Trong suốt dòng lịch sử, sự chuyển đổi giữa cái cũ và cái mới là điều tất yếu. Khoảng thời gian 10 năm đầu tiên của lịch sử hệ điều hành,sự xuất hiện của Apple đã làm gián đoạn đế chế độc quyền của Android, bổ sung thêm các biến số mới cho mô hình cạnh tranh quyền lực kéo dài đến tận ngày hôm nay.
Cuộc chiến hệ điều hành di động vẫn tiếp tục
Ngày 9 tháng 1 năm 2007, Apple chính thức phát hành iPhone thế hệ đầu tiên và thành công rực rỡ. Vào thời điểm đó, Google đã phát triển hệ thống Android trước khi iPhone gốc được sản xuất. Những chiếc điện thoại di động đầu tiên được trang bị hệ điều hành Android có hai phiên bản, phiên bản đầu tiên có tên mã là Sooner và mã thứ hai là Dream. Sau khi iPhone đời đầu ra mắt, Google đã hủy bỏ phiên bản Sooner và chuyển sang phiên bản Dream để chạy theo xu hướng màn hình cảm ứng và thiết kế lại hệ thống.
Phải đến ngày 23 tháng 9 năm 2008, Google mới ra mắt chiếc điện thoại thông minh Android đầu tiên và chiếc di động được trang bị hệ điều hành Android 1.0 chính là chiếc HTC G1 nổi tiếng. Tuy nhiên trước khi về dưới trướng Google, Android đã từng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Năm 2003, “Cha đẻ của Android” Andy Rubin thành lập công ty Android phát triển hệ điều hành di động. Các nhà điều hành khác tin rằng hệ thống Android miễn phí của Andy Rubin sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ khiến công ty nhanh chóng lâm vào cảnh khó khăn. Trong hoàn cảnh như vậy, Rubin chỉ có thể lựa chọn bán công ty. Google ngay lập tức quyết định mua lại toàn bộ Android với 50 triệu đô la Mỹ, đánh dấu một trong những thương vụ thành công nhất của Google lúc bấy giờ đồng thời cho phép “gã khổng lồ” tìm kiếm tiếp cận thành công Internet di động.
Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Google đã chính thức đưa hệ điều hành có tên Android ra thế giới bên ngoài. Thế nhưng vào thời điểm đó, Apple đã chiếm vị thế trên thị trường. Joma Ollila, Chủ tịch Nokia đã từng tuyên bố một cuộc cạnh tranh giữa những người dẫn đầu là Nokia và Apple, hiển nhiên Android không có chỗ đứng.
Trở lại câu chuyện của Symbian (hệ điều hành đã ngừng phát triển được sử dụng phổ biến cho hầu hết điện thoại di động của những năm 90 và đầu thế kỉ 21). Kể từ năm 2009 khi LG tuyên bố rút khỏi Symbian, Sony Ericsson và Samsung cũng lần lượt “chia tay” và đầu tư vào hệ điều hành Android. Đây cũng là bước ngoặt phát triển trong lịch sử Android. Cuối năm 2010, hệ điều hành Android (mới chính thức ra mắt được hai năm) đã vượt qua Symbian đã thống trị hơn một thập kỷ, trở thành hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Ngày 2 tháng 8 năm 2011, điện thoại Android đã chiếm 48% thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, thống lĩnh tại thị trường Châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 19 tháng 10, Android 4.0 ice cream đánh chiếm một nửa thế giới smartphone cho Android. Cho đến ngày nay, hệ điều hành này vẫn chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu.
Câu chuyện của Apple
Tất nhiên, không chỉ Android và Google đang theo đuổi bước chân của thời đại. Năm 1996, hoạt động của Apple rơi vào thế khó. Vào thời điểm công ty khủng hoảng nhất, Steve Jobs quay lại Apple và thực hiện hàng loạt cải cách mạnh mẽ, đồng thời bắt đầu phát triển sản phẩm mới iMac với hệ điều hành iOS. Trong khi người tiêu dùng vẫn đang sử dụng điện thoại nút bấm của Nokia, ngày 9 tháng 1 năm 2007, Jobs đã cho ra mắt chiếc iPhone thế hệ đầu tiên mang tính đột phá ở San Francisco, Hoa Kỳ, tái định hình nhận thức của người dùng về điện thoại màn hình cảm ứng. Lúc này đây, điện thoại di động của Apple đã càn quét toàn bộ thị trường điện thoại di động với trải nghiệm người dùng tối ưu và vẻ ngoài đơn giản, mượt mà.
Kỷ nguyên smartphone thực sự bùng nổ bắt đầu với iPhone 4. Sự kết hợp hoàn hảo giữa mặt kính và khung thép đã gây được ấn tượng với nhiều người hâm mộ. Màn hình Retina 960x640 đầu tiên và chip A4 tự phát triển đã cách mạng hóa ngành công nghiệp, biến màn retina dần trở thành tiêu chuẩn của ngành, bước vào kỷ nguyên của màn hình độ nét cao. Ngoài ra, hệ điều hành iOS 4 ngày ấy không chỉ đi trước thời đại so với các sản phẩm cùng loại mà còn đạt mức hoàn hảo trên mọi góc độ.
Tuy nhiên, kể từ khi Jobs qua đời, các bản cập nhật tiếp theo của Apple chưa bao giờ trở lại được thời kì huy hoàng. Kể từ khi Cook nhậm chức, Apple đã ngừng đi theo con đường riêng và dần tiến gần hơn đến Android. Các bản cập nhật hệ thống trong những năm gần đây khiến màn hình iPhone mở rộng nhanh chóng, kích thước màn hình lớn tương tự Android. Có thể nói, iOS không ngừng “học hỏi” đối thủ theo phong cách của mình. Ví dụ, ứng dụng iBooks trên iPad trước đây trông không khác gì một giá sách thật, thậm chí còn có thể nhìn thấy vân gỗ. Đến thời Cook, ông cho ra thiết kế gần giống Android từ các thao tác bàn phím, chụp ảnh màn hình hay quay phim màn hình,...
Hongmeng viết tiếp câu chuyện mới
Đã 14 năm kể từ khi chiếc điện thoại di động đầu tiên của Apple được phát hành. Cũng giống như sự chuyển đổi từ kỷ nguyên đồ họa 3G sang kỷ nguyên video 4G vào thời điểm đó đã tạo cơ hội cho Android vươn lên. Hiện tại, đây cũng là thời điểm bắt đầu kỷ nguyên 5G, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho Huawei và Hongmeng. Nhậm Chính Phi từng nói: “Đừng nhắm vào Samsung, Apple và Xiaomi một cách mù quáng mà hãy đi theo con đường của riêng bạn”. Trong thị trường 5G đầy cạnh tranh, Huawei khao khát chứng minh phát biểu trên. Theo "Danh sách bằng sáng chế công nghệ 5G toàn cầu" do IPLytics công bố, Huawei đã trở thành “gã khổng lồ” đầu tiên trên thế giới nắm trong tay 15,39% thị phần của riêng mình.
Ngoài việc nắm bắt xu hướng của 5G, lệnh cấm của Google vào năm 2019 vô tình tạo điều kiện cho Huawei đưa Hongmeng lên “sàn đấu”. Kể từ đó, thị trường hệ điều hành di động đã mở ra một thách thức mới. Tuy nhiên, đối với Hongmeng hiện tại, vẫn còn một chặng đường dài để cạnh tranh với Android hay Apple. Nhờ sự hỗ trợ và lợi thế tổng hợp của các dòng smartphone iPhone và máy tính bảng iPad, MacOS của Apple đã phủ sóng hiện diện từ 4% hệ điều hành máy tính để bàn trên thế giới lên 14% sau một thập kỷ. Nhậm Chính Phi chia sẻ: “Có thể mất một thời gian dài để hệ điều hành của Huawei vượt qua Android và hệ thống của Apple nhưng sẽ không quá 300 năm. Miễn là thời gian không ngừng trôi, mọi thứ sẽ thay đổi”.
TL