CPI 9 tháng tăng 1,82%, thấp nhất so với cùng kỳ giai đoạn 2016-2021
- 1
- Thị trường - Tài chính
- 18:23 29/09/2021
DNHN - Tổng cục Thống kê vừa công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2021, theo đó, CPI tháng 9 giảm 0,62% so với tháng trước, CPI 9 tháng tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong giai đoạn 2016-2021.
Tháng 9/2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính thì có 5 nhóm hàng giảm giá và 6 nhóm tăng giá so với tháng trước. Cụ thể, 5 nhóm hàng giảm giá, bao gồm: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,99%, làm CPI chung giảm 0,37%; nhóm giáo dục giảm 2,89%, làm CPI chung giảm 0,18 điểm phần trăm; nhóm giao thông giảm 0,16%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,16% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

CPI 9 tháng tăng 1,82% là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%.
6 nhóm hàng tăng giá trong tháng 9, gồm: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,02%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,01% và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%.
Với mức CPI bình quân 9 tháng tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2020, bà Tạ Thị Thu Việt – Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng, đây được xem là điều kiện thuận lợi và dư địa để Việt Nam thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2021 như mục tiêu đã đề ra.
Theo đó, những nguyên nhân làm giảm CPI trong 9 tháng là do giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,29% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,06 điểm phần trăm. Ngoài ra, việc Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, trong đó có gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng, khiến giá điện sinh hoạt bình quân 9 tháng năm 2021 giảm 0,99% so với cùng kỳ 2020, tác động làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân hạn chế đi lại khiến giá vé máy bay 9 tháng giảm 20,91% so với cùng kỳ năm trước, giá du lịch trọn gói giảm 2,69%. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường cũng khiến CPI 9 tháng đầu năm có mức tăng thấp.
Lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước và tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,88% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung, điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng dầu, giá gas tăng. Mức lạm phát cơ bản tháng 9 và 9 tháng 2021 so với cùng kỳ năm trước cũng đều là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011 đến nay.
Với mức tăng CPI tháng 9 và 9 tháng, Tổng cục Thống kê nhận định, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% theo yêu cầu đặt ra là rất khả thi, tuy vậy, cũng không nên chủ quan, bởi nguy cơ tăng giá vẫn tiềm ẩn, nhất là những tháng cuối năm và năm 2022.
Để kiểm soát bền vững lạm phát trong năm 2022, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương trước đó, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, cần chủ động thực hiện bảo đảm cân đối cung – cầu, bình ổn thị trường, giá cả, nhất là những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Cùng với đó, đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, phân biệt kỹ các mặt hàng, nguyên liệu có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn, từ đó đưa ra những chính sách kiểm soát phù hợp.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần chỉ đạo thao dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, kết hợp sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này lên CPI chung. Đối với các nguyên liệu đầu vào quan trọng như sắt thép, vật liệu xây dựng cần thúc đẩy tăng năng lực sản xuất trong nước, việc cung ứng cho thị trường trong nước nên được ưu tiên hơn thị trường xuất khẩu. Đồng thời, chủ động các biện pháp kiểm soát lạm phát, bình ổn giá các mặt hàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.
Theo Công thương
Bài liên quan
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Ổn định thị trường: ổn định cái gì và như thế nào?
Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã gửi thông điệp qua giới truyền thông về mục tiêu, giải pháp nhằm ổn định thị trường chứng khoán trong nước.
Tiền kỹ thuật số tiếp tục bị cảnh báo vô giá trị
Tiền số không hề có giá trị vì nó không dựa trên bất cứ gì cả, đây là đánh giá của Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
Nhóm doanh nghiệp bất động sản đang chịu tác động mạnh khi định hướng của NHNN là tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dư nợ bất động sản để ngăn chặn bong bóng tài sản.
Giá lúa gạo ngày 23/5: Duy trì sự ổn định giá nhưng giao dịch chậm
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Trong tuần qua và phiên đầu tuần cho thấy, giá lúa gạo hầu như không có biến động, giao dịch chậm.
Vàng trang sức tăng mạnh
Giá vàng thế giới ngày 23/5 vươn lên ngưỡng 1.849 USD/ounce. Trong khi đó, vàng trong nước giao dịch ở sát mức 70 triệu đồng/lượng và vàng trang sức tăng giá mạnh.
Giá xăng tăng mạnh, RON 95 đạt mốc 30.650 đồng/lít
Theo đó, giá xăng RON 95 tại kỳ điều chỉnh lần này đã tăng 670 đồng/lít, lên mức 30.650 đồng mỗi lít; xăng E5 RON 92 tăng 680 đồng/lít, lên mức 29.630 đồng mỗi lít.
Giá cà phê hôm nay 23/5: duy trì ở mức giá 40.600 - 41.200 đ/kg
DNHH - Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang so với hôm qua.
Mừng SEA Games 31 và Quốc tế Thiếu nhi, WinMart/WinMart+ giảm giá hàng loạt mặt hàng
WinMart/WinMart+ với gần 3000 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc triển khai đợt khuyến mại lớn mừng SEA Games 31 và Quốc tế Thiếu nhi, tâm điểm là chương trình “Sweet Kingdom – Thế giới bánh kẹo”.
Lãi thấp vay nhanh từ Bac A Bank, khách hàng cá nhân đón cơ hội kinh doanh khởi sắc
Đồng hành cùng khách hàng cá nhân phục hồi sản xuất, thúc đẩy giao thương trong giai đoạn “bình thường mới”, Ngân hàng TMCP Bắc Á triển khai chương trình “Lãi thấp vay nhanh - Kinh doanh khởi sắc”, áp dụng cho các khoản tín dụng ngắn hạn với mức lãi suất vô cùng hấp dẫn.
Chứng khoán Mỹ bị sụt giảm hàng ngày lớn nhất trong gần hai năm
Cổ phiếu của các nhà bán lẻ từ Walmart Inc đến Macy's Inc đã rơi vào tình trạng suy thoái. Chứng khoán Mỹ ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất trong gần hai năm khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của giá cao hơn đối với thu nhập và triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng đô la và Kho bạc đã tăng trong bối cảnh giá thầu trú ẩn tăng.