Chương trình có sự tham gia của 40 gian hàng tiêu chuẩn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đặc trưng tại Đà Nẵng.
Đây là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã giới thiệu, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của thành phố đến gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời qua đó tìm kiếm đối tác tiềm năng.
Tại chợ đêm Sơn Trà, Cụm gian hàng sản phẩm OCOP tiêu biểu cũng chính thức đi vào hoạt động, nhằm giới thiệu và quảng bá hơn 250 mặt hàng của 38 doanh nghiệp trên địa bàn. Cụm gian hàng hoạt động từ 18 giờ đến 24 giờ tất cả các ngày trong tuần.
Trước đó, UBND thành phố đã ban hành văn bản về tập trung triển khai Chương trình OCOP năm 2023. Theo đó, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các quận, huyện, sở, ngành triển khai toàn diện các nội dung của Chương trình OCOP giai đoạn 2022-2025 và năm 2023 theo hướng nâng cao hiệu quả chương trình. Đồng thời, khảo sát đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển của sản phẩm OCOP và đề ra giải pháp; rà soát các sản phẩm tiềm năng 5 sao để có kế hoạch, kinh phí hỗ trợ tham gia đánh giá, phân hạng cấp Trung ương; tiếp tục hỗ trợ, hình các điểm trưng bày, quản bá sản phẩm OCOP.
Sở Công Thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và ưu tiên nguồn kinh phí chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các địa phương, chủ thể OCOP các nội dung về phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm và các nội dung khác liên quan đến chương trình OCOP thuộc chức năng quản lý của ngành khoa học và công nghệ; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm OCOP.
PV