Thứ ba 13/05/2025 01:19
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Chuỗi cung ứng toàn cầu đối phó thêm điểm nghẽn mới khi hàng loạt tàu mất tín hiện trên địa phận Trung Quốc

26/11/2021 10:52
Sự kiện một số con tàu trên vùng biển của Trung Quốc đang biến mất khỏi hệ thống theo dõi gây ra cuộc khủng hoảng khác cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân được cho là do Trung Quốc ngày càng có xu hướng cô lập với phần còn lại của thế giới cũng

Tàu chở hàng tại cảng Yangshan tháng 10 năm ngoái

Tàu chở hàng tại cảng Yangshan tháng 10 năm ngoái. (Ảnh: CNN)

Các nhà phân tích cho biết, họ bắt đầu nhận thấy sự sụt giảm lưu lượng vận chuyển vào cuối tháng 10, khi Trung Quốc chuẩn bị ban hành luật quản lý quyền riêng tư dữ liệu. Thông thường, các công ty dữ liệu vận chuyển có thể theo dõi các con tàu trên toàn thế giới nhờ trang bị Hệ thống Nhận dạng Tự động hoặc AIS, bộ thu phát. Hệ thống này cho phép tàu gửi thông tin chẳng hạn như vị trí, tốc độ, hướng đi đến các trạm dọc theo bờ biển bằng cách sử dụng vô tuyến tần số cao. Nếu một con tàu nằm ngoài phạm vi của các trạm đó, thông tin có thể được trao đổi qua vệ tinh.

Nhưng quy trình này dường như không được thực hiện ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mặc dù quốc gia này là nhân tố quan trọng trong thương mại toàn cầu. Theo dữ liệu từ nhà cung cấp dữ liệu vận chuyển toàn cầu VesselsValue, trong ba tuần qua, số lượng tàu gửi tín hiệu từ Trung Quốc đã giảm gần 90%. Charlotte Cook, nhà phân tích thương mại tại VesselsValue nhận định: “Chúng tôi hiện đang chứng kiến ​​sự giảm sút tín hiệu AIS trên mặt đất trên toàn ngành ở Trung Quốc".

Luật dữ liệu mới có thể làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời CNN Business rằng, các trạm AIS dọc theo bờ biển Trung Quốc được xây dựng hợp pháp theo các điều ước quốc tế, ngoài ra, các nền tảng AIS có sẵn công khai cũng đang hoạt động bình thường. Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước, đã không trả lời lý do tại sao các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển mất quyền truy cập vào dữ liệu.

Bất chấp nhiều hạn chế, các nhà phân tích cho rằng "thủ phạm" chính là Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11. Luật này yêu cầu các công ty xử lý dữ liệu phải nhận được sự chấp thuận từ chính phủ Trung Quốc trước khi chuyển thông tin cá nhân rời khỏi địa phận Trung Quốc. Quy tắc này được giới chuyên gia cho rằng đã và đang phản ánh sự lo ngại của Bắc Kinh khi để lọt dữ liệu vào tay các chính phủ nước ngoài.

Không những vậy, giới quan sát cung cấp thêm nhiều manh mối bên cạnh tác động của luật. Theo Cook, thông tin cho thấy một số bộ phát đáp AIS đã được gỡ bỏ khỏi các trạm dọc bờ biển Trung Quốc vào đầu tháng theo chỉ thị của cơ quan an ninh quốc gia. Tất nhiên không phải toàn bộ dữ liệu đều biến mất, cơ quan theo dõi vẫn có thể sử dụng vệ tinh để thu tín hiệu từ tàu thuyền nhưng nếu một con tàu neo đậu gần bờ, thông tin có được từ không gian sẽ không tốt bằng đường truyền mặt đất.

Cảng Zhoushan tại Ningbo
Cảng Zhoushan tại Ningbo. (Ảnh: CNN)

Mùa Giáng sinh đang đến gần, việc mất thông tin tín hiệu từ thị trường Trung Quốc đại lục, nơi sở hữu 6 trong số 10 cảng container nhộn nhịp nhất thế giới, có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn nữa cho ngành vận tải biển toàn cầu vốn đã gặp khó khăn. Chuỗi cung ứng trở nên vô cùng căng thẳng trong năm nay do các cảng bị tắc nghẽn nghiêm trọng và phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu hàng hóa phục hồi nhanh chóng.

Theo Cook từ VesselsValue, các công ty vận chuyển dựa vào dữ liệu AIS để dự đoán chuyển động của tàu, theo dõi xu hướng theo mùa và cải thiện hiệu quả hoạt động của cảng. Bà cho biết, việc thiếu dữ liệu của Trung Quốc "có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hiển thị chuỗi cung ứng đại dương trên khắp Trung Quốc". Nước này là một trong những nhà nhập khẩu than và quặng sắt lớn trên thế giới, cũng như là nhà xuất khẩu lớn các công-te-nơ.

Georgios Hatzimanolis, chiến lược gia truyền thông của Marine Traffic cho hay: “Khi các nước phương Tây bước vào mùa Giáng sinh, tác động từ sự vụ trên sẽ vô cùng to lớn và là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay" và nhấn mạnh chuỗi cung ứng toàn cầu không cần thiết phải trải qua một cuộc bể râu khác khi năm hết tết đến.

Trung Quốc tự cô lập

Mong muốn của Trung Quốc giữ quyền kiểm soát tuyệt đối đối với tất cả dữ liệu và thông tin trong biên giới không có gì đáng ngạc nhiên. Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình liên tiếp khẳng định vai trò thống trị của Đảng Cộng sản cầm quyền trên mọi khía cạnh kinh tế và xã hội. Nước này đã và đang thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp về kinh tế khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài, chẳng hạn như các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công nghệ quan trọng.

Ông Tập nhấn mạnh mục tiêu tự lực cánh sinh trong cuộc chiến thương mại và công nghệ gay gắt với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chẳng hạn như chiến lược "Made in China 2025" là một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sang các lĩnh vực công nghệ tiên tiến hơn.

Thế nhưng một số quan chức hàng đầu ở Bắc Kinh gần đây đã cố gắng dập tắt những lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu rằng đất nước đang tự cô lập với phần còn lại của thế giới vì ưu tiên an ninh quốc gia. Phó Chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn, được coi là đồng minh đáng tin cậy của ông Tập, trả lời tại Diễn đàn Kinh tế Mới Bloomberg ở Singapore rằng Trung Quốc sẽ không "phát triển cô lập với thế giới." Phát biểu qua video, ông cũng kêu gọi các quốc gia giữ cho chuỗi cung ứng "ổn định và trơn tru". Tuy nhiên, trên thực tế các hành động của Trung Quốc thể hiện tham vọng lớn hơn thế. Ngay trong đại dịch, ông Tập đã tăng cường thúc đẩy tự lực cánh sinh, nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra các chuỗi cung ứng "độc lập và có thể kiểm soát" để đảm bảo an ninh quốc gia.

Nhà nước thực hiện các đợt kiềm chế sâu rộng đối với công nghệ cũng như các đợt IPO nước ngoài, khi Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đề xuất rằng các công ty lớn với hơn một triệu khách hàng cần phải được chấp thuận trước khi niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài. Tương tự luật bảo mật dữ liệu gần đây, cơ quan này viện dẫn những lo ngại về việc liệu dữ liệu cá nhân do các công ty đó nắm giữ có thể bị chính phủ nước ngoài khai thác hay không.

TL (theo CNN)

Tin bài khác
Đề xuất tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp làm khoa học công nghệ

Đề xuất tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp làm khoa học công nghệ

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần tăng ưu đãi thuế, đặc biệt kéo dài thời gian miễn thuế cho doanh nghiệp làm khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đầu tư dài hạn.
Điểm danh hàng loạt smartphone pin trâu trên 6.000mAh đáng mua hiện nay

Điểm danh hàng loạt smartphone pin trâu trên 6.000mAh đáng mua hiện nay

Smartphone pin trâu đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho người dùng thường xuyên di chuyển. Dưới đây là những mẫu nổi bật với dung lượng pin trên 6.000 mAh đang bán tại Việt Nam.
OpenAI và Microsoft đàm phán lại thỏa thuận đầu tư hàng tỷ USD

OpenAI và Microsoft đàm phán lại thỏa thuận đầu tư hàng tỷ USD

Microsoft, nhà tài trợ lớn nhất của OpenAI, là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến công ty khởi nghiệp này chưa thể tái cấu trúc doanh nghiệp trị giá 260 tỷ USD.
Galaxy Z Fold6 giảm giá gần 10 triệu đồng, đối đầu trực tiếp iPhone 16 Pro Max

Galaxy Z Fold6 giảm giá gần 10 triệu đồng, đối đầu trực tiếp iPhone 16 Pro Max

Dù giảm giá mạnh, Galaxy Z Fold6 vẫn giữ vững danh hiệu smartphone gập cao cấp nhất của Samsung. Điểm nhấn đáng chú ý là loạt tính năng AI tích hợp như Note Assist, Sketch to Image, Circle to Search.
Khi sa thải nhân sự không còn là cắt giảm, mà là chiến lược cho kỷ nguyên AI

Khi sa thải nhân sự không còn là cắt giảm, mà là chiến lược cho kỷ nguyên AI

Làn sóng sa thải nhân sự liên tục kéo theo những hệ lụy. Hàng chục nghìn lao động công nghệ phải đối mặt với tương lai bất định, trong khi thị trường tuyển dụng ngày càng khắt khe hơn.
iPhone giảm giá mạnh, khách Việt đổ xô

iPhone giảm giá mạnh, khách Việt đổ xô 'chốt đơn'

Theo ghi nhận của Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, iPhone 16 Pro Max - mẫu flagship được nhiều người săn đón - đang giảm giá từ 3 đến 5 triệu đồng so với giá gốc 34,99 triệu đồng.
Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Từ Galaxy A giá mềm đến dòng Z màn hình gập thời thượng, bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025 mang đến hàng loạt lựa chọn đa dạng cho mọi nhu cầu.
Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Trong năm 2026, Apple dự kiến ra mắt iPhone 18 Pro, 18 Pro Max và 18 Air/Slim vào tháng 9. Còn iPhone 18 tiêu chuẩn và 18e sẽ được công bố vào đầu năm 2027.
Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số đặt ra khung pháp lý quan trọng cho các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ bán dẫn, tài sản mã hóa và các dịch vụ số hiện đại.
Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

CEO Apple Tim Cook từng so sánh những người làm khuôn và công cụ ở Mỹ chỉ nhét vừa 1 căn phòng trong khi con số đó ở Trung Quốc phải cần tới nhiều sân bóng đá.
Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Theo thông tin được chia sẻ bởi tài khoản leaker nổi tiếng Ice Universe (nay là Ice Cat), Galaxy Z Fold7 có độ dày chỉ 3,9 mm khi mở ra và 8,2 mm khi gập lại.
Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Theo Apple, Ủy ban châu Âu đã bỏ qua các nỗ lực tuân thủ pháp lý của công ty. Điều này khiến Apple cho rằng EC đã “ngầm định hướng” cho một án phạt từ trước khi quyết định chính thức được ban hành.
Grab chuẩn bị thâu tóm GoTo với giá 7 tỷ USD ?

Grab chuẩn bị thâu tóm GoTo với giá 7 tỷ USD ?

Dù cả Grab lẫn GoTo đều từ chối bình luận, giới đầu tư và phân tích đang đặc biệt quan tâm đến diễn biến thương vụ được xem là có thể làm “rung chuyển” thị trường gọi xe Đông Nam Á.
Ông Donald Trump hủy quy định về hạn chế xuất khẩu chip AI từ thời ông Biden

Ông Donald Trump hủy quy định về hạn chế xuất khẩu chip AI từ thời ông Biden

Chính quyền ông Donald Trump cho rằng quy định này “quá phức tạp, quan liêu và làm cản trở sự đổi mới”. Động thái này được cho là đơn giản hóa chính sách kiểm soát xuất khẩu công nghệ
Galaxy S25 Edge sẽ ra mắt ngày 13/5: Thiết kế mỏng nhẹ, tích hợp AI ấn tượng

Galaxy S25 Edge sẽ ra mắt ngày 13/5: Thiết kế mỏng nhẹ, tích hợp AI ấn tượng

Điểm nhấn không thể bỏ qua của Galaxy S25 Edge chính là bộ công nghệ Galaxy AI, được Samsung phát triển nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng ở mọi khía cạnh.