Chủ nhật 11/05/2025 16:59
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Châu Á chiếm lĩnh thị trường sản xuất chip và tham vọng của Hoa Kỳ

12/04/2021 14:37
Nhắc đến sản xuất chip, có hai công ty được đánh giá mạnh mẽ trên thị trường này là TSMC của Đài Loan và Samsung Electronics của Hàn Quốc chiếm tổng hơn 70% thị trường sản xuất chất bán dẫn. Hoa Kỳ từng được biết đến là quốc gia dẫn đầu một thời hiện

Các nhà sản xuất chất bán dẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi mặt từ xe cộ đến điện thoại di động sử dụng hàng ngày và hiện nay họ đang bị đẩy vào tâm điểm cuộc chiến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngân hàng Hoa Kỳ đã ra một thông báo vào thứ Tư rằng: “Một đặc điểm trong chính sách của Mỹ là nhấn mạnh tác động đối với Trung Quốc. Điều này đã trở thành một sứ mệnh quốc gia nhằm tăng cường nguồn lực trong sản xuất chất bán dẫn, được tăng tốc bởi tình trạng thiếu hụt chip hiện nay và “cuộc chiến công nghệ” chống lại Trung Quốc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Làm thế nào để châu Á thống trị sản xuất chất bán dẫn

Chìa khóa để hiểu về tính địa chính trị của chất bán dẫn nằm ở việc nắm bắt chặt chẽ nguồn cung ứng và mô hình kinh doanh. Các công ty như Intel với tư cách là nhà sản xuất thiết bị tích hợp đã thiết kế và sản xuất con chip do chính công ty thực hiện hoặc cũng có những công ty chỉ thiết kế chip nhưng thuê “xưởng đúc” sản xuất bên ngoài. Hai “xưởng đúc” lớn nhất là TSMC tại Đài Loan và Samsung Electronics của Hàn Quốc.

Trong vòng 15 năm của ngành chất bán dẫn, các công ty có xu hướng chuyển đổi mô hình như trên. TSMC và Samsung có lợi thế kể từ khi bắt đầu đầu tư mạnh mẽ trong dẫn đầu sản xuất công nghệ. Nếu một công ty như Apple muốn có con chip mới nhất để sản xuất iphone đều phải thông qua nguồn cung là TSMC. Theo, dữ liệu từ Trendforce, TSMC chiếm 55% thị phần thị trường “xưởng đúc” và Samsung là 18%. Đài Loan và Hàn Quốc hiện chiếm tổng cộng 81% trên thị trường toàn cầu, đánh dấu sự thống trí và phụ thuộc của hai đất nước vào TSMC và Samsung.

Hồi tháng 12, ngân hàng Hoa Kỳ cũng cho biết: “Trong năm 2001, có 30 công ty sản xuất hàng đầu tuy nhiên do giá cả chất bán dẫn cũng như tình trạng khan hiếm ngày càng leo thang, con số này đã giảm đáng kể chỉ còn 3 cái tên là TSMC, Intel và Samsung”. Nhưng quy trình sản xuất của Intel vẫn được đánh giá xếp sau hai ông lớn còn lại. Trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ, truyền thông và viễn thông tại Mirabaud Securities chia sẻ: “Đài Loan và Hàn Quốc đã trở thành các nhà lãnh đạo chế tạo đĩa bán dẫn đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khổng lồ và một phần của thành công trong suốt 20 năm qua là nhờ sự ủng hộ của chính sách chính phủ và tiếp cận nguồn lực lao động có kỹ năng”.

Chuỗi cung ứng phức tạp

Trong khi TSMC và Samsung chiếm ngôi vương sản xuất chất bán dẫn, hai công ty vẫn chịu sự chi phối sâu sắc đối với thiết bị và máy móc từ các quốc gia như Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản. Những đơn vị cung cấp công cụ cho “xưởng đúc” được gọi là nhà cung cấp thiết bị bán dẫn vốn hay gọi tắt là “semicap”. Năm semicap hàng đầu đã đóng góp gần 70% thị trường và ba trong số năm cái tên là những công ty đến từ Hoa Kỳ, một doanh nghiệp châu Âu và còn lại là Nhật Bản. Công ty ASML có trụ sở tại Netherland là công ty duy nhất trên thế giới có khả năng về kỹ thuật in thạch bản cực tím (EUV) vốn được yêu cầu nhằm tạo ra những con chip tiên tiến nhất.

Mỹ đang có kế hoạch gì?

Hoa Kỳ không hoàn toàn thụt lùi trong ngành công nghiệp bán dẫn. Một vài công ty của quốc gia này đã hòa nhập trong thị trường chuỗi cung cứng nhưng một lĩnh vực cần được chú ý hơn là sản xuất. Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Joe Biden, Mỹ đang tìm kiếm kế hoạch giành lại vị trí dẫn đầu trong cuộc đua sản xuất và đảm bảo chuỗi cung ứng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Trong tháng hai vừa qua, Biden đã ký một sắc lệnh bao gồm một đánh giá chuỗi cung ứng chất bán dẫn để xác định rủi ro. Một phần trong gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ đô la, cụ thể là 50 tỷ đô la được sử dụng cho chương trình nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn. Một dự luật được gọi là Đạo luật CHIPS cho Mỹ cũng đang thực hiện quá trình lập pháp và nhằm cung cấp các động lực cho phép nghiên cứu và phát triển tiên tiến và đảm bảo chuỗi cung ứng. Trong khi đó, công ty Hoa Kỳ là Intel đã thông báo kế hoạch chi 20 tỷ đô la xây dựng hai nhà máy chip mới và cho biết cơ sở mới sẽ hoạt động như một “xưởng đúc”, cạnh tranh với TSMC và Samsung.

Chuỗi cung ứng được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu và là một đòn đánh đối với ngành công nghiệp ô tô. Đại dịch vi rút Corona đã thúc đẩy nhu cầu thiết bị công nghệ cá nhân như laptop, máy chơi game mà các ngành công nghiệp cũng như tự động hóa đã giảm sản lượng sản xuất. Tuy nhiên thời gian gần đây sản lượng phục hồi cộng với nhu cầu tăng cao đối với chip trong các lĩnh vực khác nhau đã gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Bên cạnh đó, việc tập trung sản xuất vào tay TSMC và Samsung đã khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Theo đơn vị Mirabaud Securities, thiếu nguồn cung thiết bị bán dẫn “đã khiến chính quyền Mỹ nhận ra rằng họ không thể kiểm soát được vận mệnh của mình” cùng với đó là những yếu tố địa chính trị đã hình thành nên chính sách nước này. Paul Triolo, người đứng đầu thực hành công nghệ địa lý tại Eurasia Group cho biết: “Chính quyền Biden muốn tiếp tục khuyến khích cả những nhà sản xuất bán dẫn trong và ngoài nước Mỹ dài hạn nhằm mở rộng khả năng cũng như giảm bớt sự phụ thuộc trong sản xuất tại những khu vực địa chính trị nhạy cảm như Đài Loan và tạo ra việc làm kỹ thuật lương cao cho quốc gia”.

Một phần chính sách của Hoa Kỳ trong không gian chất bán dẫn bao gồm hình thành các liên minh. Đầu tháng này, trang Nikkei đã báo cáo rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ hợp tác trong khuôn khổi chuỗi cung ứng đối với các thành tố quan trọng như linh kiện bán dẫn. Hai bên hướng tới mục đích xây dựng một hệ thống nới sản xuất không còn tập trung tại các khu vực đặc thù như Đài Loam. Abishur Prakash, một chuyên gia địa chính trị tại Trung tâm Đổi Mới Tương lai ở Toronto cho hay: “Mỹ đang cố gắng loại bỏ Trung Quốc. Nước này muốn tái thiết kế cách ngành công nghiệp chíp hoạt động và mặc dù Washington rất nỗ lực nhưng vấn đề nằm ở xây dựng những ngành mũi nhọn, từ trí tuệ nhân tạo đến chíp vốn tách rời địa chính trị. Và bởi một vài quốc gia có chung nỗi lo Trung Quốc với Hoa Kỳ đã giúp nước này phần nào lợi thế ban đầu”.

Trung Quốc đẩy mạnh tự cung

Trong một vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh ngành công nghiệp chất bán dẫn của đất nước thông qua khối lượng đầu tư khủng và những sáng kiến về thuế. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể hoàn toàn vượt lên dẫn đầu và hiện quay lại thực hiện tham vọng với chuỗi cung ứng. SMIC là “xưởng đúc” lớn nhất của nước này, là đối thủ cạnh tranh với TSMC và Samsung nhưng công nghệ của SMIC vẫn lạc hậu một vài năm so với các đối thủ. Và kể cả khi công ty muốn nâng cao khả năng cũng rất khó để thực hiện do các lệnh cấm vận của Mỹ. Washington đã liệt kê SMIC vào danh sách đen các thực thể năm ngoái hạn chế các công ty Hoa Kỳ xuất khẩu công nghệ cho SMIC. Theo Ngân Hàng Hoa Kỳ, hơn 80% thiết bị của SMIC có nguồn gốc từ Mỹ. Phía cơ quan này cũng nói thêm: “Nếu Trung Quốc muốn đi đầu trong sản xuất chíp thì điều này hoàn toàn không khả thi khi thiếu thiết bị từ Mỹ hay các đồng minh. Chúng tôi hoài nghi về tiến bộ trong tiến trình của Trung Quốc do các hạn chế của Hoa Kỳ vì nước này đã tụt hậu về mặt vật chất đối với IP (sở hữu trí tuệ) và quyền truy cập bị hạn chế”.

TL

Tin bài khác
Đoàn công tác Lào thăm và làm việc với các doanh nghiệp Thanh Hóa

Đoàn công tác Lào thăm và làm việc với các doanh nghiệp Thanh Hóa

Trong thời gian vừa qua, hai Đảng, Nhà nước Việt Nam – Lào, hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn đã có nhiều hoạt động nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị đặc biệt trên tất cả các lĩnh vực. Sự kiện đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước tỉnh Hủa Phăn tới thăm và làm việc với các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa góp phần quan trọng phát triển mối quan hệ hai nước láng giềng.
Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32

Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32

Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025) chính thức khai mạc vào sáng ngày 8/5. Triển lãm góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế, đưa nền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới.
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất & xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8 triệu lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Cơ hội giao thương lớn tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025

Cơ hội giao thương lớn tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 là cơ hội thiết thực để doanh nghiệp trưng bày sản phẩm, kết nối hợp tác và khai thác thị trường du lịch ngày càng năng động.
Lâm Đồng kêu gọi đầu tư vào văn hóa – du lịch: Cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Lâm Đồng kêu gọi đầu tư vào văn hóa – du lịch: Cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, du lịch – dịch vụ, đồng thời cam kết đồng hành và tháo gỡ mọi vướng mắc để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ (Vietnam AutoExpo 2025) sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/6/2025, dự kiến gần 250 gian hàng của hơn 180 doanh nghiệp trong nước và quốc tế sẽ tham gia.
Tăng cường giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài

Sáng 27/4, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024” theo Quyết định số 1797/QĐ-TTg ngày 12/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
MM Mega Market và Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh bắt tay phát triển nông sản Việt bền vững

MM Mega Market và Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh bắt tay phát triển nông sản Việt bền vững

Ngày 24/4, Chương trình “Tự hào Việt Nam – Cùng nhau phát triển” do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng MM Mega Market Việt Nam tổ chức đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững, minh bạch và có trách nhiệm, thông qua sáng kiến “Tick xanh trách nhiệm”.
Quy tụ 400 doanh nghiệp tại triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu

Quy tụ 400 doanh nghiệp tại triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu

Theo ban tổ chức, triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu năm nay dự kiến sẽ chào đón hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ đến từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản.
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2025

Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2025

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai sẽ đón tiếp các đối tác quốc tế đến từ Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Malaysia, Ấn Độ, Úc, cùng đại sứ quán và các tổ chức xúc tiến du lịch có trụ sở tại Hà Nội.
Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương

Chiều 18/4/2025, tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (CHLB Đức) thành lập trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO ký kết hợp tác chiến lược với Viện phát triển và quản trị doanh nghiệp

VCEO và Viện Phát triển và quản trị doanh nghiệp ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản

Việt Nam - Trung Quốc đã cùng đưa ra tuyên bố chung quan trọng về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông sản, thể hiện qua việc ký kết nhiều nghị định thư và biên bản ghi nhớ liên quan đến xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp giữa hai quốc gia.
Đạm Phú Mỹ  ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với PTSC

Đạm Phú Mỹ (DPM) và PTSC ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, phát huy sức mạnh nội khối Petrovietnam để nâng cao hiệu quả vận hành, logistics và dịch vụ kỹ thuật trong 3 năm tới.