Thứ năm 09/01/2025 05:05
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh tế số

Cộng sinh với AI trong thời buổi giáo dục 4.0

08/01/2025 12:02
Nên cho phép người học sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) ở mức độ nào trong giáo dục, đặc biệt ở bậc đại học, đang trở thành một chủ đề nóng được cộng đồng giáo dục toàn cầu tranh luận.
Sinh viên năm 3 BUV xuất sắc được nhận vào “Big 4” ngành kiểm toán Trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu Sinh viên Việt có thêm 1 lựa chọn học chuyển tiếp tới nhóm đại học của Stephen Hawking, Malala Yousafzai

Chưa có quy định rõ ràng về sử dụng AI

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục vốn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng và báo giới. Có nên sử dụng AI hay không và sử dụng như thế nào cho hợp lý đã và vẫn đang là đề tài được tranh luận với vô vàn ý kiến trái chiều, dẫn đến các thực hành sử dụng AI khác nhau.

Bên cạnh các chương trình như Tú tài quốc tế (IB) cho phép sử dụng AI để hỗ trợ làm bài tập, hoàn thành luận văn, nhiều quốc gia vẫn còn quan ngại về những ảnh hưởng tiêu cực khi sinh viên phụ thuộc vào AI. Chính vì thế, số liệu cho thấy có hơn 30.000 trường học trên thế giới sử dụng các công cụ nhận diện AI như Turnitin và rất nhiều công cụ khác như ZeroGPT, WinstonAI, Copyleaks… để phát hiện sinh viên sử dụng AI và đưa ra hình phạt. Tuy thế, hiệu quả thực sự của các công cụ phát hiện AI đến nay vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Một nghiên cứu của Phó Giáo sư Mike Perkins, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) và các đồng sự cho thấy, mặc dù công cụ phát hiện AI đã đánh dấu 91% các bài nộp thử nghiệm là chứa nội dung do AI tạo ra, nhưng chỉ có 54,8% nội dung được nhận diện chính xác, điều này phản ánh rõ sự khó khăn trong việc phát hiện nội dung AI khi áp dụng các kỹ thuật phức tạp. Bên cạnh đó, chỉ có 54,5% các bài nộp này bị báo cáo vi phạm quy định đạo đức học thuật, điều này cho thấy cần nâng cao nhận thức về việc giải thích và hiểu đúng kết quả từ công cụ phát hiện AI.

Nhiều nơi trên thế giới cấm sinh viên sử dụng AI trong học tập.
Nhiều nơi trên thế giới cấm sinh viên sử dụng AI trong học tập.

Tại Việt Nam, ChatGPT và các công cụ AI khác nhìn chung vẫn ở trong một “vùng xám" khi hầu hết các trường đại học đều chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng AI trong học tập, nghiên cứu.

Trên thực tế, nhiều nhà trường nhận thức được vai trò của AI trong việc hỗ trợ sinh viên học tập và nghiên cứu. Song, nhiều người cũng băn khoăn với câu hỏi: Liệu các phương pháp kiểm chứng AI hiện nay có đủ hiệu quả? Hoặc, làm sao xây dựng cơ chế giám sát phù hợp để việc sử dụng AI hiệu quả, công bằng, minh bạch.

Công cụ phát hiện AI liệu có đáng tin?

Kiểm chứng cho thấy nhiều công cụ kiểm soát AI dễ dàng bị qua mắt bởi một số thủ thuật và điều này vô hình chung mang lại rủi ro bất công nhiều hơn cho sinh viên. Ví dụ, thử nghiệm với công cụ phát hiện AI ZeroGPT cho thấy mức độ đánh giá sai với các nội dung tiếng Việt rất cao.

Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học International Journal of Educational Technology in Higher Education (tạm dịch: Tạp chí Quốc tế về Công nghệ Giáo dục trong Giáo dục Đại học) - tạp chí khoa học thuộc top 1% các tạp chí giáo dục với chất lượng cao nhất trên toàn cầu - được thực hiện bởi PGS. Mike Perkins cùng hai sinh viên Vũ Hải Bình và Khuất Quang Huy của trường và các đồng sự, đã đưa ra câu trả lời tổng quan hơn về độ chính xác của các công cụ kiểm soát AI. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương pháp hiện tại có độ chính xác thấp. Cụ thể, các công cụ phát hiện tại AI chỉ chính xác khoảng 39,5% với những nội dung được AI tạo ra chưa qua chỉnh sửa. Mức độ chính xác giảm xuống 22,1% khi người dùng thực hiện chỉnh sửa nội dung đơn giản.

PGS. Mike Perkins - Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển kiêm trưởng Cụm nghiên cứu học thuật Trí tuệ Nhân tạo Tạo sinh (GenAI-ARC) tại BUV.
PGS. Mike Perkins - Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển kiêm trưởng Cụm nghiên cứu học thuật Trí tuệ Nhân tạo Tạo sinh (GenAI-ARC) tại BUV.

Chia sẻ về nghiên cứu, PGS. Mike Perkins, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển BUV nhấn mạnh: “Độ chính xác của những công cụ phát hiện AI hoàn toàn có thể bị thao túng bởi một vài kỹ thuật đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Chính vì vậy, việc cân nhắc những tác động có thể xảy ra khi sử dụng các công cụ trên trong việc kiểm chứng AI là điều quan trọng”.

Lấy ví dụ, một kỹ thuật mà thầy Perkins và nhóm sinh viên đã thực hiện để đánh lừa công cụ phát hiện AI là thêm các lỗi như lỗi đánh máy, lỗi chính tả, ngữ pháp… vào các văn bản do AI tạo ra, làm cho chúng trở nên giống tác phẩm của con người. Kết quả nghiên cứu phần nào cho thấy phụ thuộc hoàn toàn vào các công cụ phát hiện AI dường như là điều không khả thi với tốc độ phát triển như “vũ bão" của AI.

Trao quyền để kiểm soát

PGS. Mike Perkins khuyến nghị các nhà giáo dục và trường học nên tiếp cận những phương pháp để đánh giá việc sử dụng AI trong trường học hiệu quả hơn, như thang đánh giá AI (hay AIAS - AI Assessment Scale) - một giải pháp toàn diện được ông cùng các đồng sự nghiên cứu và phát triển tại BUV. Thang đo bao gồm 5 cấp độ từ “Không sử dụng AI” đến “Sử dụng AI toàn diện” - cho phép sinh viên tận dụng tất cả nguồn học liệu bao gồm cả các công cụ AI ở một mức độ nhất định. Tùy từng môn học, giáo viên có thể thiết kế, điều chỉnh mức độ sử dụng AI theo nhu cầu. Kết quả thí điểm thang đo này cũng cho thấy sự giảm đáng kể các trường hợp gian lận liên quan đến GenAI. AIAS cũng làm giảm bớt nỗi lo của giáo viên về việc sinh viên có sử dụng AI hay không và tập trung vào việc hướng dẫn, khuyến khích học sinh cách sử dụng các công cụ AI một cách có đạo đức và có trách nhiệm.

Thang đo AIAS là cách các nhà giáo dục trao quyền cho sinh viên, để kiểm soát việc sử dụng AI trong học tập một cách hiệu quả.
Thang đo AIAS là cách các nhà giáo dục trao quyền cho sinh viên, để kiểm soát việc sử dụng AI trong học tập một cách hiệu quả.

Khung tham chiếu AIAS được công nhận trên toàn cầu vì tính toàn diện và ưu việt trong việc đánh giá mức độ sử dụng AI của sinh viên. Hiện nay, AIAS đã được dịch sang 13 ngôn ngữ và đang được các trường đại học và cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada, Malaysia và Hà Lan. Khung tham chiếu này đã được giới thiệu tại Digital Learning Week (tạm dịch: Tuần lễ Học tập Kỹ thuật số) của UNESCO ở Paris, QS Higher Education Summit (tạm dịch: Hội nghị Thượng đỉnh Giáo dục Đại học QS) ở Macao và Internet Governance Forum (tạm dịch: Diễn đàn Quản trị Internet) của Liên Hợp Quốc tại Ả Rập Xê Út. Nghiên cứu về AIAS cũng đã giành giải thưởng Bài báo xuất sắc năm 2024 của tạp chí khoa học Journal of University Teaching and Learning Practice (tạm dịch: Tạp chí Thực hành Giảng dạy và Học tập Đại học).

Tại Việt Nam, AIAS đang được áp dụng trong quá trình chấm thi, trong đó giảng viên sẽ xác định mức độ sinh viên được phép sử dụng AI. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ phạm vi sử dụng AI trong bài làm của mình, đồng thời giảng viên cũng dễ dàng hơn trong việc đánh giá và xác định mức độ liên quan của AI trong các bài thi.

Sự thành công trong việc triển khai công cụ AIAS tại BUV là minh chứng cho thấy AI có thể được tích hợp trong nhà trường một cách phù hợp. “Cộng sinh" với AI là giải pháp cần được khuyến khích trong thời đại công nghệ 4.0, thay vì cấm sinh viên sử dụng AI trong việc học tập. Mọi giải pháp công nghệ hỗ trợ học tập đều có hai mặt. Nếu được hướng dẫn sử dụng công cụ đúng cách, sinh viên có thể sử dụng AI một cách có đạo đức, trách nhiệm để hỗ trợ việc học một cách hiệu quả.

Tin bài khác
Nvidia ra mắt Project Digits: Siêu máy tính AI

Nvidia ra mắt Project Digits: Siêu máy tính AI

Mặc dù có giá thành khá cao, nhưng với sức mạnh và sự tiện lợi mang lại, Project Digits hứa hẹn sẽ là công cụ đắc lực cho các nhà phát triển AI trong tương lai.
Gã khổng lồ Microsoft chi 3 tỷ USD để phát triển đám mây và AI tại Ấn Độ

Gã khổng lồ Microsoft chi 3 tỷ USD để phát triển đám mây và AI tại Ấn Độ

Khoản đầu tư 3 tỷ USD sẽ giúp Microsoft mở rộng hệ sinh thái điện toán AI, tập trung vào phục vụ các công ty khởi nghiệp và cộng đồng nghiên cứu AI của Ấn Độ.
Apple chính thức ra mắt iPhone 15 tân trang với giá giảm 15%

Apple chính thức ra mắt iPhone 15 tân trang với giá giảm 15%

iPhone 15 tân trang sẽ được trang bị pin, vỏ ngoài mới cùng cáp USB - C đi kèm, đảm bảo thiết bị gần như không có sự khác biệt so với các sản phẩm hoàn toàn mới.
Meta cắt giảm chính sách kiểm duyệt nội dung

Meta cắt giảm chính sách kiểm duyệt nội dung

Các thay đổi sẽ tác động đến Facebook, Instagram và Threads - 3 nền tảng mạng xã hội lớn thuộc sở hữu của Meta với hơn 3 tỉ người dùng trên toàn cầu.
iPhone 17 quay lại thiết kế bo tròn ?

iPhone 17 quay lại thiết kế bo tròn ?

Hiện chưa rõ việc điều chỉnh thiết kế sẽ áp dụng cho toàn bộ thế hệ iPhone 17 hay chỉ dành cho bản tiêu chuẩn. Dự kiến, iPhone 17 sẽ ra mắt vào tháng 9/2025.
Bản cập nhật iOS 18.2.1 mà Apple vừa ra mắt có gì mới?

Bản cập nhật iOS 18.2.1 mà Apple vừa ra mắt có gì mới?

Bản cập nhật này được phát hành nhằm đảm bảo người dùng có trải nghiệm mượt mà hơn trước khi Apple chuyển sang giới thiệu các tính năng mới trong iOS 18.3.
Cổ phiếu Nvidia đạt mức kỷ lục trước thềm CEO Jensen Huang phát biểu ở CES 2025

Cổ phiếu Nvidia đạt mức kỷ lục trước thềm CEO Jensen Huang phát biểu ở CES 2025

CEO Jensen Huang thường sử dụng CES làm nền tảng để công bố các chip video game mới và giới thiệu hàng loạt kế hoạch mở rộng kinh doanh AI của Nvidia.
Mức giá "dễ thở" của iPhone 17 Air hứa hẹn sẽ khuấy động thị trường công nghệ

Mức giá "dễ thở" của iPhone 17 Air hứa hẹn sẽ khuấy động thị trường công nghệ

Trang công nghệ PhoneArena cho rằng iPhone 17 Air sẽ giúp Apple đáp ứng nhu cầu của một thị trường ngách cụ thể, sau thất bại của dòng mini và Plus.
AirPods 4 khắc hình con rắn: Siêu phẩm công nghệ mừng Tết Nguyên đán 2025

AirPods 4 khắc hình con rắn: Siêu phẩm công nghệ mừng Tết Nguyên đán 2025

Apple giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa 2 sản phẩm AirPods 4 phiên bản năm Ất Tỵ. Đây là truyền thống mà Apple đã duy trì trong nhiều năm qua.
Người dùng iPhone hoang mang vì âm thanh lạ

Người dùng iPhone hoang mang vì âm thanh lạ

Phản ánh của nhiều người dùng iPhone trên các nền tảng mạng xã hội cho biết họ đã nghe thấy những tiếng nói lạ phát ra từ chiếc điện thoại của mình.
Samsung Galaxy S25 tiếp tục lộ diện thêm nhiều thông tin mới

Samsung Galaxy S25 tiếp tục lộ diện thêm nhiều thông tin mới

Các nguồn nội bộ cho biết Samsung sẽ tổ chức sự kiện Galaxy Unpacked vào ngày 22/1/2025 với "nhân vật chính" là Galaxy S25.
Cuộc chiến gọi xe công nghệ: Bolt sắp chính thức bước vào Việt Nam

Cuộc chiến gọi xe công nghệ: Bolt sắp chính thức bước vào Việt Nam

Hiện người dùng Việt Nam đã có thể tải ứng dụng Bolt trên cửa hàng App Store và Google Play cũng như đăng ký khách hàng thông qua số điện thoại.
Lệnh cấm iPhone 16 tại indonesia khiến người dùng trong nước tiếc nuối

Lệnh cấm iPhone 16 tại indonesia khiến người dùng trong nước tiếc nuối

Lệnh cấm của Indonesia với iPhone diễn ra sau khi các cơ quan chức năng nước này phát hiện Apple không tuân thủ quy định tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm.
OPPO Reno13 Series ra mắt: Giá từ 8,99 triệu, nâng tầm trải nghiệm AI của người dùng Việt

OPPO Reno13 Series ra mắt: Giá từ 8,99 triệu, nâng tầm trải nghiệm AI của người dùng Việt

Bên cạnh việc cải tiến khả năng nhiếp ảnh AI, Reno13 Series tích hợp sâu AI nhằm nâng cao hiệu suất, thay đổi cách người dùng làm việc hằng ngày.
Bảng giá iPhone đầu năm 2025: iPhone 16 và các dòng iPhone cũ đồng loạt giảm giá

Bảng giá iPhone đầu năm 2025: iPhone 16 và các dòng iPhone cũ đồng loạt giảm giá

Nhìn chung, tất cả các hệ thống bán lẻ ủy quyền của Apple (AAR) đều đang có nhiều ưu đãi về mức giá iPhone tốt hơn nhiều so với thời điểm tháng trước.