Thứ tư 02/07/2025 08:30
Hotline: 024.355.63.010
Thương hiệu

Câu chuyện về "Ngôi vương của kẻ đến sau"

22/02/2021 11:07
Ngoài tiêu thụ hết sản lượng điều thô trong nước để đủ sản lượng điều nhân xuất khẩu, Việt Nam còn phải nhập thêm điều từ Campuchia, châu Phi để dùng vào chế biến sâu, doanh thu của dòng sản phẩm này đã lên tới cả tỷ USD mỗi năm.

Tháng 9/2020, ông Nguyễn Đức Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã gửi đến nhiều người quyển sách có cái tựa đầy cảm xúc: “Thương quá! Điều ơi”.

Ở tuổi 70, cùng các cộng sự thực hiện quyển sách, ông Thanh muốn gửi gắm cho các thế hệ tiếp theo về niềm tự hào và sự tri ân những bậc tiền nhân đã ghi lại lịch sử đầy thăng trầm của ngành điều và cũng chính họ đã cống hiến công sức, trí tuệ, tiền tài, thậm chí cả cuộc đời làm rạng danh hạt điều Việt Nam trên thế giới.

Những câu chuyện mở đầu của ngành điều trong nước

Theo ông Nguyễn Văn Thỏa (Bảy Thỏa), nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, ở tỉnh Phước Long (tỉnh cũ), năm 1956 – 1957, cây điều đã được trồng xen với cây mít, nhưng lúc điều kết trái thì dân chỉ biết ăn chơi.

Sau năm 1975, chính quyền có chính sách vận động định canh định cư, người dân trồng xen canh điều với khoai mì, bắp. Kỹ thuật chăm sóc chẳng có gì đặc biệt, phân bón không có, giống cũng không được tuyển chọn nhưng nhờ đất đai màu mỡ nên việc trồng điều vẫn diễn ra tốt đẹp. Năm 1977 – 1978, có một số doanh nghiệp mua điều.

Ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Phó chủ tịch, Tổng thư ký Vinacas (người có công rất lớn trong việc khai phá, hình thành công nghệ chế biến điều Việt Nam), kể lại: Gợi mở ban đầu về con đường chinh phục thị trường thế giới cho hạt điều Việt Nam chính là ông Phạm Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay gọi là Thủ tướng Chính phủ), người mà ông Lãng may mắn được mời đến gặp vào đầu năm 1983. Cùng dự buổi gặp hôm đó có ông Mười Phi (Giám đốc Sở Ngoại thương TP.HCM) và thư ký của ông Phạm Hùng.

Ông Phạm Hùng lấy thứ gì đó hình như rất quý ở trong sắc cốt của ông ra, rồi bảo: “Đây là hạt điều, ở xứ ta nhiều lắm, giờ dân chỉ biết nướng ăn, trái thì nấu canh chua…, không biết dùng vào việc gì. Nhưng ở bên Tây, người ta bán mắc lắm, mấy đứa mà chế biến xuất khẩu được thì quý lắm. Đất nước ta đang rất cần ngoại tệ mạnh, dân lại bán được hạt điều giá cao, đỡ lắm. Bác gửi mấy đứa túi mẫu này rồi nghiên cứu chế biến thử, khi nào thành công báo cáo bác sẽ có thưởng”.

Bên cạnh xuất khẩu nhân điều, các doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu các sản phẩm hạt điều chế biến.

Ông Lãng không ngờ một trí thức người chế độ cũ như ông lại được tin tưởng trọng dụng, giao cho trọng trách lớn như thế. Ông nhận nhiệm vụ.

Ông Phạm Hùng nói với người thư ký: “Từ nay nhóm của cậu Lãng có cần gì thì phải thu xếp cố gắng giúp đỡ để đất nước sớm xuất khẩu được hạt điều”.

Sau này ông Lãng mới biết rằng, trong chuyến công tác nước ngoài trước đó, ông Phạm Hùng có gặp ông Phương, một Việt kiều, đã có hệ thống bán lẻ khá lớn ở thủ đô Paris nước Pháp.

Thấy ông Phương có bán hạt điều nhập từ Ấn Độ, vì Việt Nam chưa làm được hạt điều xuất khẩu, ông Phạm Hùng lặng đi và nói: “Bác về nước, sẽ vào TP.HCM bàn với lãnh đạo thành phố phải tìm cách chế biến xuất khẩu hạt điều, vì xứ mình hạt điều nhiều lắm, bán rẻ như cho, dân trồng điều khổ lắm”. Rồi ông Phạm Hùng đề nghị ông Phương giúp.

Sau này Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp giới thiệu ông Phương với ông Lãng. Ông Phương đã cùng với ông Lãng đến thư viện lục tìm tài liệu hạt điều mang về, nhờ ông Lãng là người biết cả tiếng Anh và tiếng Pháp nên việc đọc dịch không khó khăn lắm.

Có tài liệu nghiên cứu, nhưng hợp tác với ai, tiền bạc lấy ở đâu để thực hiện? Ông Lãng đã tìm đến số trí thức được đào tạo từ nước ngoài và trong nước, đó là kỹ sư cơ khí - tiến sĩ kinh tế Trần Ngọc Mến, kỹ sư cơ khí Nguyễn Minh Sơn, kỹ sư sinh hóa Lê Công Thành.

Lúc bấy giờ việc viết một đề án nhận tiền của nhà nước để nghiên cứu là rất khó, vả lại ông Lãng cũng không quen công việc ấy, cho nên ông đã bán căn nhà của mình ở số 89B Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM được 200 cây vàng để có tiền mua vật tư nghiên cứu chế tạo, sản xuất thử.

Công việc diễn ra trong suốt hơn một năm với rất nhiều khó khăn, nhiều lúc muốn bỏ cuộc, nhưng nhóm kỹ sư cố gắng mày mò nghiên cứu không kể ngày đêm. Họ hiểu rằng hạt điều có phần nhân là có giá trị kinh tế cao nhất và cần phải có phương pháp lấy nhân ra khỏi vỏ sao cho tỷ lệ vỡ thấp nhất, nhân lại không dính dầu vỏ, phải giữ nguyên được mùi vị, màu sắc đặc trưng của hạt điều.

Nhưng làm thế nào để cắt tách hạt, lấy nhân ra khỏi vỏ, xuất khẩu theo tiêu chuẩn nào? Ông Lãng tiếp tục hợp tác với các kỹ sư để chế tạo những máy cắt thủ công, nồi chao dầu điều, phòng sấy nhân, những con dao, bàn bóc vỏ lụa…

Cho đến năm 1985, gần 5 tấn hạt điều nhân xuất khẩu đầu tiên của nhóm ông Lãng đã được thông quan tại cảng Sài Gòn, đích đến là thủ đô Paris nước Pháp. Người đặt hàng lô này là ông Phương.

Đến năm 1988 công nghệ chế biến điều xuất khẩu của ông Lãng đã thực sự hoàn chỉnh, những lô hàng liên tục được xuất khẩu qua Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật, Mỹ…

Sau đó nhóm của ông Lãng đã chuyển giao công nghệ chế biến điều xuất khẩu cho các địa phương; và rồi các nhà máy chế biến điều đã phát triển rất mạnh ở Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Phú Yên…

Ông Bảy Thỏa cho biết, lúc đầu người nông dân chỉ quan tâm đến điều hạt to, trái nhiều, chứ đâu biết tỷ lệ nhân thu hồi ra sao. Sau này nhờ các nhà máy chế biến mà bà con trồng điều ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng hiểu phải tuyển chọn lại giống tốt. Đến nay, trong các giống điều ở Việt Nam, có những cây tỷ lệ nhân thu hồi lên đến 36 - 37%.

Ngôi vương của kẻ đến sau

Vào cuối năm 1990 ở Việt Nam đã có một nhà máy có công suất chế biến 150 tấn hạt/ngày là Công ty Vật tư tỉnh Phú Yên, tiền đề đi lên sản xuất lớn cho các doanh nghiệp làm ăn lớn khác sau này.

Công nhân kiểm tra hạt điều bóc vỏ tại nhà máy chế biến ở Việt Nam (Ảnh: SGGP).
Công nhân kiểm tra hạt điều bóc vỏ tại nhà máy chế biến ở Việt Nam (Ảnh: SGGP).

Nói đến công nghệ chế biến điều ở Việt Nam giúp cho việc xuất khẩu hạt điều có uy tín còn có ông Phạm Đình Thanh là người có tầm nhìn xa trông rộng, luôn thấy trước mối nguy cho ngành điều, luôn trăn trở với công nghệ chế biến điều khi mà ngành điều đã có nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến. Ông cho rằng nhập nguyên liệu từ châu Phi quá nhiều mà không kiểm soát được chất lượng thì chất lượng hạt điều nhân Việt Nam sẽ đi xuống.

Chính những khuyến cáo đó sau này đã thức tỉnh các doanh nghiệp Việt Nam kiểm tra chất lượng nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tốt lên khi điều trong nước không đủ cho nhu cầu chế biến nhân điều xuất khẩu.

Ông Thanh còn là người khởi xướng công nghệ xử lý hạt bằng phương pháp hấp có thể khống chế được tỷ lệ nhân điều bể và đưa độ ẩm của nhân xuống dưới 5%. Điều quan trọng hơn là công nghệ hấp rất thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất lại thấp. Đến nay, có đến 90% nhà máy chế biến điều ở Việt Nam đang áp dụng công nghệ hấp rất hiệu quả.

Có thể thấy với biết bao tâm lực của cả một cộng đồng ngành điều từ nông dân, các chuyên gia, kỹ sư đến doanh nghiệp cùng nhau khẳng định Việt Nam không chỉ trồng nhiều điều, mà còn làm chủ được công nghệ chế biến nhân điều, thừa khả năng chế biến hết hạt điều thu hoạch trong nước, lại được sự ủng hộ tinh thần tích cực từ Chính phủ và các bộ ngành, năm 1995, Việt Nam quyết tâm chấm dứt xuất khẩu hạt điều thô.

Chính phủ chính thức có quyết định về việc phụ thu xuất khẩu hạt điều thô là 15%. Trên thị trường không còn sự chèn ép giá của các công ty xuất khẩu điều thô, các nhà máy chế biến không còn cảnh cạnh tranh khó khăn, có nguy cơ không đủ nguyên liệu để sản xuất để giải quyết việc làm cho người lao động và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đánh giá so với cây khác như chè, cao su, cà phê,… có thể thấy cây điều được Nhà nước đầu tư khiêm tốn nhất nhưng có được chuỗi thành tích rất ấn tượng: năng suất điều vào loại cao của thế giới; sử dụng công nghệ chế biến máy móc thiết bị trong nước; kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1999 - 2009 đã tăng trưởng 2 con số.

Ngày 7/5/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 120 về chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam. Theo đó, mục tiêu xuất khẩu đến năm 2015 là 100 ngàn tấn nhân, thì lúc đó nhiều người lại cho rằng “Ăn cơm dưới đất mà nói chuyện trên trời”. Thế mà, trên thực tế năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu trên 200 ngàn tấn nhân và trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều số 1 thế giới.

Các doanh nghiệp tiếp tục cùng một số kỹ sư hoàn thiện công nghệ, thiết bị chế tạo máy tự động tách vỏ hạt điều và máy bóc vỏ lụa nhân điều trong dây chuyền chế biến điều xuất khẩu, tiếp tục tạo nên kỳ tích trong ngành điều, góp phần chuyển hẳn sản xuất theo lối thủ công của một ngành hàng sang sản xuất cơ giới hóa, một phần tự động hóa.

Nhìn lại hơn 30 năm, ông Nguyễn Đức Thanh bồi hồi nhớ lại: vào 10 năm cuối thế kỷ 20, không một ai, kể cả những người lạc quan nhất dám nghĩ rằng chỉ 20 năm sau năng suất lao động trong khâu chế biến của ngành điều đã tăng trên 10 lần và Việt Nam từ một quốc gia chỉ biết xuất khẩu hạt điều thô, thì từ năm 2006 đã thành “cường quốc” chế biến xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới.

Năm 2013, ngành điều cán mốc xuất khẩu 2 tỷ USD; năm 2018 - 2020, kim ngạch vọt lên 3,2 - 3,5 tỷ USD. Ông Thanh đã gọi chuyện này là “Ngôi vương của kẻ đến sau” vì Việt Nam có lịch sử chế biến điều sau Brazil và Ấn Độ khá xa.

Chưa hết, hiện nay việc đẩy mạnh chế biến sâu nhiều sản phẩm càng làm gia tăng giá trị điều Việt Nam. Ngoài tiêu thụ hết sản lượng điều thô trong nước để đủ sản lượng điều nhân xuất khẩu, Việt Nam còn phải nhập thêm điều từ Campuchia, châu Phi để dùng vào chế biến sâu, doanh thu của dòng sản phẩm này đã lên tới cả tỷ USD mỗi năm.

“Với lợi thế về thị trường tiêu thụ, sản xuất và chế biến, Trung Quốc sẽ là đối thủ chính của Việt Nam trong ngành điều. Nhưng sẽ là một thách thức đối với Trung Quốc khi cạnh tranh với Việt Nam, vì nước này đang có lợi thế về công nghệ chế biến hạt điều. Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến hạt điều ”.

Ông Tạ Quang Huyền, TGĐ Công ty TNHH Hoàng Sơn 1

“Tôi tin rằng Việt Nam có tiềm năng về chế biến nhân hạt điều so với các nước. Công ty chúng tôi kỳ vọng sẽ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn khi nhu cầu trên khắp thế giới tăng lên ”.

Ông Vũ Thái Sơn, TGĐ Công ty Cổ phần Long Sơn

Nguyệt Hồng

Tin bài khác
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển Thạc sĩ/Tiến sĩ tại những đại học danh tiếng toàn cầu. Các tân khoa VinUni khóa 2 là thế hệ đặc biệt - trưởng thành và tỏa sáng từ đại dịch Covid-19.
Người dùng VinFast thích “mua đứt” xe kèm pin vì chính sách giá cực tốt

Người dùng VinFast thích “mua đứt” xe kèm pin vì chính sách giá cực tốt

Giá xe kèm pin của VinFast sau hỗ trợ từ chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam – Vì tương lai xanh” lần 3 được đánh giá là “vô tiền khoáng hậu”, cùng dịch vụ hậu mãi vượt trội mang tới cơ hội lớn cho người dùng lên đời ô tô điện.
Giải pháp tài chính tối ưu từ BAC A BANK: Lãi vay chỉ từ 4%/năm

Giải pháp tài chính tối ưu từ BAC A BANK: Lãi vay chỉ từ 4%/năm

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn cá nhân tiếp tục gia tăng, đặc biệt vào thời điểm giữa năm khi nhiều kế hoạch mua sắm, đầu tư và sản xuất kinh doanh bước vào giai đoạn cao điểm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai Chương trình tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi linh hoạt 2025” với mức lãi suất cạnh tranh chỉ từ 4,0%/năm. Chương trình áp dụng cho cả khoản vay ngắn hạn và khoản vay trung - dài hạn, có hiệu lực từ nay đến hết tháng 6/2026 tại hệ thống Chi nhánh/ Phòng giao dịch BAC A BANK trên toàn quốc.
Sức hút của Blanca City - đô thị biển “không ngủ” tại trung tâm Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh

Sức hút của Blanca City - đô thị biển “không ngủ” tại trung tâm Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh

Ôm trọn cung biển bãi Sau – “trái tim sôi động” của Vũng Tàu, Blanca City được kiến tạo như một trung tâm hội tụ mọi nhu cầu về sống – nghỉ dưỡng – trải nghiệm trong hệ sinh thái không bị giới hạn bởi ánh mặt trời.
Vietsovpetro: Hành trình 44 năm - một biểu tượng của hợp tác quốc tế, lòng kiên định và đổi mới không ngừng

Vietsovpetro: Hành trình 44 năm - một biểu tượng của hợp tác quốc tế, lòng kiên định và đổi mới không ngừng

Vừa qua, tại tòa nhà Vietsovpetro (TP. Vũng Tàu), Đoàn Thanh niên Liên doanh Vietsovpetro đã tổ chức chương trình đối thoại giữa Tổng Giám đốc Vietsovpetro Vũ Mai Khanh với đoàn viên, thanh niên toàn liên doanh. Sự kiện thu hút sự tham gia của 150 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và đoàn viên tiêu biểu.
VPBank tài trợ khoản tín dụng 75 triệu USD cho dự án khu công nghiệp Sông Khoai

VPBank tài trợ khoản tín dụng 75 triệu USD cho dự án khu công nghiệp Sông Khoai

VPBank sẽ thực hiện tài trợ tín dụng cho dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Sông Khoai, tỉnh Quảng Ninh (Amata City Hạ Long) với tổng giá trị lên tới 75 triệu USD.
BAC A BANK ưu đãi khách hàng gửi tiền khu vực Miền Nam

BAC A BANK ưu đãi khách hàng gửi tiền khu vực Miền Nam

Với mong muốn đồng hành cùng khách hàng trong nỗ lực tích lũy tài chính bền vững, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình “Chọn BAC A BANK - Gửi tiền ngay, Quà trao tay” dành cho khách hàng mở sổ tiết kiệm tại 8 chi nhánh trọng điểm khu vực miền Nam từ nay đến hết ngày 30/09/2025, với nhiều quà tặng thiết thực như lời tri ân sâu sắc gửi tới những khách hàng đã luôn tin tưởng, gắn bó với Ngân hàng trong suốt thời gian qua.
VinFast VF 8 nhận mưa lời khen từ chuyên gia về khả năng vận hành

VinFast VF 8 nhận mưa lời khen từ chuyên gia về khả năng vận hành

Sở hữu động cơ mạnh 402 mã lực, mô-men xoắn 620 Nm, tăng tốc 0-100 km/h trong chưa đầy 6 giây, VF 8 khiến nhiều chuyên gia đã trải nghiệm nhiều dòng xe phải bất ngờ về khả năng vận hành. Cùng đó, loạt ưu đãi từ VinFast đưa mẫu xe này trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.
Ứng dụng Herbalife VNHUB lần thứ ba liên tiếp được vinh danh “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam”

Ứng dụng Herbalife VNHUB lần thứ ba liên tiếp được vinh danh “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam”

Nền tảng số Herbalife VNHUB – công cụ hỗ trợ đắc lực cho hệ thống kinh doanh và dịch vụ khách hàng của công ty lần thứ ba liên tiếp được trao giải thưởng “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2025” ở hạng mục “Top Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0”.
SeABank tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

SeABank tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

Năm 2025, SeABank tiếp tục được Tạp chí kinh doanh Fortune (Hoa Kỳ) vinh danh trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 - 500 Doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
Xanh SM, V-green và CK Việt Nam hợp tác “điện hóa giao thông” Nghệ An

Xanh SM, V-green và CK Việt Nam hợp tác “điện hóa giao thông” Nghệ An

Ngày 21/06/2025, Xanh SM và V-Green (thuộc hệ sinh thái xanh Vingroup) và Công ty Cổ phần Đầu tư CK Việt Nam công bố hợp tác mở rộng mô hình giao thông thuần điện tại tỉnh Nghệ An, với quy mô ban đầu là 300 xe buýt điện, 1.000 ô tô điện và 1.000 trụ sạc.
Các doanh nghiệp du lịch châu Âu, Trung Đông gọi Đà Nẵng là “thành phố của những bất ngờ”

Các doanh nghiệp du lịch châu Âu, Trung Đông gọi Đà Nẵng là “thành phố của những bất ngờ”

Gần 30 đại diện từ các công ty lữ hành hàng đầu châu Âu và Trung Đông đã quy tụ về Đà Nẵng sau khi đường bay Dubai – Đà Nẵng chính thức được hãng hàng không Emirates khai thác từ đầu tháng 6/2025. Cơ hội đón khách cao cấp từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt từ châu Âu và Trung Đông mở ra cho Đà Nẵng, khi đại diện các doanh nghiệp đều dành nhiều lời khen cho các trải nghiệm tại thành phố sông Hàn.
Sắp xuất hiện siêu dự án quy mô lớn nhất tại trung tâm Đà Nẵng, bên bờ sông Hàn

Sắp xuất hiện siêu dự án quy mô lớn nhất tại trung tâm Đà Nẵng, bên bờ sông Hàn

Thành phố Đà Nẵng đang bứt tốc mạnh mẽ với hàng loạt động lực tăng trưởng mới về hạ tầng, sự xuất hiện của siêu dự án góp phần khẳng định sức hút của “tọa độ vàng bên bờ sông Hàn”.
BIDV lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Lưu ký - Giám sát tốt nhất Việt Nam

BIDV lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Lưu ký - Giám sát tốt nhất Việt Nam

Vừa qua, tại Indonesia, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được vinh danh với giải thưởng “Best Custodian Bank in Vietnam 2025” (Ngân hàng Lưu ký - Giám sát tốt nhất Việt Nam năm 2025).
5 tháng đi VinFast VF 8 được 12.000 km, chủ xe chia sẻ: “Rất nhiều điểm ngang xe Đức tầm giá 4-6 tỷ đồng, có trang bị là của hiếm”

5 tháng đi VinFast VF 8 được 12.000 km, chủ xe chia sẻ: “Rất nhiều điểm ngang xe Đức tầm giá 4-6 tỷ đồng, có trang bị là của hiếm”

Sau 2 đời VinFast VF 8, anh Nguyễn Huy Hoàng (Hải Phòng) khẳng định, mẫu SUV điện của Việt Nam không ngán bất kỳ đối thủ nào trong phân khúc, thậm chí là “ngang cơ” về nhiều mặt với các mẫu xe Đức có giá gấp 3-4 lần.