Thứ ba 01/07/2025 10:34
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Các tập đoàn công nghệ chạy đua để lôi kéo nhân tài AI

Để giữ chân và thu hút nhân sự AI xuất sắc, các công ty công nghệ đã sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ với chế độ đãi ngộ chưa từng có.
Các tập đoàn công nghệ chạy đua để lôi kéo nhân tài AI
Các tập đoàn công nghệ chạy đua để lôi kéo nhân tài AI

Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những tiến bộ vượt bậc về công nghệ mà còn khơi mào một cuộc chiến giành nhân tài AI khốc liệt chưa từng có giữa các tập đoàn lớn. Trong đó, những chuyên gia, nhà khoa học AI hàng đầu - đặc biệt là những người có khả năng xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) tiên tiến - đang trở thành mục tiêu săn đón hàng đầu của các công ty công nghệ trên toàn cầu.

Mức đãi ngộ “khủng” dành cho nhân tài AI từ các công ty Mỹ

Tranh giành nhân tài AI không phải là điều mới mẻ tại Thung lũng Silicon, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của AI đã đẩy cuộc chiến này lên một cấp độ hoàn toàn mới. Theo Fortune, nhóm chuyên gia AI thực sự xuất chúng trên thế giới chỉ vào khoảng chưa đến 1.000 người, nhưng họ lại nắm trong tay năng lực thiết kế, đào tạo và triển khai các mô hình AI mạnh mẽ nhất. Điều này khiến họ trở thành nhân tài quý giá mà bất kỳ công ty công nghệ nào cũng muốn sở hữu.

Không dừng lại ở việc giao cho các bộ phận tuyển dụng, các CEO hàng đầu như CEO Mark Zuckerberg (Meta) hay CEO Sundar Pichai (Google) cũng phải trực tiếp vào cuộc, đích thân thuyết phục nhân tài AI về làm việc cho công ty của mình. Apple cũng đạt được một số thành công đáng kể khi thu hút ít nhất 36 chuyên gia AI từ Google từ năm 2018, trong đó có ông Ian Goodfellow – một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về AI, dù sau đó ông đã quay trở lại Google năm 2022.

Ngoài ra, Google còn được cho là đã chi 2 tỷ USD để tái tuyển dụng ông Noam Shazeer – kỹ sư từng rời công ty năm 2021 để thành lập Character AI – cùng một số thành viên trong nhóm của ông. Anthropic, một startup AI đình đám, cũng được sáng lập bởi những cựu nhân viên của OpenAI, những người rời bỏ công ty vì bất đồng quan điểm về an toàn và thương mại hóa công nghệ.

Để giữ chân và thu hút nhân sự AI xuất sắc, các công ty sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ với chế độ đãi ngộ chưa từng có, một kỹ sư AI có bằng tiến sĩ và 5 năm kinh nghiệm tại các công ty công nghệ lớn như Meta, Amazon, Apple, Netflix hay Alphabet có thể nhận mức lương cơ bản từ 350.000 USD/năm, cao hơn nhiều so với các ngành công nghệ khác. Bên cạnh đó, các nhà khoa học AI hàng đầu khi làm việc tại một startup đang trong giai đoạn gọi vốn có thể được thưởng cổ phiếu trị giá từ 2-4 triệu USD. Không chỉ cạnh tranh về tiền lương, các công ty còn đầu tư vào phúc lợi đặc biệt, từ môi trường làm việc hiện đại, bữa ăn miễn phí đến những đặc quyền dành riêng cho nhân tài AI.

Các tập đoàn công nghệ chạy đua để lôi kéo nhân tài AI
Các BigTech Mỹ dùng mức đãi ngộ khủng để thu hút nhân tài AI

Không chỉ các tập đoàn lớn như Google hay Meta, các startup cũng tìm cách giữ chân nhân tài bằng cách cho phép họ sở hữu cổ phần, tạo cơ hội kiếm lợi nhuận lớn khi công ty phát triển. OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, đã tổ chức nhiều đợt chào bán cổ phiếu nội bộ, cho phép nhân viên nhận về những khoản lợi nhuận khổng lồ từ chính sự phát triển của công ty.

Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến giành nhân tài AI sẽ sớm hạ nhiệt. Các tập đoàn lớn, từ Google, Meta đến Apple và OpenAI, vẫn đang chạy đua không ngừng nghỉ để thu hút những bộ não sáng giá nhất trong ngành. Sự phát triển bùng nổ của AI và nhu cầu về mô hình ngôn ngữ lớn ngày càng mạnh mẽ khiến cuộc đua này sẽ còn khốc liệt hơn trong tương lai.

Ông Rob Biederman, lãnh đạo tại quỹ đầu tư mạo hiểm Asymmetric, nhận định: “Càng làm lâu trong ngành công nghệ, bạn sẽ nhận ra rằng nhân tài chính là yếu tố duy nhất quan trọng. Những công ty hàng đầu luôn tìm cách độc chiếm nhân tài.”

Cuộc đua từ các công ty Trung Quốc

Không chỉ tại các công ty công nghệ Mỹ, tại Trung Quốc, nhu cầu nhân tài AI cũng đang ở mức cao chưa từng có, đặc biệt khi các công ty công nghệ lớn như Xiaomi, Alibaba, Tencent và Baidu liên tục củng cố đội ngũ AI. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngoài lĩnh vực công nghệ, từ tài chính đến y tế, cũng đang đầu tư mạnh vào AI, làm gia tăng áp lực tuyển dụng.

Theo nền tảng tuyển dụng Zhilian Zhaopin, lượng đơn ứng tuyển vị trí kỹ sư AI tại Trung Quốc đã tăng 69,6% trong tuần đầu tiên của đợt tuyển dụng mùa xuân năm 2024. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực vẫn không theo kịp. Báo cáo của Đại học Nhân dân Trung Quốc tháng 8-2024 dự báo, đến năm 2030, quốc gia này sẽ cần khoảng 6 triệu lao động AI nhưng chỉ có thể đáp ứng 1/3, dẫn đến thiếu hụt khoảng 4 triệu nhân sự.

Các tập đoàn công nghệ chạy đua để lôi kéo nhân tài AI
Xiaomi, Alibaba, Tencent và Baidu liên tục củng cố đội ngũ AI.

Để thu hút nhân tài, Trung Quốc đang triển khai hàng loạt chiến lược, trong đó có mức lương cao ngất ngưởng. Ông Jason Yang – CEO công ty săn đầu người Touch HR (Thâm Quyến) cho biết, một tiến sĩ AI mới tốt nghiệp có thể nhận lương từ 800.000 đến 1 triệu nhân dân tệ/năm (110.000 - 140.000 USD). Thậm chí, mức lương dành cho nhân tài hàng đầu có thể lên đến 10 - 20 triệu nhân dân tệ/năm (1,4 - 2,8 triệu USD).

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đẩy mạnh thu hút nhân tài từ nước ngoài, đặc biệt là người gốc Trung đã học tập và làm việc tại Mỹ. Song song với đó, quốc gia này đang đầu tư mạnh vào giáo dục AI trong nước. Hơn 500 trường đại học và cao đẳng đã triển khai chuyên ngành AI kể từ năm 2018, chỉ một năm sau khi Bắc Kinh công bố kế hoạch trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về AI.

Với tốc độ phát triển AI chóng mặt, nhu cầu nhân tài trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thập kỷ tới. Theo dự báo của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PriceWaterhouse Coopers, vào năm 2030, AI sẽ đóng góp thêm 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

Trong thời đại AI phát triển mạnh mẽ như vậy, việc sở hữu nhân tài AI giỏi không chỉ là một lợi thế mà còn là yếu tố quyết định thành công. Những công ty có chiến lược thu hút và đào tạo nhân tài AI tốt nhất sẽ nắm giữ lợi thế trong cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu.

Tin bài khác
AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

Ông Marc Benioff - CEO Salesforce gọi đây là "cuộc cách mạng lao động kỹ thuật số", nơi AI không còn là công cụ, mà trở thành một phần chính thức trong lực lượng lao động.
Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Luật Khoa học và Đổi mới sáng tạo 2025 chính thức được thông qua, trong đó tập trung vào phát triển hạ tầng, khuyến khích mạo hiểm, khoán chi linh hoạt và miễn trừ trách nhiệm khi chấp nhận rủi ro.
Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge gây chú ý với thiết kế siêu mỏng 5,8 mm nhưng giảm giá mạnh sau 1 tháng, làm dấy lên nhiều lo ngại về chiến lược của Samsung.
Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

CEO Microsoft nhận định, việc triển khai AI không khó bằng thay đổi cách con người làm việc, yếu tố then chốt quyết định hiệu quả ứng dụng công nghệ mới.
Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

OpenAI cảnh báo về sự trỗi dậy của Zhipu AI, “kỳ lân trí tuệ nhân tạo” Trung Quốc đang mở rộng ra Đông Nam Á và có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Bắc Kinh.
TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

Luật Thương mại điện tử sửa đổi siết chặt hoạt động bán hàng online, yêu cầu minh bạch thông tin, kiểm soát livestream và xử lý vi phạm của KOL, nền tảng.
Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Lễ hội mua sắm 618 đã giúp Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng nhờ AI và trợ cấp, song vẫn đối mặt thách thức giảm phát, bất động sản trì trệ và việc làm bấp bênh.
Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

TikTok vượt qua nguy cơ bị cấm tại Mỹ, mở rộng thương mại điện tử, định hình hệ sinh thái tiêu dùng, hướng đến trở thành siêu ứng dụng toàn cầu.
Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung có thể công bố mô hình tính phí Galaxy AI tại sự kiện Unpacked tháng 7, khi thời hạn miễn phí dịch vụ này sắp kết thúc vào cuối năm 2025.
Sinh viên trường quốc tế làm loạt game thần tốc chỉ trong 48 giờ

Sinh viên trường quốc tế làm loạt game thần tốc chỉ trong 48 giờ

Các sản phẩm game do sinh viên Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) phát triển trong chuỗi sự kiện thường niên Game Jam và Games Nexus đã thu hút sự chú ý đặc biệt với chất lượng hoàn thiện vượt mong đợi.
Galaxy Z Fold7, Flip7 và G Fold sẽ lộ diện tại Unpacked 2025 vào ngày 9/7

Galaxy Z Fold7, Flip7 và G Fold sẽ lộ diện tại Unpacked 2025 vào ngày 9/7

Samsung sẽ tổ chức Galaxy Unpacked 2025 vào ngày 9/7, ra mắt Z Fold7, Z Flip7, Flip7 FE và Galaxy G Fold cùng hệ sinh thái Galaxy AI thế hệ mới.
Sau TikTok và DeepSeek, WhatsApp bị cấm khỏi thiết bị chính phủ Mỹ

Sau TikTok và DeepSeek, WhatsApp bị cấm khỏi thiết bị chính phủ Mỹ

Hạ viện Mỹ vừa ban hành lệnh cấm WhatsApp vì lo ngại bảo mật, tiếp nối TikTok và DeepSeek. Trong khi Meta phản đối, giới chức Mỹ khuyến nghị dùng ứng dụng thay thế.
iPhone 17 Pro sẽ có thêm một số nâng cấp đặc biệt

iPhone 17 Pro sẽ có thêm một số nâng cấp đặc biệt

iPhone 17 Pro và Pro Max hứa hẹn nâng cấp lớn với tản nhiệt buồng hơi, RAM 12GB, camera 24MP và thiết kế nhẹ hơn, dự kiến ra mắt mùa thu 2025.
Mỹ có thể thu hồi đặc quyền chip với Samsung, SK Hynix, TSMC tại Trung Quốc

Mỹ có thể thu hồi đặc quyền chip với Samsung, SK Hynix, TSMC tại Trung Quốc

Mỹ cân nhắc siết công nghệ chip với Samsung, SK Hynix và TSMC tại Trung Quốc, gây lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng và giá chip toàn cầu tăng cao.
Tesla âm thầm thử nghiệm taxi tự lái ở Texas, giá chỉ 4,2 USD mỗi chuyến

Tesla âm thầm thử nghiệm taxi tự lái ở Texas, giá chỉ 4,2 USD mỗi chuyến

Tesla bắt đầu thử nghiệm taxi tự lái tại Texas với giá 4,2 USD/chuyến, đồng thời công bố dự án nhà máy pin Megapack lớn nhất Trung Quốc.