Đài Loan bắt kịp sân chơi blockchain quốc tế với NFT

16:03 19/09/2021

Quyết định áp dụng công nghệ NFT chính thống giúp tăng tốc cho hệ sinh thái Đài Loan.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Trong nửa đầu năm 2021, mối quan tâm của công chúng đối với blockchain đạt mức cao nhất mọi thời đại. Vào cuối năm ngoái, Đài Loan đã chứng kiến ​​sự gia tăng số lượng các tổ chức và doanh nghiệp mua và nắm giữ tiền điện tử, khiến giá Bitcoin lần đầu tiên vượt qua mức 60.000 đô la Mỹ vào tháng 3. Những câu chuyện về tiền điện tử nhanh chóng trở thành chủ đề “hot” bên những bữa tối và có vẻ như ai ai cũng đều háo hức khám phá thế giới blockchain. Đặc biệt, xu hướng nổi bật nhất trong sáu tháng qua là áp dụng NFT (mã thông báo không thể thay thế), một công nghệ cung cấp khả năng sở hữu thực sự và tính xác thực tuyệt đối đối với tài sản kỹ thuật số.

Rất nhiều các thương hiệu đa quốc gia, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, người nổi tiếng và những cá nhân sáng tạo nắm bắt công nghệ mới này và đổ xô đến các nền tảng khác nhau để mua NFT. Trở lại câu chuyện bản đồ hệ sinh thái blockchain của Đài Loan nhiều năm về trước. Tiêu chuẩn NFT được xây dựng vào năm 2017 nhưng chỉ đến năm ngoái mới thực sự bùng nổ với hai động lực chính. Đầu tiên, các thương hiệu và IP bắt đầu sử dụng NFT như một phương tiện để tương tác với người hâm mộ, chẳng hạn như NBA thông qua NBA Topshot, Taco Bell và thậm chí cả ban nhạc Kings of Leon. Bằng cách tạo ra trải nghiệm ảo thông qua NFT, các thương hiệu có thể tạo mối liên kết độc đáo với những người hâm mộ trung thành bất chấp các hạn chế vật lý như tình hình dịch bệnh, cho phép họ cũng tạo ra các dòng doanh thu thay thế từ việc bán NFT.

Thứ hai, NFT đang trở thành một loại tài sản thay thế cho các chủ sở hữu và nhà đầu tư tiền điện tử dựa trên lợi nhuận. Trong kỷ nguyên ICO vào năm 2017, hầu hết các nhà phát triển và nhà đầu tư đều bận rộn phát hành tiền xu hoặc cố gắng tìm kiếm loại tiền điện tử tiếp theo có tiềm năng tăng trưởng gấp trăm lần. Đến năm 2021, tài chính phi tập trung (DeFi) đạt mức vốn hóa thị trường 100 tỷ đô la Mỹ và đẩy giá tiền điện tử lên mức cao nhất mọi thời đại. Khi NFT bắt đầu nổi lên, những người nắm giữ tiền điện tử tự nhiên bị thu hút bởi sự hấp dẫn của người tiêu dùng và tiềm năng tích lũy, thúc đẩy NFT biến thành “ngôi sao” trong làng công nghệ mới. Cứ như vậy, tại Đài Loan NFT đã có bước tiến đáng kể so với nửa cuối năm 2020. Ví dụ: Lootex, một công ty con của KKBox, đã thành lập các sản phẩm NFT từ rất lâu trước đợt tăng giá gần đây. Tất cả những nỗ lực giờ đây đã kết trái khi công ty nhận được hàng loạt mối quan hệ đối tác và cơ hội thương mại. Bên cạnh đó, những người chơi mới dần nhập cuộc, chẳng hạn như JCard và Fansi tạo ra nhiều lựa chọn nền tảng đa dạng cho người sáng tạo một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, khách quan mà nói, trước đây, các luật và quy định liên quan đến tiền điện tử của Đài Loan còn rất mơ hồ. Điều này đã được thay đổi vào tháng tư năm nay khi chính quyền đặt ra những điều khoản chặt chẽ hơn, theo đó, những người chơi hiện tại như MaiCoin phải đối mặt với tác động kiểm soát từ cơ quan quản lý. Các nhóm làm việc trên lĩnh vực DeFi, cho vay và đầu tư có thể gặp phải những trở ngại lớn hơn, bởi rất khó để thiết kế trải nghiệm người dùng theo cách phi tập trung trong khi vẫn tuân thủ tính năng phân quyền. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của hệ sinh thái, các nhà đầu tư lưu ý đến từng khía cạnh trong nhành. Tháng 5 năm nay, Dapp Pocket thông báo đã được mua lại bởi Turn Capital, hợp nhất hai sản phẩm Dapp Pocket và Cappuu với Coinomo nhằm mục đích đưa tiền điện tử đến với người dùng phổ thông ở Đông Nam Á. Đồng thời, một nhà phát triển ví blockchain khác ở Đài Loan là Portto sở hữu sản phẩm Blocto thông báo hoàn thành vòng gây quỹ 8,8 triệu đô la Mỹ. Các nhà đầu tư chính bao gồm các VC blockchain hàng đầu từ Thung lũng Silicon và Đài Loan, các tổ chức chuỗi công khai, các cầu thủ NBA và các doanh nhân Mỹ nổi tiếng,...

TL