Cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ miễn thuế biên giới Canada kêu gọi chia sẻ quỹ hỗ trợ Du lịch nhằm tăng khả năng sống sót

16:21 08/07/2021

Các nhà bán lẻ duty-free (miễn thuế) tại biên giới Canada đang yêu cầu chính phủ Trudeau chia sẻ một phần của Quỹ cứu trợ du lịch trị giá 400 triệu đô la (500 triệu đô la Canada) mới thành lập như một cơ hội sống sót sau 16 tháng tàn phá của đại dịch Covid-19.

Theo Hiệp hội Miễn thuế (FDFA), đại diện cho 33 cửa hàng trên đất liền của Canada cho biết, những doanh nghiệp trên đã đến bước đường cùng. Trong quá khứ, doanh số bán hàng miễn thuế khu vực biên giới đã đứng đầu đất nước với 150 triệu đô la Canada mỗi năm nhưng nhanh chóng sụp đổ vào năm 2020 khi các nhà bán lẻ phải chịu đựng sự sụt giảm doanh số hơn 95% và đôi khi là 100%.

Hiệp hội hiện đang kêu gọi Ottawa chi một phần nhỏ trong quỹ du lịch mới, khoảng 6,6 triệu đô la Canada trên tổng số cùng 200.000 đô la Canada cho mỗi cửa hàng. Đây là một trong những kiến nghị khẩn cấp vì nguồn tài trợ chính thông qua các chương trình Trợ cấp tiền lương khẩn cấp Canada (CEWS) và Trợ cấp tiền thuê nhà khẩn cấp Canada (CERS) sẽ bắt đầu giảm vào đầu tháng 7. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không có doanh thu bán hàng nào để thay thế vì du lịch xuyên biên giới vẫn chưa hoạt động trở lại, mặc dù một số hạn chế có khả năng được nới lòng từ ngày 21 tháng 7. Trong cuộc họp trên Zoom vào hôm thứ Tư, Giám đốc điều hành FDFA, Barbara Barrett cho hay: “Không có CEWS và CERS chúng tôi sẽ chẳng bao giờ phục hồi hoàn toàn. Điều này có nghĩa là các công đồng nhỏ tại biên giới sẽ không còn đủ khả năng hoạt động trong nhành du lịch. Công việc kinh doanh của chúng tôi đang cam go hơn bao giờ hết”. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Các nhà bán lẻ hàng miễn thuế ở biên giới lập luận rằng họ đóng cửa để bảo vệ người Canada và bây giờ đến lượt chính phủ bảo vệ doanh nghiệp vì đây là “vấn đề công bằng”, Barrett chia sẻ. Phía FDFA cũng đang tìm kiếm hỗ trợ xuất khẩu mới. Trước đây, các doanh nghiệp chỉ được xuất khẩu sau quy trình kiểm định chặt chẽ, mọi hoạt động ra vào đều phải xuất cảnh vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các cửa hàng phải tuân thủ các chính sách trong nước. Chẳng hạn như, tuân theo các quy tắc ghi nhãn rượu nghiêm ngặt, yêu cầu này được cho là không cần thiết, gây thêm rắc rối, thậm chí dẫn đến thất thu.

Hiện tại, các cửa hàng khu vực biên giới mắc kẹt với hàng trăm triệu đô la giá trị hàng tồn kho sắp phải hủy bỏ vì quá hạn hoặc không có đầu ra. Trong khi các doanh nghiệp bán lẻ khác đã có thể mở cửa vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm qua, hoặc xoay trục sang bán trực tuyến, nhận hàng, giao hàng, thì các cửa hàng biên giới lại không có được những cơ hội này. Philippe Bachand, một chủ cửa hàng ở Philipsburg tại biên giới Quebec với Vermont chia sẻ: “Chúng tôi đã đóng cửa hồi tháng 3 năm 202 và mở lại vào tháng 6. Cửa hàng đang hoạt động chỉ 25 công việc kinh doanh thông thường nhưng chúng tôi cần hỗ trợ để trả các hóa đơn, trả lương nhân viên và tồn tại”.

Một rào cản lớn mà chiến dịch FDFA phải đối mặt là các thành viên thuộc ngành bán lẻ, không phải ngành du lịch, không đủ tiêu chuẩn để nhận được sự trợ giúp từ Quỹ cứu trợ du lịch. “Tôi vừa mới biết điều này ngày hôm qua, mặc dù 98% khách hàng của tôi là khách du lịch” Bachand thất thần nói. Phía FDFA nói thêm: “Chừng nào chính phủ đóng cửa biên giới trên bộ, các thành viên của chúng tôi không thể kinh doanh. Các nhà bán lẻ miễn thuế và nhân viên là một phần không thể thiếu của các cộng đồng du lịch và biên giới. Chúng tôi đang yêu cầu chính phủ phải có biện pháp cứu trợ”. Beth Potter, chủ tịch Hiệp hội ngành công nghiệp Du lịch Canada dẫn chứng: “Cuộc khảo sát gần đây nhất của chúng tôi từ tháng 6 cho thấy gần 60% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Canada sẽ không tồn tại nếu không thể gia hạn CEWS và CERS, đồng nghĩa với chúng tôi phải chứng kiến ngành công nghiệp có thể sụp đổ”.

TL