Covid-19 tái bùng phát nghiêm trọng, liệu các quốc gia Châu Á có cần thay đổi chiến lược?
- 12
- Cơ hội giao thương
- 15:48 09/08/2021
DNHN - Đã hơn một năm trôi qua kể từ những trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện, các nước tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhiều lần khống chế tốt tình hình. Tuy nhiên những tháng gần đây, dịch bệnh tái bùng phát, nhiều nước ban hành các lệnh đóng cửa biên giới, áp đặt kiểm dịch chặt chẽ trong xuất nhập cảnh,... Hệ thống y tế của Malaysia, Thái Lan,... quá tải. Châu Á hiện nay sống chung với các quy tắc phòng dịch cứng rắn nhằm giảm thiểu căng thẳng dịch bệnh.

Giờ đây, những đợt bùng phát mới đang đặt ra câu hỏi về chiến lược Zero Covid được Trung Quốc và Úc ưa chuộng, gây ra một cuộc tranh luận lớn về mức độ bền vững của phương pháp này.
Tại điểm nóng Covid-19 tiểu bang đông dân nhất nước Úc, New South Wales, các nhà chức trách cho biết việc đạt tỷ lệ tiêm chủng 50% có khả năng đủ để nới lỏng các hạn chế, một sự thay đổi so với trước đây đất nước này từng nỗ lực đưa các ca bệnh xuống mức “0”. Theo Huang Yanzhong, chuyên gia cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Trung Quốc cho biết ngày càng có nhiều chuyên gia y tế công cộng ủng hộ cách tiếp cận giảm thiểu thay vì đợi dịch biến mất hoàn toàn.
Các chuyên gia chỉ ra sự thay đổi trong phương pháp tiếp cận Covid-19 là xu thế tất yếu cho các vùng lãnh thổ khác như New Zealand và Hồng Kông phải thực hiện khi không thể đóng cửa biên giới mãi mãi. Hiện đặc khu kinh tế Hồng Kông đã xác nhận khoảng 12.000 trường hợp nhiễm bệnh, trong khi New Zealand có hơn 2.880 trường hợp. Karen A. Grépin, phó giáo sư tại Đại học Hồng Kông phân tích: “Chiến lược Zero Covid rõ ràng đã thành công ở một số nơi trên thế giới trong 18 tháng qua. Tuy nhiên, biến thể Delta đã phá vỡ hàng phòng vệ. Lựa chọn của chúng ta hiện nay là cần có quá trình chuyển đổi”.
Trong những tháng trước đây, khi Covid-19 lan rộng khắp Châu Âu và Mỹ, các quốc gia như Trung Quốc và Úc áp dụng cách tiếp cận loại bỏ hoàn toàn các ca nhiễm trong cộng đồng. Nhìn chung, các nước Châu Á – Thái Bình Dương đã có khoảng thời gian ứng phó Covid vô cùng thành công. Dale Fisher, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, cho hay chiến lược của Úc và Trung Quốc tập trung đóng cửa biên giới chặt chẽ và nhanh chóng theo dõi bất kỳ trường hợp nào nghi mắc thông qua xét nghiệm cộng đồng, ước tính khả năng lây truyền tương tự như bệnh thủy đậu và khả năng lây lan cao hơn từ 60% đến 200% so với chủng gốc được tìm thấy tại Vũ Hán. Giáo sư Fisher lập luận: “Tôi tin rằng Trung Quốc và Úc đã đánh giá quá cao tính toàn vẹn biên giới”. Biến thể Delta hoành hành khắp nước Úc cũng là lúc để lộ ra một lỗ hổng lớn trong chiến lược của nước này: triển khai tiêm vaccine chậm chạp. Tính đến chủ nhật, chỉ có 17% dân số 25 triệu người của Úc được tiêm chủng đầy đủ, thấp hơn nhiều so với 58% của Anh hoặc 50% ở Mỹ, đồng nghĩa với khả năng miễn dịch cộng đồng là rất thấp.
Phương pháp tiếp cận Zero Covid
Ben Cowling, một nhà chức trách Trung Quốc cho hay nước này đã tiến hành kiểm tra hàng loạt hoạt động vận tải nội địa sau khi phát hiện hơn 300 trường hợp nhiễm bệnh tại hơn hai chục thành phố trên khắp đất nước. Ông chỉ ra: “Đối với đợt bùng phát này, tôi hy vọng sẽ sớm về con số không nhưng rủi ro vẫn tồn tại trong chiến lược Zero Covid. Đây sẽ không phải đợt bùng phát cuối cùng, sẽ còn nhiều trường hợp khác trong những tháng tới”.
Trên thực tế, chiến lược đưa số ca nhiễm về không không còn hoạt động hiệu quả. Trong khi các quốc gia khác đối mặt với tình trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải và số ca tử vong cao, Trung Quốc và Úc lần lượt báo cáo 4.848 và 939 ca tử vong. Mặc dù ít bị ảnh hưởng hơn nhiều nước khác nhưng rõ ràng Zero Covid dường như đã thất bại. Do đó, các chuyên gia nhận định Zero Covid không còn là chiến lược bền vững. Sau tất cả, các quốc gia đều mong muốn mở cửa trở lại với thế giới. Trong bối cảnh này, các nước cần phải chấp nhận rằng sẽ vẫn có các trường hợp mắc bệnh, đây là sự thay đổi khó khăn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã quen với việc ngăn chặn hoàn toàn virus. Fisher lần nữa kết luận: “Trừ khi bạn đã sẵn sàng tách mình ra khỏi xã hội mãi mãi, Covid sẽ luôn hiện hữu. Vì vậy, vấn đề là khi nào quốc gia cho phép Covid-19 sống chung với xã hội”.
Khó khăn trong thay đổi chiến lược
Ông Huang từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết ở Trung Quốc, các quan chức và phương tiện truyền thông nhà nước đã hết lời ca ngợi chiến lược của nước này và thành công của nó là một dấu hiệu cho thấy ưu thế của Trung Quốc. Ông nói: “Cách tiếp cận dựa trên sự ngăn chặn này vẫn còn phổ biến trong cộng đồng dân cư Trung Quốc. Họ chấp nhận đây là cách tiếp cận hiệu quả duy nhất để đối phó với đại dịch. Vì vậy, chúng tôi không chỉ nói về sự thay đổi cơ cấu của các quan chức chính phủ, mà còn để thay đổi tư duy của người dân, chuẩn bị một chiến lược mới”.
Tuy nhiên từ bỏ Zero Covid không phải là điều Úc và Trung Quốc nhất thiết phải thực hiện ngay lập tức. Theo Fisher, khi hơn 80% dân số được tiêm chủng, các quốc gia có thể nới lỏng biên giới. Trong dữ liệu thử nghiệm được đệ trình WHO, Trung Quốc dựa vào vaccine tự sản xuất bao gồm Sinovac, có hiệu quả khoảng 50% đối với Covid-19 có triệu chứng và 100% đối với bệnh nặng và Sinopharm, có hiệu quả ước tính đối với cả triệu chứng và bệnh nhân phải nhập viện là 79%, thấp hơn vaccine Pfizer / BioNTech và Moderna, vốn có hiệu quả hơn 90% đối với Covid-19 có triệu chứng. Chắc chắn rằng mở cửa biên giới quá sớm sẽ khiến “cái chết” đến nhanh hơn và gần hơn.
Kinh nghiệm chung của Trung Quốc và Australia cũng nêu bật rủi ro rằng mặc dù hạn chế mở cửa biên giới nhưng các quốc gia khó lòng loại bỏ hoàn toàn biến thể Delta cũng như các biến chủng khác. Giáo sư Fisher đưa ra lời khuyên: “Cần phải nhanh chóng tiêm chủng khi trong cộng đồng không có ca mắc hoặc số ca mắc ít” đồng thời khuyến nghị duy trì đeo khẩu trang ngay cả khi tình hình ổn định trở lại. Bên cạnh đó, các quốc gia cần tiếp tục học hỏi cách đối phó với đại dịch từ các nước khác trên toàn cầu. “Nếu ai đó nghĩ rằng dịch bệnh sẽ kết thúc, họ đã sai. Mọi người dân đều phải đối mặt với Covid và sống chung với dịch bệnh trong tương lai. Covid-19 chưa “chào tạm biệt” bất kỳ quốc gia nào”.
TL
Bài liên quan
#zerocovid

Chiến lược Zero Covid làm tổn hại đến vị thế trung tâm tài chính của Hồng Kông
Nhóm ngành công nghiệp tài chính cảnh báo hôm thứ hai rằng chính sách Zero Covid của Hồng Kông cùng các yêu cầu cách ly nghiêm ngặt đối với du khách nước ngoài sẽ đe dọa đến vị thế của thành phố như một trong những trung tâm tài chính toàn cầu.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.
Khai thác thị trường gia vị làm từ cá
Nhìn thoáng qua, thị trường gia vị trông có vẻ tầm thường, nhưng hóa ra lại vô cùng rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới khai thác thị trường. Thị trường đòi hỏi sự đầu tư đáng kể, sản phẩm độc đáo, thay đổi nhãn mác và bao bì thường xuyên và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các công ty Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể dễ dàng kiếm hàng trăm tỷ đồng từ việc bán những chai nước mắm, dầu, gói bột nêm, bột canh.
Việt Nam: Thị trường có sức hút đối với các nhà đầu tư Nhật Bản
Nobuhiko Sasaki, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đã phát biểu với báo điện tử Thế giới & Việt Nam (Thế giới và Việt Nam) về sức hút của Việt Nam như một thị trường tiềm năng, tự hào có nhiều yếu tố để tăng trưởng ổn định trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU tăng tích cực
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong quý I / 2022 đạt 53,8 tấn, trị giá 250,8 triệu USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng 40,3% về trị giá so với quý I / 2021.