Thứ bảy 05/07/2025 18:05
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Hà Nội sẽ nỗ lực hoàn thành cao nhất chỉ tiêu tăng trưởng của cả nhiệm kỳ 2020-2025

Chiều 11/12, tại kỳ họp lần thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên chất vấn kỳ họp lần thứ 20, HĐND Thành phố khóa XVI
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên chất vấn kỳ họp lần thứ 20, HĐND Thành phố khóa XVI.

Thay mặt UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh trân trọng tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu chỉ đạo, định hướng quan trọng, toàn diện, sâu sát của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Bí thư Thành ủy đối với các nhóm vấn đề được gợi ý thảo luận tại Kỳ họp. Đồng thời, UBND Thành phố nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các Ban HĐND Thành phố, các Tổ đại biểu, các vị đại biểu HĐND Thành phố, nhất là đối với 42 lượt đại biểu phát biểu ý kiến tại 5 Tổ thảo luận.

Nội dung chất vấn tại Kỳ họp đã tập trung đúng và trúng những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm. Qua đó giúp UBND Thành phố, các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã nhận diện rõ hơn những hạn chế, bất cập, yếu kém, đồng thời là cơ sở để phân tích, đánh giá nguyên nhân và đề ra giải pháp tích cực, phù hợp, thích ứng trong tình hình mới.

Lần đầu tiên Hà Nội thu ngân sách vượt 500 nghìn tỷ đồng

Đối với một số nội dung đại biểu quan tâm và cần làm rõ, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết: dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, sự giám sát của HĐND Thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và cả hệ thống chính trị, Thành phố đã hoàn thành 23/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Đây là kết quả hết sức quan trọng và toàn diện, trong bối cảnh cả nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong 9 tháng năm 2024 của Hà Nội tăng 6,12%, dự kiến cả năm đạt khoảng 6,52%. Quy mô GRDP khoảng 58,6 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước lần đầu tiên vượt 500.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với 2023, chiếm khoảng 28% tổng thu cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 163,5 triệu đồng…

Công tác quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị chuyển biến tích cực. Các công trình lớn được hoàn thành, trong đó điển hình là vận hành dự án đường sắt đô thị trên cao trong năm 2024. Đặc biệt, Hà Nội tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng đủ 18 cầu vượt sông Hồng. Trong đó, đã đầu tư xây dựng 8 cầu và cải tạo cầu Long Biên; sẽ tiếp tục xây dựng mới 9 cầu. Hiện nay, đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc), đồng thời đang tập trung chỉ đạo để sớm quyết định chủ trương đầu tư đối với 3 cầu gồm: cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.

Hà Nội cũng quyết tâm cải thiện môi trường. Về nước sạch, đến năm 2025, Thành phố có 100% mạng lưới nước sạch đến tất cả xã, phường, thị trấn. Về môi trường, Thành phố phấn đấu trước ngày 2/9/2025 sẽ bổ cập nước cho Hồ Tây; trên cơ sở đó tạo đà làm “sống lại” các dòng sông nội đô. Đáng chý ý, Hà Nội sẽ phát động phong trào “sạch” của Thành phố để xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, đặc biệt là trong các quận nội đô lịch sử; làm sao để sạch từ ý thức đến hành động của từng người dân. Ngoài ra, sau khi có Luật Thủ đô, Thành phố sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp để làm sạch môi trường. Trong đó, Thành phố sẽ có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp sản xuất xe để hỗ trợ người dân đổi xe cơ giới chạy bằng xăng sang điện…

Công tác an sinh xã hội của Thành phố được đảm bảo. Thành phố đã làm rất tốt công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, đặc biệt là dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Thành phố xóa toàn bộ nhà dột nát cho người nghèo, hộ cận nghèo. Đối với những hộ dân không thể thoát nghèo, Thành phố giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội có cơ chế chuyển sang đối tượng bảo trợ xã hội.

Về vấn đề cải cách hành chính, ông Trần Sỹ Thanhcho rằng, công tác này có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cải cách hành chính, chuyển đổi số của Thành phố mới chuyển đổi đơn thuần từ quy trình thủ công sang quy trình số chứ chưa thực sự cải cách quy trình nội bộ khi số hóa. Đây là việc cần nghiên cứu để triển khai, có như vậy cải cách mới thực sự mang lại hiệu quả.

Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, công tác phòng chống tiêu cực, lãng phí tiếp tục được tập trung thực hiện. UBND Thành phố đã quyết định thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí”. Vấn đề quản lý tài sản công đã có sự chuyển biến tích cực với sự giám sát chặt chẽ của HĐND Thành phố…

Chủ tịch UBND Thành phố cũng thẳng thắn nhìn nhận một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch 5 năm sẽ khó thực hiện; trong đó chỉ tiêu khó thực hiện nhất là chỉ tiêu tăng trường kinh tế không đạt như mong muốn. Đây cũng là bối cảnh chung của cả nước, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, một loạt các biến động khác làm ảnh hưởng đến sức lao động, hiệu quả công việc…

“Những điều này ảnh hưởng đến các chỉ tiêu còn lại như năng suất lao động, thu nhập bình quân đầu người. Nhưng Thành phố dứt khoát không điều chỉnh mà sẽ quyết tâm, phấn đấu cao nhất trong năm 2025 để cả nhiệm kỳ cao nhất có thể, tạo nền tảng tốt cho nhiệm kỳ sau”, Chủ tịch UBND Thành phố nói.

Đối với vấn đề cải tạo chung cư cũ, Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng đây là vấn đề nhức nhối nhất của Hà Nội trong năm qua. Nêu những khó khăn trong nguồn vốn quy hoạch, Chủ tịch UBND Thành phố cũng chỉ ra đến nay chưa có quận, huyện nào hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết các khu cải tạo chung cư cũ. Ở một số nơi như quận Ba Đình, quận Đống Đa đã vận động được người dân di dời ra khỏi khu chung cư cũ nhưng vẫn chưa xây được vì chưa có kế hoạch. Thành phố cố gắng trong quý I/2025, tất cả các quận, huyện có chung cư cũ phải phê duyệt xong quy hoạch. Ngoài ra, Thành phố mới kiểm định được 50% chung cư cũ, chúng ta phải kiểm định hết để tập trung tuyên truyền người dân di dời thì mới tiến hành cải tạo được.

Trong công tác phòng cháy chữa cháy, Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng, Thành phố đang triển khai rất quyết liệt vấn đề này. Trong năm 2024, các lực lượng chức năng đã đi rà soát thống kê các nhà trọ không đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy. Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh, dù khó khăn đến mấy cán bộ cũng phải làm hết trách nhiệm, rà soát từng hộ kinh doanh để giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: “Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, cả hệ thống chính trị của Thành phố sẽ quyết tâm, phấn đấu với tinh thần hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, chuẩn bị điều kiện để Thủ đô cùng cả nước bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Tin bài khác
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn tất phân cấp quản lý

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn tất phân cấp quản lý

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã hoàn thành 100% nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp lý về phân quyền, phân cấp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hỗ trợ địa phương vận hành chính quyền hai cấp đồng bộ và thông suốt

Hỗ trợ địa phương vận hành chính quyền hai cấp đồng bộ và thông suốt

Ngay sau khi mô hình chính quyền hai cấp vận hành, nhiều doanh nghiệp lớn đã đồng loạt triển khai giải pháp hỗ trợ, đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Bộ Tài chính: Đảm bảo chi trả đầy đủ chế độ và xử lý hiệu quả tài sản công sau sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính: Đảm bảo chi trả đầy đủ chế độ và xử lý hiệu quả tài sản công sau sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định kinh phí chi trả chế độ sau sắp xếp bộ máy được đảm bảo đầy đủ, đồng thời đẩy mạnh rà soát và xử lý tài sản công theo hướng minh bạch, tránh thất thoát và phục vụ mục tiêu công.
Bà Trương Thị Bích Hạnh làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh

Bà Trương Thị Bích Hạnh làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh

Chiều 2/7, Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam về việc thành lập và chuẩn y Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, đồng thời công bố các quyết định nhân sự quan trọng của Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến tổ chức bộ máy của cơ quan này.
Quảng Trị: Công bố bộ máy tổ chức mới sau sáp nhập tỉnh

Quảng Trị: Công bố bộ máy tổ chức mới sau sáp nhập tỉnh

Tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định công bố cơ cấu tổ chức mới sau sáp nhập với gần 100 cán bộ được bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo sở, ngành, nhằm xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.
Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Sáng 30/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, xã, phường, đặc khu đã diễn ra trọng thể.
Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Sau Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu, từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động, giảm 29 đơn vị so với trước. Cuộc “sắp xếp lại giang sơn” được nhìn nhận “không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn…”.
Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Có một nhận định chung đang rất được lan tỏa với cộng đồng, là từ ngày 01/7, nhiều địa danh tỉnh thành sẽ mất đi, khi chính quyền thay đổi cấp bậc quản lý hành chính và tinh giản địa giới một số địa phương. Song điều đó có thật không, hay chúng ta cần cởi mở góc nhìn để nhìn nhận vấn đề?
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

8h sáng nay 30-6, tất cả các tỉnh, thành cả nước đồng loạt tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.