
Câu chuyện về vị doanh nhân biến thương hiệu áo khoác "con ghẻ quốc dân" trở thành "ngỗng đẻ trứng vàng"
Kể từ khi thay cha và ông nội điều hành doanh nghiệp, Dani Reiss đã thành công trong việc đưa những chiếc áo khoác trước đây từng bị thị trường nội địa từ chối trở thành biểu tượng của sự sang trọng, được nhiều người "săn đón".

Dani Reiss được sinh ra và lớn lên ở Toronto và là người thừa kế thế hệ thứ ba trong gia đình. Dù gia đình của Dani sở hữu một doanh nghiệp riêng, ông nội của anh đã sáng lập Snow Goose - doanh nghiệp chuyên sản xuất áo khoác làm từ lông vũ nhưng Dani chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ tiếp quản cơ ngơi này và trở thành doanh nhân bởi anh luôn ấp ủ trong mình ước mơ trở thành nhà văn.
Trong những kỳ nghỉ hè, Dani thường được gia đình trả công để hỗ trợ các công việc nhỏ trong nhà máy, từ lau sàn, may nhãn trên áo, đóng gói hàng hóa đến việc làm quầy lễ tân và sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho văn bản của công ty.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Toronto vào năm 1997, Dani lên kế hoạch đi du lịch vòng quanh thế giới và viết truyện về những trải nghiệm xuyên suốt hành trình khám phá của anh. Tuy nhiên do thiếu tiền, Dani bất đắc dĩ phải quay trở lại tiếp quản công ty gia đình ở Toronto.
Ban đầu, thương hiệu Snow Goose tập trung chủ yếu vào các nhóm khách hàng nhỏ, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu khắc nghiệt. Mặc dù áo khoác của công ty có chất lượng xuất sắc và khả năng giữ ấm tuyệt vời, nhưng Snow Goose chỉ cung cấp chủ yếu cho một số nhà bán lẻ không tên tuổi và hướng đến tầng lớp lao động và trung niên. Có lẽ do thiết kế hình hộp, đơn giản khiến cho giới trẻ lúc đó không ưa chuộng sản phẩm của công ty.
Trở lại làm việc cho công ty gia đình, nhiệm vụ chính của Dani là tăng lượng tiêu thụ sản phẩm. Anh bắt đầu với việc nhắm đến đến các hãng hàng không, giúp áo khoác lông ngỗng Snow Goose nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng phi công, đặc biệt là những người làm việc tại các sân bay lạnh giá ở Canada.

Vào năm 2000, khi Dani 27 tuổi, anh nảy ra ý tưởng bán sản phẩm cao cấp cho cư dân thành thị, những người sẵn lòng chi trả nhiều hơn để sở hữu áo khoác đắt tiền. Dani đã đặt kế hoạch để định vị áo khoác của công ty như là sản phẩm xa xỉ, được bán với giá khoảng 1.000 USD.
Nhưng hành trình đến với thành công không dễ dàng. Cư dân thành thị ở Canada ban đầu không hứng thú với thương hiệu. Không chấp nhận thất bại, Dani quyết định thử sức ở thị trường quốc tế, mang sản phẩm đến các triển lãm thương mại ở châu Âu và Nhật Bản để thuyết phục một số nhà bán lẻ cao cấp ở Đức, đồng thời thay đổi tên thương hiệu thành Canada Goose.
Chẳng bao lâu, sản phẩm lọt vào "mắt xanh" của một cửa hàng ở trung tâm thành phố Toronto. Họ đặt đơn hàng 300 chiếc áo đầu tiên cho mùa đông. Đến năm 2008, công ty đã vận hành trơn tru hơn, doanh thu khoảng 17 triệu USD, nhưng với Dani, đây mới chỉ là bắt đầu.
- Tỷ lệ lãi suất giữ nguyên sẽ được Ngân hàng Anh duy trì ổn định
- Cần thêm nhiều công nhân 'có tay nghề cao' để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cà Mau quy hoạch tỉnh phải đi trước một bước, tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược
- Góp sức mình làm nên những mùa cà phê chín đỏ
- Người Úc khuyến khích tặng 'câu chuyện thay vì đồ đạc' để thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ
Cùng chuyên mục


Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thành công trên sự thất bại của McDonald's

Mercedes-Benz Hàn Quốc hướng tới một tương lai bền vững

Posco tự mình nỗ lực thực hiện hành trình trung hòa carbon vào năm 2050

Danh tính hãng xe Trung Quốc hợp tác với Geleximco xây nhà máy gần 20.000 tỷ đồng

Nhà sản xuất chip Nvidia công bố kết quả kinh doanh ấn tượng
-
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Nghị định 80 tác động tích cực ổn định giá xăng những tháng cuối năm
-
Ông Thomas Rooney: Trung tâm dữ liệu của Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới
-
PGS.TS.KTS. Nguyễn Vũ Phương: Thuê mua nhà ở xã hội sẽ an toàn cho người thu nhập thấp
-
Ông Thomas Krause: Áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để hướng tới phát triển đô thị bền vững
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản