công ty nước ngoài đã phát huy tác dụng cho đến tận bây giờ.

Các động thái “dọa dẫm” của đất nước tỉ dân một bên nhắm đến các công ty ngoài nước, một bên kích thích lòng yêu nước của người dân. Tuy nhiên “cơn thịnh nộ” của Bắc Kinh không phải lúc nào cũng kéo dài. Thực tế cho thấy rất nhiều công ty rút lui khỏi thị trường đại lục đều có cơ hội quay trở lại. Tại thời điểm hiện tại, các biện pháp trừng phạt, tẩy chay và giám sát chuỗi cung ứng chỉ là một phần thắng lợi tạm thời của Trung Quốc.

TL