Cuộc chiến camera điện thoại tái khởi động
- Công nghệ
- 09:15 11/12/2018
Tiếp bước "cựu hoàng" Nokia, 2 hãng di động Honor và Xiaomi đang sẵn sàng cho cuộc chiến megapixel trên camera điện thoại.
Trong khi đó, Sony và Samsung cũng đã công bố công nghệ cảm biến hình ảnh lên tới 48 megapixel được thiết kế cho điện thoại thông minh hồi đầu năm nay. Những chiếc điện thoại này hứa hẹn sẽ làm mới cuộc đua camera điện thoại thông minh đang khá nhàm chán.
Theo đó, Honor vừa công bố View 20, sử dụng cảm biến ảnh Sony EV IM8686 với bộ vi xử lý Kirin 980 từ Huawei và thiết kế camera selfie đục lỗ tương tự chiếc Huawei Nova 4 sẽ được tiết lộ vào tuần tới. Honor khẳng định tỷ lệ màn hình của View 20 có thể gần đạt tới 100%.
![]() |
Ảnh chụp bằng Honor View 20. |
View 20 là phiên bản tiếp theo của View 10, một thiết bị tầm trung vô cùng ấn tượng. Honor chưa cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về View 20, phiên bản quốc tế sẽ ra mắt vào ngày 22/1 tại Paris, còn biến thể nội địa Trung Quốc sẽ ra mắt vào ngày 26/12. Honor View 20 hứa hẹn sẽ cải tiến thiết kế và mạnh mẽ hơn về thống số kỹ thuật so với "người tiền nhiệm".
Trong khi đó, Xiaomi cũng chuẩn bị phát hành điện thoại có cảm biến 48 megapixel trong vài tháng tới. Lin Bin, đồng sáng lập và chủ tịch của công ty, đã đăng một bức ảnh lên Weibo về một thiết bị chưa xác định sở hữu máy ảnh có thống số 48MP bên cạnh ống kính. Không có thông tin chi tiết nào khác, nhưng ông Lin nói rằng nó sẽ đến vào tháng 1.
Cả Samsung và Sony đều đưa ra tuyên bố tương tự về công nghệ cảm biến của mình. Theo đó, công nghệ của hai hãng có các pixel nhỏ 0,8 micromet, lớn hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh với kích thước tổng thể là 1/2.0 inch. Cả hai tập đoàn đều cho biết, mỗi pixel riêng lẻ có thể lấy thông tin từ các pixel bên cạnh để tạo ra hình ảnh tương đương 12 megapixel chụp bằng camera cảm biến 1.6 micromet. Để so sánh, các điện thoại đầu bảng thị trường hiện nay như Pixel 3 hay iPhone XS chỉ có cảm biến 12 megapixel với cảm biến 1.4 micromet.
Đại Dương (Theo TheVerge)
Tin liên quan
#Xiaomi

Xiaomi dự kiến hoàn thành nhà máy lắp ráp điện thoại tại Việt Nam vào giữa năm nay
Đây là lần đầu tiên một thương hiệu điện thoại Trung Quốc mở nhà máy trực tiếp sản xuất điện thoại tại Việt Nam. Trước Xiaomi, nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới là Samsung cũng đã chuyển phần lớn các hoạt động của mình về Việt Nam.

CEO Xiaomi dùng iPhone
Cộng đồng Mi Fan đã có một phen náo động khi nhà sáng lập Xiaomi đăng bài lên Weibo bằng iPhone.

Điện thoại có màn hình quanh thân máy của Xiaomi có gì đặc biệt?
Xiaomi mới đây đã giới thiệu chiếc điện thoại có màn hình xung quanh thân máy với độ phủ hiển thị tới 180% diện tích các mặt.

Vivo, Xiaomi đang thử nghiệm hệ điều hành của Huawei
Huawei được cho là đã thuyết phục thành công các đối tác công nghệ lớn của Trung Quốc cùng thử nghiệm nền tảng "cây nhà lá vườn" HongMeng.

Tài sản giới tỷ phú châu Á “bốc hơi” 137 tỷ USD năm 2018
Châu Á - cái nôi sản sinh ra tỷ phú nhanh nhất thế giới đang lần đầu tiên phải chứng kiến tài sản của giới siêu giàu "bốc hơi" mạnh.
Đọc thêm Công nghệ
Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan để trở thành thị trường lớn nhất thế giới về thiết bị sản xuất chip
Việc mua thiết bị để sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đang tăng mạnh khi đất nước này đang nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất chip nước ngoài.
Ứng dụng đặt lịch chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại Việt Nam, Docosan được cấp vốn hạt giống 1 triệu đô la do AppWorks dẫn đầu
Đặt văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Docosan được thành lập với nhiệm vụ giúp đỡ các bệnh nhân tránh khỏi cảnh phải chờ đợi bằng cách chọn và đặt lịch khám bác sĩ thông qua ứng dụng.
Các nền tảng trực tuyến Trung Quốc cam kết tránh hành vi chống cạnh tranh
Sau khi cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc, vừa phạt gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba 2,75 tỷ đô la, ngày 13/4, cơ quan quản lý cũng đã cảnh báo gần ba chục công ty internet ngừng áp đặt bất kỳ hành vi độc quyền nào đối với các nhà cung cấp sử dụng nền tảng của họ.
Để doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số hiệu quả: Thực trạng và Giải pháp
Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ quá trình hội nhập Chuyển đổi số (digital transformation) và đặc biệt là tác động từ đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp tại các nước trên thế giới. Vì vậy, chuyển đổi số là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để các DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tốc hội nhập và phát triển bền vững ...
Grab sắp công bố thương vụ sáp nhập SPAC trị giá gần 40 tỷ USD
Theo trang tin Reuter, công ty đặt xe và giao đồ ăn lớn nhất Đông Nam Á Grab Holdings sắp tới sẽ công bố về việc sáp nhập với Altimeter có trụ sở tại Mỹ, định giá Grab ở mức gần 40 tỷ USD và niêm yết công khai.
Với sự quan tâm của Amazon và Google, Nhật Bản đang tham gia tích cực vào cuộc đua xây dựng trung tâm dữ liệu châu Á
Nhật Bản sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước thành lập các trung tâm dữ liệu tại nước này bằng cách giảm thuế và các hỗ trợ khác, với hy vọng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong nước và ngăn chặn thông tin nhạy cảm bị rò rỉ ra nước ngoài.
Người khuyết tật thúc đẩy cuộc cách mạng xe tự lái
Công nghệ xe tự lái bùng nổ vào quãng thời gian năm 2015 nhưng nhận được nhiều phản ứng trái chiều của người trong ngành. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội mới, bằng cách thừa nhận những khó khăn và không ngừng cải tiến, xe tự lái được đánh giá là một bước phát triển do chính những khách hàng tiềm năng, người khuyết tật thúc đẩy.
Tham vọng của Tencent trên cuộc đua mở rộng dịch vụ đám mây tại thị trường châu Á
Tập đoàn internet Trung Quốc Tencent Holdings đang gia tăng cổ phần trong cuộc đua với các công ty toàn cầu cho thị trường dịch vụ đám mây đang phát triển ở châu Á, với kế hoạch mở hai trung tâm dữ liệu ở Indonesia vào cuối năm nay.
Chính trị - Công nghệ: Cuộc chiến xoay quanh chống độc quyền
Vào ngày 10 tháng 4, cuộc điều tra về Tập đoàn Alibaba theo luật chống độc quyền hồi tháng 12 năm ngoái cuối cùng đã có kết quả. Dựa trên việc Tập đoàn Alibaba lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ trực tuyến, giới chức nước này đã ban hành án phạt 4% doanh thu bán hàng nội địa vào năm 2019, tổng trị giá 18,228 tỷ NDT. Bài viết này chỉ ra rằng khó khăn lớn nhất trong hoạt động chống độc quyền không nằm ở quy mô và cấu trúc mà nằm ở đặc điểm kỹ thuật và quy trình thực thi quyền lực.
Bình chọn Top 10 doanh nghiệp ICT Việt Nam 2021
Chương trình Top 10 Doanh nghiệp ICT Việt Nam 2021 sẽ lựa chọn và giới thiệu TOP 10 doanh nghiệp trong 17 lĩnh vực được chia thành ba nhóm: Theo lĩnh vực/loại hình hoạt động, cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong một số lĩnh vực đang được quan tâm và nhóm về năng lực công nghệ, theo xu hướng và có lợi thế cạnh tranh hiện tại và tương lai.