Trên Amazon, hơn 40% người bán đến từ Trung Quốc. Ước tính trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc, phần lớn người bán hàng phân bố ở tỉnh Quảng Đông với 70% và Thâm Quyến chiếm 50%. Lưu lượng truy cập quan trọng nhất của một nền tảng thương mại đến từ phía người bán. Năm 2016, 11% người bán hàng dẫn đầu của Amazon có xuất xứ Trung Quốc. Chỉ trong vòng 4 năm, tỷ trọng này đã tăng lên gần 50%.
Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021, đã có thêm 295.000 người bán mới từ khắp nơi trên thế giới đăng ký Amazon, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 75%. Có thể nói, một số lượng lớn các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Amazon và người bán Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau, Người bán là đơn vị cơ bản nhất trong chuỗi cung ứng của nền tảng Amazon đồng thời là đơn vị cơ bản cấu thành nên một sàn thương mại.
Tuy nhiên Amazon đã có nhiều động thái thắt chặt và loại bỏ đối với hàng loạt người bán được coi là mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên nền tảng. Cuối tháng 4, Mpow, một thương hiệu của Trung Quốc đã bị chặn và không thể bán trên Amazon. Tương tự, vào đầu tháng 5, có thêm 3 shop khác buộc phải dừng hoạt động do các vấn đề nghi ngờ gian lận đánh giá. Kế tiếp bùng nổ lượng lớn chuỗi các cửa hàng của Trung Quốc rơi vào tình trạng tương tự.
Kể từ đầu năm nay, những động thái của Amazon đã ảnh hưởng đến hơn 50.000 thương gia Trung Quốc. Giới kinh doanh Trung Quốc gọi đây là “một cú sốc chưa từng có trong ngành trong mười năm trở lại đây”. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Thương mại Điện tử xuyên biên giới Thâm Quyến, trong khoảng ba tháng qua, thiệt hại của ngành ước tính lên đến hơn 100 tỷ nhân dân tệ.
Một cách cụ thể nhất, đằng sau những án phạt là sự cân nhắc về phát triển lâu dài của Amazon khi sự thật là nhiều shop Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản như gian lận đnahs giá, lừa gạt,... Đồng thời sự trỗi dậy của thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc gây áp lực lên Amazon.
Phân tích sâu xa hơn thì đây là sàn đấu thương mại điện tử xuyên biên giới đồng thời là cuộc đọ sức giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Kể từ năm 2020 đại dịch xuất hiện trên toàn thế giới, hàng loạt các công ty quy mô nhỏ chưa đến 100 nhân viên nhanh chóng tìm lối thoát khỏi những thị trường đã đóng cửa và vươn ra thị trường nước ngoài. Thời hoàng kim của thương mại điện tử xuyên biên giới bắt đầu từ đây.
Quy mô giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2020 là 1,69 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 31,1%, trong đó xuất khẩu là 1,12 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 40,1%.
Thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc chủ yếu là xuất khẩu chiếm gần 70% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2020. Trong quý đầu tiên của năm 2021, xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng nhanh hơn nhập khẩu, đạt 69,3%. Trong thời kỳ hậu đại dịch, thương mại xuất khẩu qua biên giới đang diễn ra mạnh mẽ.
Để so sánh, quy mô thị trường của ngành thương mại điện tử công nghiệp Trung Quốc vào năm 2020 sẽ đạt 27,5 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 2,5 nghìn tỷ nhân dân tệ so với năm 2019, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Vì lý do này, bắt đầu từ năm 2020, thương mại điện tử xuyên biên giới đã bước vào giai đoạn IPO chuyên sâu với một lượng lớn vốn đầu tư, đầu mối hợp tác xuyên biên giới, Trong nửa đầu năm 2021, nhiều công ty thương mại điện tử xuyên biên giới đã công bố kế hoạch ra mắt công chúng.
"Mưu đồ" của chiến tranh thương mại
Việc Amazon thanh trừng các shop Trung Quốc mâu thuẫn với bối cảnh nền thương mại điện tử xuyên biên giới đang bùng nổ ở Trung Quốc. Có thể nói, sức mạnh mà người bán hàng từ Trung Quốc mang lại lợi thế lưu lượng truy cập cho Amazon. Nếu thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đạt được hiệu suất tốt hơn, doanh thu của Amazon cũng được tăng cường. Tuy nhiên đây không phải điều “gã khổng lồ” Mỹ quan tâm. Mặt khác, nếu xem xét kỹ nguồn thu nhập của những người bán nhận án phạt của Amazon có thể nhận ra phía Trung Quốc đang kiếm tiền trên tổng doanh thu của sàn thương mại nước Mỹ.
Lấy ví dụ Zebao tập trung vào hàng điện tử tiêu dùng trên Amazon khiếm được hơn 94% tổng doanh thu từ Amazon; Anker Innovation cũng đạt doanh thu tương tự năm 2019 chiếm chiếm 66,25% tổng doanh thu. Trong quá khứ, Trung Quốc chỉ là nhà cung cấp cho thị trường toàn cầu và là nguồn cung cấp hàng hóa giá rẻ lớn nhất của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tình thế đang thay đổi, người bán hàng Trung Quốc bắt đầu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, thương mại điện tử xuyên biên giới cũng bước vào giai đoạn IPO rầm rộ với số vốn khủng. Đây là động lực tăng trưởng mà Hoa Kỳ chưa bao giờ ngờ tới. Dựa vào thế quan, Hoa Kỳ vẫn có thế tăng trưởng và cạnh tranh kìm hãm Trung Quốc nhưng “con ngựa bất kham” đang dần vuột khỏi tầm kiểm soát của nước Mỹ. Nói cách khác, thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đã dần bước ra khỏi “cái bóng” của Amazon và trở nên độc lập.
Anker, SHEIN và các thương hiệu khác của Trung Quốc đã thành công ở nước ngoài thông qua các trạm độc lập, điều này khẳng định tính khả thi của mô hình mới. Đặc biệt vào tháng 5 năm nay, SHEIN, một công ty thương mại điện tử xuyên biên giới thời trang nhanh ở Nam Kinh đã thay thế Amazon trở thành ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều nhất trên nền tảng iOS và Android tại Hoa Kỳ. Tính đến ngày 17 tháng 5, SHEIN đứng đầu trong số các ứng dụng mua sắm trên iOS tại 54 quốc gia và giữ vị trí số một trong số các thiết bị Android ở 13 quốc gia. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng lượt tải xuống hàng tháng của Amazon là -0,43%.
TL