Chiến lược “sống chung với Covid-19” liệu có khả thi ở Hàn Quốc?
- 27
- Cơ hội giao thương
- 10:56 20/08/2021
DNHN - Làn sóng Covid-19 lần thứ tư đang càn quét khu vực châu Á ngày càng gay gắt và kéo dài hơn. Các biện pháp ngăn cách xã hội mạnh nhất đã và đang được áp dụng trong vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng dường như không thể ngăn chặn sự lây lan của vi-rút.

Tại Hàn Quốc, các hạn chế bao gồm giới hạn về số lượng người tụ tập, họp hành, hoạt động sau 10 giờ tối, đặt lệnh giới nghiêm đối với các hàng ăn và quán cà phê đã hạn chế đáng kể quyền tự do của người dân đồng thời gây thiệt hại nặng nề về tài chính cho lao động tự do.
Trong bối cảnh đó, các cuộc thảo luận đưa ra quan điểm rằng chính phủ nên định hình lại chính sách kiểm soát dịch bệnh cho phép công chúng tự do hơn, chuẩn bị cho khả năng đất nước đơn giản là sống chung với dịch bệnh trong tương lai.
Một số quốc gia đã áp dụng chiến lược “sống chung với Covid-19”. Vương quốc Anh gần đây đã dỡ bỏ yêu cầu pháp lý về việc đeo khẩu trang, nới lỏng các quy tắc về tụ tập riêng tư và các biện pháp tự cô lập, trong khi Singapore chuẩn bị thực hiện chuyển đổi sang bối cảnh Covid-19 mới, theo đó các hạn chế được nới lỏng đáng kể. Các chuyên gia y tế địa phương bày tỏ quan điểm trái chiều liệu có thể áp dụng chiến lược trên ở Hàn Quốc hay không.
Một số ý kiến cho rằng chính phủ nên bắt đầu chuẩn bị cho trạng thái “bình thường mới” coi vi-rút Corona là đối tượng đặc hữu trong khi những chuyên gia khác cảnh báo không nên thực hiện nới lỏng với lý do tỷ lệ tiêm chủng hiện tại của đất nước đang ở mức thấp.
Kim Yoon, giáo sư về chính sách y tế và quản lý tại Đại học Quốc gia Seoul, nhấn mạnh rằng Hàn Quốc nên cải cách các chính sách phân chia xã hội từ trên xuống dưới hiện tại thành những chính sách bền vững hơn, xem xét việc giảm tỷ lệ tử vong. Ông Kim cho biết: “Tỷ lệ tử vong trung bình của bệnh nhân Covid-19 trước đây là 0,98% nhưng theo đợt triển khai vaccine, con số này đã giảm xuống 0,18% vào tháng trước, tương tự như của bệnh cúm theo mùa. Chúng ta có thể tìm kiếm các cách khả thi để kiểm soát Corona tương tự như bệnh cúm”. Ông cũng chỉ ra các biện pháp ngăn cách xã hội nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu số ca lây nhiễm hàng ngày đã và đang tạo ra gánh nặng quá mức cho kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ và các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người già và người khuyết tật. Giáo sư nhận định: “Chính phủ nên dừng việc đếm số ca nhiễm mới hàng ngày, vì con số này không phải là ngưỡng để xác định mức độ của các biện pháp giãn cách xã hội. Thay vào đó, các nguồn lực nên được tập trung cho tăng cường năng lực y tế đất nước để điều trị bệnh”.
Mặt khác, một số chuyên gia y tế cho rằng những cuộc thảo luận như vậy là quá sớm ở Hàn Quốc, nơi tỷ lệ người dân được tiêm chủng đầy đủ là tương đối thấp so với các nước khác. Họ cũng tin rằng việc coi Covid-19 tương tự như các bệnh nhẹ hơn hoặc có thể phòng ngừa được bằng vaccine khác, như bệnh cúm mùa là rất rủi ro.
Chon Eun-mi, giáo sư y học hô hấp tại Bệnh viện Mokdong thuộc Đại học Ewha Womans cho hay: “Mức độ hiện tại của các biện pháp tạo khoảng cách xã hội nên được duy trì ít nhất là cho đến cuối năm nay, vì thực tế là phương pháp điều trị dứt điểm Covid-19 chưa được phát triển và ở Hàn Quốc khoảng 80% dân số không được tiêm chủng đầy đủ”.
Kim Woo-joo, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Guro Hàn Quốc, đã so sánh tình hình đất nước với tình hình của Singapore. Chuyên gia cho biết: “Tình hình vi rút ở Singapore rất khác so với ở Hàn Quốc. Singapore là một thành phố nhỏ và tỷ lệ tiêm chủng cao hơn 70%. Ngoài ra, để kiểm soát vi-rút Corona như bệnh cúm, cần có sẵn các phương pháp điều trị và thuốc”.
Về phần mình, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết khả năng áp dụng một mô hình “sống chung với lũ” là điều không thể bàn cãi nhưng nhấn mạnh rằng quốc gia này nên tập trung vào kiểm soát lây lan vi-rút hiện nay. Sohn Young-rae, người phát ngôn của Bộ Y tế cho biết trong cuộc họp báo về phản ứng Covid-19 ngày 13 tháng 8: “Mục tiêu trước mắt của chúng tôi là kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ tư, đồng thời tiến hành triển khai vaccine nhanh chóng. Chúng tôi sẽ thảo luận về những thay đổi có thể xảy ra trong chính sách giãn cách xã hội trong dài hạn, thông qua các cuộc thảo luận với các chuyên gia và theo dõi tình hình ở các quốc gia khác”.
TL
Bài liên quan
- Hàn Quốc đứng trước mối lo ngại biến thể Covid-19 mới: Nhiều người trẻ bất chấp tìm bạn đồng hành đi du lịch
- Giao thương trực tuyến (1:1) với các Doanh nghiệp Cung cấp từ thành phố Nonsan, tỉnh Nam Chungcheong, Hàn Quốc
- Cơ hội vàng để kết nối giao thương với “Thành phố Sức khỏe” và Đặc khu kinh tế của Hàn Quốc
#covid

Người trồng mai lo ngay ngáy thất thu vụ Tết
Theo các chủ vườn mai trên địa bàn tỉnh, mặc dù nhiều năm gắn bó với cây mai nhưng chưa năm nào họ rơi vào tình trạng vắng khách như năm nay.

Châu Âu: Hàng nghìn người biểu tình phản đối hộ chiếu vắc xin
Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Helsinki, London, Paris và Stockholm.

Nghiên cứu: Người nhiễm COVID-19 thể nhẹ bị ảnh hưởng trí nhớ và khả năng chú ý
Nhiễm COVID-19 nhẹ vẫn bị ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng chú ý.

Đồng Nai: 8,4 ngàn bệnh nhân F0 không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ điều trị Covid-19 tại nhà
Thông tin từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh ngày cho biết, có hơn 285,6 ngàn trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh, hơn 1,6 ngàn trường hợp tử vong, 387 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, hơn 8,4 ngàn bệnh nhân không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà.

Tăng tốc tiêm vắc xin, chấn chỉnh phòng chống dịch
Thủ tướng yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine, chấn chỉnh việc áp dụng pháp phòng chống dịch không phù hợp.

Đông Nam Á chạy đua tiêm tăng cường trước khi làn sóng Covid-19 mới tấn công
Biến thể Omicron đe dọa lặp lại kỷ lục lây nhiễm mùa hè năm ngoái.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Hiệp hội Đài Việt kết nối cho Đồng Tháp hợp tác trong lĩnh vực y khoa
Chiều ngày 26/5, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu có buổi làm việc (trực tuyến) với Hiệp hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài-Việt để kết nối hợp tác trong lĩnh vực y khoa. Về phía Hiệp hội có bà Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội.
An Giang: Khơi dậy tiềm năng, hợp tác phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 25/5/2022 về tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2022. Thời gian tổ chức dự kiến vào ngày 02/11/2022, tại Hội trường tỉnh An Giang.
Vĩnh Phúc thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư từ Thái Lan
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 4/2022, tỉnh thu hút được 435 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 7,2 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan có 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, đứng thứ 4 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh, chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.