Đã đến lúc Bắc Kinh để nền kinh tế nước nhà tự lực

10:14 22/10/2021

Cạnh tranh lành mạnh và đẩy mạnh hiệu quả nền kinh tế sẽ chỉ xuất hiện nếu hệ thống được phép thay đổi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: Reuters)

Một ngày năm 1986, Joe Zhang, đồng chủ tịch SBI China Capital đến chi nhánh ngân hàng ở khu Sanlihe, Bắc Kinh để rút tiền mua một chiếc máy đánh chữ. Vào thời điểm đó, ông đang là cán bộ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và đang chuẩn bị sang Úc du học. Thật không may, ngày hôm đó ngân hàng đã hết tiền và Joe phải quay trở lại vào ngày hôm sau. Đáng chú ý, đây là trải nghiệm thường thấy ở Trung Quốc và người dân hoàn toàn tin tưởng giao tiền cho các dịch vụ nhà nước. Tuy nhiên, kể từ năm 1987, nhiều nhân hàng và tổ chức phá sản, chính phủ phải thu xếp một ngân hàng lớn hơn tiếp quản các khoản nợ. Tin tức kinh tế tiêu cực liên tục xuất hiện đến mức nhiều dự đoán cho rằng sẽ xảy ra biến động lớn. Nhưng, cuối cùng, Trung Quốc vẫn có thể vượt qua "cơn bão" năm xưa và tiếp tục phát triển vượt bậc trên thế giới.

Theo các chuyên gia, có bốn lý do làm bệ phóng vững chắc cho nền kinh tế nước này, Thứ nhất, nhà nước vẫn chiếm khoảng 2/3 nền kinh tế Trung Quốc và nắm quyền trên nhiều ngành mũi nhọn như viễn thông, đường sắt, cảng, sân bay, dầu khí, xây dựng, ngân hàng và tài chính. Khi quyền sở hữu nhà nước chiếm ưu thế và các quy định mang tính độc đoán, các tín hiệu giá cả trên thị trường được ổn định nhưng rõ ràng, tổn thất trong cấu trúc vẫn tồn tại mặc dù nền kinh tế có xu hướng ổn định hơn và ít biến động hơn những nơi khác.

Thứ hai, nhà nước thường xuyên kiểm soát giá cả sản phẩm và đảm bảo sự hài hòa xã hội. Kiểm soát ngoại hối và giá bất động sản là những ví dụ điển hình. Hiệu ứng được khuếch đại bởi các công cụ tài chính phái sinh cũng là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ tương tự Lehman Brothers năm 2007-2008. Kết quả của sự can thiệp nhà nước đồng nghĩa với bên ngoài ổn định nhưng bên trong yếu kém. Chẳng hạn, trong nhiều thập kỷ, chính phủ sẽ là người quyết định ai được phép thầu đất thuộc sở hữu nhà nước, mua tài sản với giá bao nhiêu. Cuối cùng, thặng dư thương mại tăng từ tháng này qua tháng khác. Thâm hụt tài khóa cũng có thể kiểm soát được tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP. Hơn nữa, nhà nước sở hữu một lượng lớn tài sản hoạt động dưới dạng tiện ích, cơ sở hạ tầng và ngân hàng, tạo ra dòng tiền khổng lồ cho nhà nước mỗi ngày.

Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa vào năm 1978, nước này hẳn đã phải trải qua một số cuộc suy thoái, xét từ lượng tiêu thụ điện và khối lượng vận tải nhưng không loại trừ số liệu thống kê chính thức đã bị thao túng, đánh lừa rằng nền kinh tế ngày càng vững mạnh.

Ví dụ, người dân yên tâm gửi tiền ở ngân hàng mặc dù hàng loạt các đơn vị tài chính sụp đổ trong vài năm trở lại đây. Đó là công thức dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả và bị động trong tránh rủi ro, tổng thất. Trong khi đó, Joe thường tham gia vào các khoản đầu tư liều lĩnh và biết rằng cuối cùng nhà nước sẽ bảo hộ cho công dân. Evergrande và nhiều tập đoàn khác đã tận dụng tối đa niềm tin mù quáng của các nhà đầu tư bán lẻ. Chính vì vậy, hệ thống này phải thay đổi nếu Trung Quốc muốn làm cho nền kinh tế trở nên thực sự cạnh tranh và hiệu quả hơn. Nhà nước không phải lúc nào cũng là chỗ cứu cánh và cần để nền kinh tế thành công theo cách riêng. 

TL (theo Nikkei Asia)