Hàng năm vào thời gian này những người dân Tây Bắc lại tỉ mỉ chăm sóc từng bông lúa non từ khi mới bắt đầu khum ngọn đến lúc vào độ chín. Họ ra đồng từ sớm tinh mơ và lựa chọn những bông lúa to tròn, vừa đủ căng mẩy nhưng thân rơm vẫn còn xanh. Họ sẽ gặt chúng về khi còn đẫm sương đêm rồi sau đó tuốt bằng tay một cách kỳ công và cẩn thận.
Cốm xanh Tây Bắc được chọn từ những hạt thơm ngon nhất.
Hạt lúa non tuốt xong sẽ được đem đi rang ngay để đảm bảo cốm khi ra lò vẫn giữ độ xanh ngon. Bếp rang cũng được chuẩn bị công phu, chảo rang thường là loại làm bằng gang đúc, khi rang để lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, đợi nguội rồi mới đem đi giã. Có vậy, cốm mới giữ được độ mềm dẻo, thơm ngon mà không bị cháy. Ở công đoạn giã cốm, chân người giã phải đều và nhịp nhàng để đảm bảo lực vừa phải. Đồng thời, một người khác dùng mảnh tre đảo thóc trong cối, khi thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ rồi lại giã tiếp.
Khi các sản hẩm được chay chuốt từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây.
Hạt lúa nếp nương vùng tây bắc có hình to tròn, chất ngọt của nếp nương khác biệt với hạt nếp dưới vùng đồng bằng. Hạt nếp dẻo, thơm ngậy khi ăn khiến các cơ quan vị giác được kích thích. Do vậy đây cũng là lý do cốm xanh Tây Bắc luôn được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Vũ Tiến