Thứ tư 05/02/2025 19:03
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thị trường

Chính phủ Canada đạt được thỏa thuận với tập đoàn công nghệ Meta

02/04/2024 15:40
Thỏa thuận này được đưa ra sau nhiều tháng đàm phán bí mật giữa các cơ quan quản lý Canada và Meta, trong đó cả hai bên đều tìm cách giải quyết những lo ngại do dự luật C-18 nêu ra.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Sau một thời gian dài đàm phán, Chính phủ Canada đã đạt được thỏa thuận với tập đoàn công nghệ Meta để cho phép nội dung tin tức trở lại Facebook và Instagram sau quyết định gây tranh cãi của Meta về việc xóa nội dung để đáp lại dự luật C-18 (Dự luật về tin tức trực tuyến). Thỏa thuận này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc điều chỉnh quy định về tin tức và quản lý các nền tảng truyền thông xã hội tại đất nước này.

Thỏa thuận này được đưa ra sau nhiều tháng đàm phán bí mật giữa các cơ quan quản lý Canada và Meta, trong đó cả hai bên đều tìm cách giải quyết những lo ngại do dự luật C-18 nêu ra, đồng thời tìm ra giải pháp được cả hai bên đồng ý nhằm cân bằng sự giám sát theo quy định với nhu cầu về một hệ sinh thái tin tức sôi động và đa dạng. Trọng tâm của thỏa thuận là sự thừa nhận của Chính phủ Canada rằng, dự luật C-18 là một bước đi sai lầm và họ không hiểu đầy đủ về sự phức tạp của Internet cũng như cách các công ty truyền thông Canada được hưởng lợi từ việc đăng nội dung của họ lên Facebook và Instagram.

Bộ trưởng Bộ Di sản Canada Pascale Rodriguez thừa nhận sự phức tạp của việc quản lý các nền tảng trực tuyến, cho biết: “Chúng tôi nhận ra rằng cách tiếp cận ban đầu của chúng tôi với dự luật C-18 có thể đã sai lầm và chúng tôi cam kết hợp tác với tất cả các bên liên quan trong ngành, không chỉ hiệp hội thương mại dành cho các nhà xuất bản báo chí để phát triển các giải pháp hiệu quả và đa sắc thái hơn. Chúng tôi xin lỗi vì tất cả những tổn hại mà dự luật C-18 đã gây ra và hàng trăm công việc báo chí được trả lương cao đã bị mất do dự luật này”.

Tương tự, Meta cũng đã thừa nhận những sai lầm của mình trong việc xử lý tình huống này. Chatbot mới “Priscilla” của Meta, hiện xử lý tất cả các hoạt động liên lạc nội bộ của công ty, thừa nhận: “Chúng tôi hiểu rằng quyết định chặn nội dung tin tức của chúng tôi đã gây ra tổn hại nghiêm trọng cho các tổ chức truyền thông ở Canada và gây tổn hại lớn cho công chúng Canada”.

Trước đó, vào tháng 8 năm 2023, “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ Meta đã tuyên bố, tất cả người dùng Facebook và Instagram ở Canada sẽ không truy cập được vào các liên kết tin tức và nội dung do các hãng tin trong nước đăng tải.

Đây được cho là động thái nhằm đáp trả việc Quốc hội Canada thông qua dự luật C-18 , theo đó, các tập đoàn công nghệ như Meta và Alphabet (công ty mẹ của Google) phải trả tiền cho các hãng tin để đăng tải bài viết trên nền tảng của mình.

Thỏa thuận mới giữa Chính phủ Canada và Meta thể hiện sự thỏa hiệp đáng kể của cả hai bên. Theo thỏa thuận này, Meta sẽ khôi phục nội dung tin tức trên nền tảng của mình không muộn hơn ngày 21/10/2025, trong khi Chính phủ Canada cam kết sửa đổi dự luật C-18 và đánh giá lại cách tiếp cận của họ đối với việc quản lý mạng xã hội.

Điều khoản chính của thỏa thuận bao gồm việc thiết lập một khung đối thoại liên tục giữa Meta và các cơ quan quản lý Canada nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật và quản lý nội dung trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Trong một động thái khác, các nhà giáo dục tại bang Ontario (Canada) vừa đồng loạt đệ đơn kiện các công ty công nghệ lớn (Big Tech), với cáo buộc những nền tảng truyền thông xã hội đang gây tổn hại sức khỏe tinh thần, làm ảnh hưởng việc học tập của trẻ em và kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Theo The Canadian Press, đại diện bốn hội đồng giáo dục lớn nhất ở bang Ontario đã đệ trình khiếu nại lên tòa án bang này. Trong đơn kiện, các nhà giáo dục đã cáo buộc Big Tech như Meta sở hữu mạng xã hội Facebook và Instagram, ByteDance sở hữu TikTok và Snap Inc. sở hữu Snapchat đang kinh doanh một cách “cực đoan, liều lĩnh, độc hại và đáng trách”, gây tổn hại cho việc học tập của học sinh và ảnh hưởng tới suy nghĩ của trẻ nhỏ. Theo các nhà giáo dục, sản phẩm của những công ty công nghệ này chính là các mạng xã hội, đã được thiết kế cẩu thả, chỉ chạy theo lợi nhuận kinh doanh thay vì tập trung vào sức khỏe tinh thần của học sinh.

Theo đó, mạng xã hội đã được chứng minh là gây nghiện, khiến các giáo viên phải dành thêm nhiều thời gian ở trên lớp để giúp học sinh tập trung vào bài học. Sự xuất hiện của mạng xã hội trong môi trường học đường cũng đang gây căng thẳng cho cả giáo viên, nhà quản lý lẫn học sinh. “Các cơ sở giáo dục, vốn chỉ có nguồn lực hạn chế, nay lại phải đứng trước yêu cầu có thêm nhân sự và chương trình tham vấn sức khỏe tinh thần; phải bố trí thêm nhân sự để giải quyết các hành vi hung hăng hay các vụ bắt nạt qua mạng; dịch vụ công nghệ thông tin và chi phí an ninh mạng cũng tăng”, đơn cáo buộc cho hay. Các hội đồng giáo dục đang yêu cầu khoản tiền bồi thường tổng cộng khoảng 4,5 tỷ CAD (hơn 3,3 tỷ USD) và yêu cầu những Big Tech trên phải thiết kế lại sản phẩm để bảo đảm an toàn cho học sinh.

Phương Anh (t/h)

TAGS:

Tin bài khác
Giá cá tra xuất khẩu tăng cao ngay từ đầu năm mới

Giá cá tra xuất khẩu tăng cao ngay từ đầu năm mới

Nguyên nhân chính khiến giá cá tra xuất khẩu cỡ lớn tăng mạnh do nguồn cung hạn chế. Tính đến cuối tháng 12/2024, cá có kích thước lớn hơn chỉ chiếm khoảng 5%.
Những "điểm đến" đầy hứa hẹn cho thủy sản Việt Nam 2025

Những "điểm đến" đầy hứa hẹn cho thủy sản Việt Nam 2025

Để chinh phục mục tiêu xuất khẩu đạt 11 tỷ USD trong năm 2025, VASEP nhấn mạnh rằng ngành thủy sản Việt Nam cần tạo động lực cho nông ngư dân yên tâm sản xuất.
VASEP: Các thị trường lớn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2025

VASEP: Các thị trường lớn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần có những bước đi chiến lược nhằm khơi thông thị trường, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Giá nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có thể tăng ở tất cả các thị trường chính

Giá nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có thể tăng ở tất cả các thị trường chính

Biến đổi khí hậu là yếu tố tác động lớn đến nuôi trồng nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nhu cầu tiêu thụ cao khiến giá cả dự kiến tiếp tục tăng trên các thị trường lớn.
Tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng, mít xuất khẩu của Việt Nam

Tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng, mít xuất khẩu của Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị siết chặt kiểm tra để tăng cường quản lý chất lượng trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam, bảo đảm việc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, tránh nguy cơ bị áp các biện pháp kiểm soát từ nước nhập khẩu.
Doanh nghiệp thủy sản cần chủ động kế hoạch khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Doanh nghiệp thủy sản cần chủ động kế hoạch khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ, các doanh nghiệp thủy sản cần nâng cao năng lực ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại.
Ấn Độ khởi xướng điều tra sợi nylon filament yarn xuất xứ Việt Nam

Ấn Độ khởi xướng điều tra sợi nylon filament yarn xuất xứ Việt Nam

Vụ việc được khởi xướng dựa trên đơn kiện của ba công ty Ấn Độ gồm Century Enka Private Limited, Gujarat Polyfilms Private Limited, và Oriilon India Private Limited.
5 nhóm sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ có nguy cơ bị điều tra

5 nhóm sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ có nguy cơ bị điều tra

Các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nghiêm túc việc truy xuất nguồn gốc, đồng thời tuân thủ các yêu cầu về quy trình sản xuất để bảo vệ vị thế xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Embraer, tập đoàn hàng không vũ trụ toàn cầu có trụ sở chính tại Brazil, trưng bày danh mục máy bay và các giải pháp quốc phòng, bao gồm máy bay vận tải quân sự đa nhiệm C-390 Millennium và máy bay tấn công hạng nhẹ kiêm trinh sát, huấn luyện nâng cao A-29 Super Tucano tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2024.
Giá vàng thế giới: Vàng duy trì ổn định trước Giáng sinh và triển vọng giá vàng năm 2025

Giá vàng thế giới: Vàng duy trì ổn định trước Giáng sinh và triển vọng giá vàng năm 2025

Giá vàng thế giới ổn định trước mùa lễ hội ở phương Tây, dự báo năm 2025 tiềm ẩn nhiều biến động khi đối mặt bất ổn kinh tế, địa chính trị và chính sách tiền tệ từ Fed.
Mexico áp thuế 36,23% với dây thép hàn nhập khẩu từ Việt Nam

Mexico áp thuế 36,23% với dây thép hàn nhập khẩu từ Việt Nam

Động thái này diễn ra sau khi Mexico áp thuế đối với thép từ Trung Quốc và kiểm soát hàng hóa giá rẻ nhập khẩu, đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ các ngành sản xuất nội địa.
Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng chính sách hỗ trợ kinh tế tại Mỹ

Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng chính sách hỗ trợ kinh tế tại Mỹ

Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng chính sách hỗ trợ từ Mỹ, sau tín hiệu lạm phát hạ nhiệt. Các hợp đồng tương lai dầu Brent và WTI đều tăng 0,5%, khi thị trường lạc quan hơn về triển vọng kinh tế.
Các thương hiệu xa xỉ đang tập trung vào dòng sản phẩm giá thấp

Các thương hiệu xa xỉ đang tập trung vào dòng sản phẩm giá thấp

Đối mặt với thách thức nhu cầu suy giảm, các thương hiệu xa xỉ đang chuyển hướng sang sản phẩm giá hợp lý nhằm thu hút khách hàng trung lưu, dù có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận và định vị thương hiệu.
EU tạm tăng gấp đôi tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam tại biên giới

EU tạm tăng gấp đôi tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam tại biên giới

Theo thông báo mới nhất tại EU, khu vực sẽ tăng tần suất kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với sầu riêng Việt Nam từ 10% lên 20% tại biên giới.
EU khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại hợp kim mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại hợp kim mangan và silicon

Việc EU khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại hợp kim mangan và silicon là động thái quan trọng khi lượng nhập khẩu các sản phẩm này vào thị trường EU gia tăng.